Nguy cơ tiềm ẩn của điện thoại di động đối với sức khỏe

Điện thoại di động có thể gây ra nhiều tác hại xấu đối với sức khỏe như gây mụn, gây trầm cảm, khó ngủ …

Gây nhiễm khuẩn: Điện thoại của bạn thường xuyên tiếp xúc với da mặt, tai, ngón tay và vô số bề mặt khác suốt cả ngày và có thể chứa nhiều vi khuẩn như: E. coli, tụ cầu khuẩn, strep, các loại virus …

Gây mụn: Điện thoại bẩn có thể gây ra mụn trên da đặc biệt là da vùng mặt. Để phòng tránh, bạn có thể sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài thay vì áp điện thoại trực tiếp lên da mặt.

Tổn thương thị lực: Ánh sáng từ máy tính, đèn LED, điện thoại di động và TV được gọi là ánh sáng “xanh”, bước sóng này là nguyên nhân gây tới 50% thoái hóa điểm vàng, gây cận thị, suy giảm thị lực.

Gây trầm cảm: Sử dụng điện thoại di động có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của mỗi người, hạn chế các hành vi cộng đồng, gia đình.

Làm tổn thương các mối quan hệ: Điện thoại di động đang can thiệp vào khả năng kết nối cảm xúc của con người với con người, có thể gây r.ạn n.ứt các mối quan hệ.

Phá hỏng giấc ngủ: Sử dụng điện thoại di động quá nhiều trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ và ngủ không ngon. Do đó hãy tránh sử dụng điện thoại từ 2 đến 3 tiếng trước khi đi ngủ.

Ảnh hưởng đến giọng nói: Khi sử dụng chức năng loa ngoài hoặc nói chuyện điện thoại trong môi trường ồn ào, chúng ta thường nói to hơn so với bình thường, điều này có thể gây chấn thương cho dây thanh âm và dẫn đến khàn giọng.

Ảnh hưởng thính giác: Mọi người thường sử dụng điện thoại di động để xem video, nghe nhạc với âm lượng rất cao, thói quen này kéo dài có thể dẫn đến mất thính lực do tiếng ồn.

Gây căng thẳng: Nhiều người có thói quen liên tục kiểm tra email công việc qua điện thoại ngay cả vào những giờ không làm việc và cuối tuần, việc này dẫn đến căng thẳng, trầm uất.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của t.rẻ e.m: Thời gian dành cho màn hình điện thoại thay thế cho các hoạt động thể chất và tương tác giữa con người, đặc trưng cho thời thơ ấu của những thế hệ trước đây, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của não bộ trẻ nhỏ./.

CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)

Theo RD

WHO: 1 tỷ người bị các vấn đề về thị giác có thể tránh được

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cần có 14,3 tỷ USD để điều trị cho 1 tỷ người bị suy giảm thị lực hoặc mù do cận thị, viễn thị hoặc đục thủy tinh thể.

Mặc dù hoan nghênh những thành công gần đây trong việc loại bỏ các bệnh như bệnh mắt hột ở 8 quốc gia trên thế giới song WHO vẫn đặc biệt nhấn mạnh nhiều bằng chứng cho thấy các vấn đề về thị giác ngày càng liên quan đến việc lựa chọn lối sống, bao gồm cả thời gian ở trước màn hình.

Phát biểu với giới báo chí, Tiến sĩ Alarcos Cieza của WHO cho rằng những người trẻ t.uổi có nhiều nguy cơ: “Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng số lượng trẻ bị cận thị là t.rẻ e.m không dành đủ thời gian ngoài trời. Đây là một xu hướng đã được quan sát thấy ở một số quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc”.

Mắt “không bao giờ được thư giãn” nếu bạn ở trong nhà – Tiến sĩ Stuart Keel của WHO giải thích. “Khi bạn ở bên trong, ống kính trong mắt bạn ở trạng thái uốn cong hoàn toàn, nhưng khi bạn ở bên ngoài, nó rất thoải mái”.

Được công bố ngay trước Ngày Thị giác Thế giới (10/10/2019), báo cáo của WHO cho thấy tình trạng già hóa dân số, thay đổi lối sống và các vấn đề về tiếp cận chăm sóc mắt, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình, là một trong những yếu tố chính chịu trách nhiệm làm gia tăng số lượng người bị rối loạn thị giác.

Thời gian sinh hoạt ngoài trời giúp t.rẻ e.m giảm nguy cơ bị cận thị. – (Ảnh minh họa: Khánh Linh)

Tổ chức Y tế Thế giới ngày 8/10 công bố báo cáo cho thấy hơn 2 tỷ người đang mắc các chứng rối loạn về thị giác, trong đó nguyên nhân mấu chốt là do thiếu tập thể dục.

Theo Báo cáo Tầm nhìn Thế giới của WHO, phụ nữ cũng bị ảnh hưởng một cách không cân xứng từ các vấn đề về mắt, cũng như người di cư, người bản địa, người khuyết tật và các cộng đồng nông thôn.

“Những ảnh hưởng về thị giác và rối loạn mắt rất phổ biến xảy ra quá thường xuyên, chúng vẫn chưa được điều trị” – Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, cho biết. “Không thể chấp nhận được rằng 65 triệu người bị mù hoặc khiếm thị khi thị lực của họ có thể được điều chỉnh bằng phẫu thuật đục thủy tinh thể, hoặc hơn 800 triệu người đang vật lộn để thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ vì “họ không có quyền có được một cặp kính”.

Báo cáo của WHO lưu ý rằng việc phòng ngừa đặc biệt quan trọng ở các khu vực thu nhập thấp, trong đó có khu vực Tây và Đông Sahara ở châu Phi và Nam Á, nơi tỷ lệ mù cao gấp 8 lần so với tất cả các nước thu nhập cao. Các bệnh điển hình có thể điều trị được nếu được chẩn đoán sớm là bệnh mắt do tiểu đường, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

“Suy giảm thị lực không nên được coi là một phần của quá trình lão hóa” – Tiến sĩ Cieza lưu ý. “Nếu bạn được chăm sóc đúng cách, ví dụ, trong trường hợp bệnh tăng nhãn áp, bạn có thể ngăn ngừa suy giảm thị lực liên quan đến bệnh tăng nhãn áp. Nếu bạn trải qua phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn có thể tránh được suy giảm thị lực liên quan đến đục thủy tinh thể”.

Ngoài ra, báo cáo của WHO cũng cho rằng các dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng cao nên có sẵn cho tất cả mọi người, bất kể thu nhập và địa điểm như thế nào. Việc đưa dịch vụ chăm sóc mắt vào các chương trình y tế quốc gia và các gói chăm sóc sức khỏe thiết yếu là một bước tiến quan trọng để đạt được bảo hiểm y tế toàn cầu ở mỗi quốc gia.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cần có 14,3 tỷ USD để điều trị cho 1 tỷ người bị suy giảm thị lực hoặc mù do cận thị, viễn thị hoặc đục thủy tinh thể./.

Khánh Linh

Theo UN, WHO, AFP/cpv.org.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *