Nguy cơ mất trí nhớ, ung thư nếu ăn nhiều ớt cay

Ăn nhiều ớt cay dù có khả năng làm cân bằng trọng lượng cơ thể tuy nhiên nếu ăn quá nhiều ớt sẽ để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Ăn nhiều ớt có thể mắc bệnh ung thư

Hiện nay rất nhiều người nghiện ăn ớt. Mỗi bữa ăn của họ không thể thiếu ớt, bao gồm ớt tươi, ớt xay, ớt bột hay các loại sa tế cay nồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy ớt chứa nhiều vitamin C và carotin tốt cho sức khỏe. Trong 100 g thịt quả chứa 105 mg vitamin C, 1,56 mg carotin, bên cạnh đó còn có vitamin B1, B2, PP, photpho, canxi, sắt.

Tuy nhiên một nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy, chất cay trong quả ớt giúp cơ thể chống lại ung thư nhưng cũng có thể gây bệnh ung thư, vấn đề là liều lượng ăn vào ít hay nhiều.

Ăn nhiều ớt cay có thể dẫn tới mất trí nhớ, ung thư

Ăn nhiều ớt có thể gây tổn thương thần kinh, tăng huyết áp

Các chuyên gia cảnh báo ăn một lượng ớt quá nhiều trong một ngày sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong ớt chứa một loại chất cay tên là capsaicin có tác dụng kích thích rất mạnh đối với niêm mạc đường ruột và cổ họng. Ăn liền một lúc quá nhiều chất này có thể gây tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Người bị bí tiện ăn nhiều ớt sẽ càng làm bệnh nặng thêm.

Ăn nhiều ớt có thể gây mất trí nhớ

Cũng theo một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu đến từ Qatar, Úc và Hoa Kỳ đã tiến hành theo dõi 4.582 người Trung Quốc ở độ t.uổi trên 55 trong khoảng từ năm 1991 đến 2006.

Trong suốt nghiên cứu, những người theo dõi được sử dụng hồ sơ ăn kiêng 3 ngày, được đ.ánh giá 6 lần. Lượng ớt tiêu thụ được đ.ánh giá gồm cả ớt tươi và ớt khô, không bao gồm ớt ngọt và ớt đen. Theo đó, trong khoảng thời gian 15 năm, những người tham gia cũng được các nhà nghiên cứu đ.ánh giá chức năng nhận thức 4 lần.

Các phát hiện sau nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy, những người thường xuyên ăn hơn 50 gram ớt mỗi ngày có nguy cơ suy giảm trí nhớ và nhận thức kém hơn gấp đôi so với những người không ăn ớt. Sự suy giảm trí nhớ cũng có vẻ mạnh hơn ở những người tham gia có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn so với những người có chỉ số BMI cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc các chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer là phổ biến nhất chiếm 60 đến 70 % các trường hợp. Hiện không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi chứng mất trí nhớ hoặc thay đổi được quá trình tiến triển của nó.

Ai không nên ăn ớt cay

Trước câu hỏi: “Ăn bao nhiêu ớt là đủ?”, các chuyên gia khuyên không nên ăn quá một trái ớt kích cỡ vừa trong một ngày. Người mắc các bệnh liên quan đến tim, mạch m.áu não, cao huyết áp, viêm phế quản không nên ăn cay bởi capsaicin trong ớt sẽ làm tuần hoàn m.áu tăng nhanh, khiến tim đ.ập nhanh hơn, dễ dẫn đến suy tim cấp tính.

Những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày không nên ăn ớt vì có thể bị niêm mạc phù nề, tăng nhu động dạ dày, ảnh hưởng đến sự phục hồi của chức năng tiêu hóa. Bệnh nhân bị viêm túi mật, trĩ, đau mắt đỏ, viêm giác mạc nếu ăn ớt sẽ làm những bệnh này nghiêm trọng hơn. Phụ nữ mang thai và mới sinh ăn cay nhiều ảnh hưởng không tốt đến nguồn sữa cho con bú.

An Dương

Theo vietQ

Chuyên gia chống lão hóa hàng đầu tại Mỹ tiết lộ những loại thực phẩm nên có mặt trên bàn ăn nhà bạn

Để duy trì sức khỏe t.uổi thọ lâu dài, bạn nên chú trọng tới chế độ ăn uống hàng ngày và chủ động bổ sung những loại thực phẩm cần thiết theo lời của vị chuyên gia người Mỹ sau đây.

Theo khảo sát thì hầu như mọi người đều chưa biết cách thu nạp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe của bản thân. Do đó, các bệnh lý mãn tính như tim mạch, ung thư, thoái hóa thần kinh và thậm chí là suy giảm t.uổi thọ sớm đều có thể xảy ra.

Fang Yu (Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung thư Đại học Bắc Kinh).

T.uổi thọ luôn là điều được mọi người quan tâm nên Fang Yu (Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Ung thư Đại học Bắc Kinh) đã tổng hợp nghiên cứu từ Tiến sĩ Bruce Ames (Bệnh viện Nhi đồng Oakland, Đại học California, San Francisco) về những thực phẩm “vàng” giúp tăng cường sức khỏe t.uổi thọ trên bàn ăn của bạn.

Tiến sĩ Bruce Ames (Chuyên gia chống ung thư và chống lão hóa hàng đầu tại Mỹ).

Bruce Ames năm nay đã 91 t.uổi, ông là chuyên gia chống ung thư và chống lão hóa hàng đầu tại Mỹ. Suốt nhiều năm qua, ông đã tìm tòi và nghiên cứu rất nhiều loại thực phẩm để duy trì sức khỏe t.uổi thọ. Ngoài những chất dinh dưỡng quen thuộc như protein, lipid, vitamin… thì có một số chất khác sẽ kìm hãm sự lão hóa trong cơ thể. Fang Yu đã làm rõ hơn về những chất dinh dưỡng đó như sau.

Ergosine

Đây là một chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy vào năm 1909, nó xuất hiện trong hầu hết các loại nấm và động vật ăn nấm. Mọi người có thể bổ sung nó từ những loại nấm ăn được như nấm sò hoặc một số loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà.

Ergosine có thể bảo vệ DNA và protein trong cơ thể khỏi quá trình oxy hóa nên giúp duy trì sự phát triển của tế bào bình thường. Đồng thời, nó cũng có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa bệnh tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa da và loại bỏ những tổn thương do tia cực tím gây ra.

Pyrroloquinoline

Pyrroloquinoline được tìm thấy vào những năm 1950, nó được tổng hợp bởi vi khuẩn đất và có thể xâm nhập vào cây từ đất. Chất này thường có nhiều trong mùi tây, tiêu xanh, kiwi, đu đủ và trà xanh. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa và ổn định hơn nhiều so với vitamin C.

Đặc biệt, Pyrroloquinoline cũng được sử dụng để ngăn ngừa tổn thương về gan, chứng mất trí nhớ ở t.uổi già, điều chỉnh các bệnh về hệ thần kinh, ức chế viêm, tăng trưởng khối u, cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường hấp thụ axit amin.

Quinin

Quinin là chất chống oxy hóa được sản xuất bởi vi khuẩn, góp phần trong việc tổng hợp protein lành mạnh. Nếu cơ thể thiếu Quinin thì nó có thể ảnh hưởng đến nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể và hệ thần kinh. Quinin cũng có nhiều trong cà chua, lúa mì, nước cốt dừa và các sản phẩm từ sữa.

Lutein và zeaxanthin

Cả hai chất này đều rất phổ biến trong môi trường tự nhiên và nó là yếu tố chính tạo nên thấu kính trong khu vực điểm vàng của võng mạc, từ đó ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác.

Ngô, kê, đại hoàng, khoai lang và các thực phẩm màu vàng cam đều chứa Lutein và zeaxanthin. Lòng đỏ trứng cũng là một nguồn quan trọng chứa hai chất này, mặc dù hàm lượng không tốt như rau xanh nhưng tỷ lệ hấp thụ và sử dụng của cơ thể rất cao.

Alpha và beta carotene

Hai chất này đều có vai trò lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, suy giảm thính lực. Beta carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người, nắm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực.

Beta carotene có màu cam nên thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang, bí đỏ, mơ, dưa vàng… Một số loại rau có màu xanh đậm cũng chứa chất này là bông cải xanh, rau bina…

Lycopene

Lycopene có tác dụng bảo vệ não, tuyến thượng thận, gan, đại tràng, t.inh h.oàn, tuyến t.iền liệt và vú. Những loại thực phẩm chứa lycopene là cà chua, củ cải, dưa hấu, mận, bưởi… Dù vậy, bạn cũng không nên ăn quá nhiều mà chỉ tiêu thụ đủ một lượng vừa phải.

Astaxanthin

Astaxanthin là một keto-caroten, thường có trong hầu hết các loại thủy sản như tôm, cua, bạch tuộc, mực, cá… Nó có liên quan đến sức khỏe thị giác và giảm rối loạn chức năng nhận thức, trí nhớ, huyết khối và nhồi m.áu cơ tim.

Source (Nguồn): Sohu

Theo helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *