Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Developmental Origins of Health & Disease cho thấy những trẻ chào đời bị nhẹ cân dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau.
Một trẻ sinh non nhẹ cân – Ảnh minh họa: Nguyên Mi
Đ.ánh giá dữ liệu của 20.000 học sinh lớp 5, các nhà khoa học thuộc Đại học Tây Virginia (Mỹ) nhận thấy những trẻ có cân nặng thấp lúc chào đời, khi lên lớp 5 có thể biểu hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch.
“Cân nặng thấp khi sinh có liên quan đến mức cholesterol “xấu” cao hơn và mức cholesterol “tốt” thấp hơn”, trưởng nhóm nghiên cứu Amna Umer cho hay. Ngoài ra, trẻ có cân nặng ở mức thấp khi chào đời có hàm lượng chất béo triglyceride cao hơn. Những yếu tố trên làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, xơ vữa động mạch và các rối loạn khác.
“Cân nặng thấp lúc chào đời không chỉ xảy ra tự phát. Đó là dấu hiệu của sự phát triển chậm ngay trong bụng mẹ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có cơ hội can thiệp trong thai kỳ để giảm các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi”, chuyên gia Christa Lilly thuộc Đại học Tây Virginia nhận định.
Theo thanhnien
T.rẻ e.m bị suy dinh dưỡng có thể thấp hơn từ 5-10cm khi trưởng thành
Từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng ở Việt Nam đang tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) và 6,2% (2018).
T.rẻ e.m trong giờ ra chơi. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo t.uổi) ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi vẫn còn ở mức cao, khoảng 24% trong năm 2016.
Điều đáng lưu ý trẻ suy dinh dưỡng khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến khi trưởng thành. Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Những trẻ khi còn nhỏ bị suy dinh dưỡng khi lớn sẽ thấp hơn từ 5-10cm so với những trẻ bình thường khác.
Tại hội thảo khoa học “Sữa non – nguồn dinh dưỡng miễn dịch quý giá cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” tổ chức sáng 28/7 ở Hà Nội, phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm còn cho hay nếu trẻ có cơ hội được ăn sữa non trong những năm tháng đầu đời thì có khả nắng chống chọi lại được nhiều bệnh tật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
“Hiện nay, chúng ta vẫn khuyến khích người mẹ tận dụng nguồn sữa non, cũng như sữa mẹ quý giá và người mẹ phải thực hiện cho trẻ bú sớm, trong khoảng thời gian 1 giờ đầu sau sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tận dụng những nguồn kháng thể quý giá, cũng như chất dinh dưỡng quý giá từ sữa của mẹ. Trong trường hợp nếu trẻ không được sử dụng nguồn sữa non trong giai đoạn này đồng nghĩa với việc trẻ chịu gánh nặng bệnh tật nặng nề hơn trong suốt cuộc đời,” phó giáo sư Lâm phân tích.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng phân tích về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ:
Tại hội thảo, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, theo nghiên cứu từ Tổng Cục Thống kê (GSO) Việt Nam trong từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân ở Việt Nam đang tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) và 6,2% (2018).
Trẻ nhẹ cân, sinh non có khả năng miễn dịch kém nên sức đề kháng còn yếu, dễ mắc bệnh do vi khuẩn tấn công và nhiều trẻ thường mắc các bệnh như: sởi, ho gà, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy… Do đó, nếu những trẻ này được bổ sung sữa non kịp thời thì chắc chắn sẽ phòng ngừa tối đa được các bệnh tật trên.
Sữa non hay sữa đầu, còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong sữa non có chứa rất nhiều kháng thể và bạch cầu… giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ tăng cường thể lực, phát triển khỏe mạnh.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng t.rẻ e.m đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 t.uổi là 13,8%), tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ở mức cao gần 25%. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ cản bước phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của t.rẻ e.m Việt trong tương lai không xa.
Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ; cản trở sự tăng trưởng, phát triển toàn diện của t.rẻ e.m và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn. Do vậy cần nâng cao nhận thức về vai trò dinh dưỡng cho trẻ nhỏ./.
Thuỳ Giang
Theo Vietnamplus