Phụ nữ mắc chứng hội chứng rối loạn tăng động – giảm chú ý (ADHD) có nguy cơ t.ự t.ử cao gấp 8 lần người không mắc ADHD, trong khi nguy cơ này ở nam giới mắc chứng ADHD là gấp 4 lần rưỡi.
Thiếu kiềm chế là một trong những biểu hiện của bệnh ADHD – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu ở Canada cho thấy phụ nữ mắc chứng hội chứng rối loạn tăng động – giảm chú ý (ADHD) có nguy cơ t.ự t.ử cao gấp 8 lần người không mắc ADHD, trong khi nguy cơ này ở nam giới mắc chứng ADHD là gấp 4 lần rưỡi.
ADHD có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần khi ở t.uổi trưởng thành. Các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto (Canada) khảo sát dữ liệu của gần 22.000 người, và 529 người trong số này đã được chẩn đoán mắc chứng ADHD, theo Hãng tin ANI.
Kết quả cho thấy tỷ lệ tìm cách t.ự t.ử cao hơn nhiều ở phụ nữ mắc ADHD (24%) so với phụ nữ không mắc (3%).
Nam giới mắc ADHD cũng có nhiều khả năng tìm cách t.ự t.ử hơn so với nam giới không bị ADHD (9% so với 2%). “Những người mắc ADHD vẫn có tỷ lệ tìm cách t.ự t.ử cao hơn 56% so với những người không bị ADHD”, trưởng nhóm nghiên cứu Esme Fuller-Thomson cho hay.
Mối liên quan giữa hội chứng ADHD và giấc ngủ
Các nhà khoa học Hà Lan phát hiện hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tăng mức nghiêm trọng của nhau.
Ảnh: Getty Images
Theo Tiến sĩ Sandra Kooij, chuyên gia về ADHD tại Trung tâm Y học thuộc ại học Amsterdam, gần 80% người mắc ADHD đều bị gián đoạn nhịp sinh học. Tình trạng này sau đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin, hoóc-môn điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của cơ thể.
ối với người khỏe mạnh, quá trình tiết melatonin bắt đầu vào khoảng 21h30, nhưng ở bệnh nhân ADHD, quá trình này xuất hiện trễ hơn, tận 23h. Bởi vậy, bệnh nhân ADHD thường ngủ muộn hơn thời điểm họ mong muốn. Kết quả là rối loạn giấc ngủ “tấn công” những người mắc ADHD với tần suất dày hơn so với những người bị các tình trạng như hội chứng chân không nghỉ, ngưng thở khi ngủ và khó ngủ. Biểu hiện của dạng rối loạn giấc ngủ này là mất ngủ.
“ADHD và mất ngủ thường xuyên cộng hưởng và tăng cường mức độ nghiêm trọng cho nhau. Mất ngủ để lại những hệ lụy rất giống các triệu chứng của ADHD, như mất tập trung, trí nhớ sụt giảm, dễ cáu gắt, nghiện tinh bột – đường và bị béo phì”, Giáo sư Kooij chia sẻ.
Tài liệu gần đây còn chỉ ra những người có các triệu chứng ADHD cũng rất dễ tổn thương trước những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng mất ngủ. Trong nghiên cứu, các chuyên gia tại Viện Karolinska (Thụy iển) đã chia 180 người khỏe mạnh trong độ t.uổi 17-45 thành 2 nhóm. Trong khi nhóm một ngủ bình thường vào ban đêm, nhóm hai được yêu cầu thức trắng.
Hôm sau, các nhà nghiên cứu đề nghị cả 2 nhóm thực hiện bài kiểm tra về chức năng điều hành não bộ và khả năng kiểm soát cảm xúc. Kết quả cho thấy nhóm mất ngủ đạt điểm số thấp hơn, đặc biệt là những người có các dấu hiệu ADHD.
Ví dụ, nếu một người gặp vấn đề về bất ổn cảm xúc mà lại không ngủ được, thì họ rất chật vật khi thực hiện những nhiệm vụ nhận thức và có liên quan đến điều chỉnh cảm xúc. Bộc lộ những dấu hiệu ADHD tức là người đó có các vấn đề như mất chú ý và bị ức chế.