Nguy cơ tổn thương não vì sai lầm thường gặp trong bữa nhậu

Thói quen sai lầm này khiến chúng ta dễ bị tụt đường huyết sau khi uống rượu bia. Tình trạng nặng có thể gây tổn thương não và thậm chí là t.ử v.ong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Quá chén trong những cuộc vui khiến dân nhậu đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng ngộ độc rượu do lượng cồn được hấp thu vào quá nhiều, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể.

Tuy nhiên, một tình trạng khác do uống quá nhiều bia rượu là hạ đường huyết, cũng rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng lại ít được nhận thức đúng.

Vì sao dễ bị hạ đường huyết sau khi nhậu?

Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đường trong m.áu (glucose) là chất dinh dưỡng chủ lực để cung cấp năng lượng cho mọi vận động. Nguồn đường trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn sau đó tổng hợp và dự trữ ở gan.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Tuy nhiên, khi uống rượu bia, chất cồn (ethanol) lại có tác động trực tiếp gây hạ đường huyết.

Một yếu tố khác khiến tình trạng hạ đường huyết ở dân nhậu càng trầm trọng hơn, chính là vì sai lầm “uống không ăn”.

“Ethanol trong đồ uống có cồn cung cấp một ít năng lượng, khiến người uống rượu bia có cảm giác no giả không muốn ăn. Bên cạnh đó, trên bàn nhậu mọi người thường mải vui “chén chú, chén anh”, nên ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn. Sau khi đi nhậu về lại thường đi ngủ luôn”, BS Nguyên phân tích.

Ethanol trong đồ uống có cồn cung cấp một ít năng lượng, khiến người uống rượu bia có cảm giác no giả không muốn ăn

Không được cung cấp đủ đường từ bữa ăn, thêm vào đó là tác động của ethanol khiến nhiều người sau khi nhậu, đường huyết bị hạ xuống mức rất thấp.

“Đặc biệt càng trẻ thì lại càng dễ bị hạ đường huyết. Độ t.uổi phổ biến là từ 30 trở xuống. Bên cạnh đó, những người gầy yếu, suy kiệt cũng là đối tượng có nguy cơ cao với tình trạng này”, BS Nguyên nhấn mạnh.

Hạ đường huyết: “Sát thủ” thầm lặng sau mỗi cuộc vui

Theo BS Nguyên việc đường huyết xuống quá thấp sẽ gây tổn thương ở cả 2 bên não. Đáng chú ý, chuyên gia này nhấn mạnh, tổn thương não do hạ đường huyết nguy hiểm không khác gì so với suy hô hấp hay tai biến mạch m.áu não.

BS Nguyên cho hay: “Thời gian bệnh nhân được điều trị càng muộn, tổn thương não càng lan rộng. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể bị co giật, lơ mơ, nặng có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí là t.ử v.ong. Nếu bệnh nhân được điều trị khỏi thì khả năng cao vẫn để lại di chứng như co giật, động kinh…”.

Một bệnh nhân bị hạ đường huyết sau khi nhậu rơi vào tình trạng nguy kịch, đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc

Khó nhận biết, dễ bị bỏ sót cũng là một yếu tố khiến tình trạng này càng trở nên nguy hiểm.

Thực tế lâm sàng các trường hợp nặng, nguy kịch do hạ đường huyết sau khi uống rượu, được cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, đa phần đều có chung một kịch bản: Bệnh nhân bị hạ đường huyết ngay trong lúc ngủ sau chầu nhậu. Tuy nhiên, vì người nhà tưởng lầm bệnh nhân nằm li bì do say rượu nên bỏ qua. Thường phải sau một buổi hoặc đến ngày hôm sau tình trạng hôn mê của bệnh nhân mới được phát hiện.

Nhiều bệnh nhân do nhập viện quá muộn rơi vào tình trạng nguy kịch, phải hồi sức tích cực, thở máy nhưng nguy cơ t.ử v.ong vẫn rất cao.

Phòng tránh hạ đường huyết khi uống rượu bia

Để phòng tránh nguy cơ hạ đường huyết gây nguy hiểm do uống bia rượu, BS Nguyên khuyến cáo:

– Khi uống rượu bia cần đảm bảo ăn đủ như một bữa bình thường, ăn nhiều thức ăn có tinh bột, ví dụ như: cơm, cháo, bún, miến… Nếu trong quá trình uống rượu bia chưa ăn đủ thì phải ăn bổ sung sau khi uống. Trong trường hợp ngại ăn có thể uống các loại nước, sữa có đường.

– Trong gia đình cũng cần theo dõi sát nếu người thân uống bia rượu về ngủ li bì, không tỉnh táo. Trong trường hợp bệnh nhân lâu tỉnh một cách bất thường hoặc mê man quá sâu, gọi, vỗ không có có phản ứng cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

– Đặc biệt trong mùa đông này, cần chú ý đến việc giữ ấm sau khi đã sử dụng bia rượu. “Rượu bia khiến cho mạch m.áu ngoài da giãn ra, khiến người uống cảm thấy ấm lên nhưng thực ra đang mất nhiệt. Bên cạnh nguy cơ nhiễm lạnh, tình trạng mất nhiệt cũng dễ dẫn đến hạ đường huyết”, BS Nguyên cho hay.

Uống rượu hơn 1 tuần liền, người đàn ông Hà Nội nguy kịch, phải thở máy

Trong hơn 1 tuần kể từ Tết dương lịch, bệnh nhân ngày nào cũng uống rượu. Đến ngày 10/1, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê do hạ đường huyết. Hiện tiên lượng t.ử v.ong lên đến hơn 50%.

Nguy kịch vì uống quá nhiều rượu

Bệnh nhân n.am s.inh năm 1981, sống ở Hà Nội, được đưa vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vào ngày 10/1, trong tình trạng hôn mê.

Qua khai thác bệnh sử, người nhà cho biết, kể từ Tết dương lịch, bệnh nhân ngày nào cũng uống rượu. Bệnh nhân thường bỏ bữa cơm để uống rượu và lúc uống cũng ăn rất ít.

Bệnh nhân hiện đang được hồi sức tích cực tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

5 giờ sáng ngày 10/1, người vợ phát hiện thấy bệnh nhân mê man, gọi không biết gì, kèm theo hiện tượng thở khò khè nên đã ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong khu vực để xử lý bước đầu.

Sau đó, xác định bệnh nhân có tình trạng nặng nên đã chuyển tiếp lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Trao đổi với PV Dân trí, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: “Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị hôn mê sâu. Đường huyết hạ rất nặng về mức 0,6 mmol/lít. Trong khi đó, chỉ số này ở người bình thường là trên 4 mmol/l. Tụt huyết áp, suy hô hấp, đồng tử giãn và nhiễm toan chuyển hóa rất nặng. Đáng chú ý, nồng độ rượu trong m.áu của bệnh nhân đo được ở mức rất cao: 260 mg/dl”.

Theo BS Nguyên, chính tình trạng hạ đường huyết sau khi uống rượu đã khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê.

BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc

Ngay sau khi tiếp nhận, Trung tâm Chống độc đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Cụ thể, người này được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, lọc m.áu, hồi sức tim mạch…

Tuy nhiên, vì bệnh nhân được phát hiện và đưa đi cấp cứu ở thời điểm quá muộn, nên tiên lượng rất khó khăn.

BS Nguyên phân tích: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để cấp cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vì tình trạng nặng nên khả năng t.ử v.ong của bệnh nhân được tiên lượng ở mức cao, hơn 50%. Trong trường hợp may mắn được cứu sống, thì chắc chắn vẫn để lại các di chứng, ví dụ như hôn mê, do não đã bị tổn thương”.

Nhiều bệnh nhân hôn mê vì ngộ độc rượu

Theo BS Nguyên, từ dịp Tết dương lịch đến nay, Trung tâm chống độc ghi nhận sự gia tăng đáng kể các trường hợp ngộ độc rượu. Cũng theo chuyên gia này, việc thời tiết rét đậm cũng có thể góp thêm vào nguyên nhân khiến ngộ độc rượu gia tăng.

“Gần như ngày nào chúng tôi cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu. Đặc biệt các ca nặng do bệnh nhân uống quá nhiều rượu rất nhiều. Các trường hợp này thường bị tổn thương não, hôn mê thậm chí phải đặt ống thở máy”, BS Nguyên cho hay.

Trường hợp bị hôn mê do hạ đường huyết khi uống rượu như bệnh nhân kể trên cũng không hề hiếm gặp.

BS Nguyên chia sẻ: “Ethanol trong rượu có tác động trực tiếp gây hạ đường huyết. Khi đường huyết xuống thấp sẽ gây tổn thương lan tỏa ở cả 2 bên não. Càng chậm được xử lý, tổn thương não sẽ càng rộng. Tình trạng nhẹ thì bệnh nhân bị co giật, lờ đờ, nặng sẽ hôn mê và thậm chí là tử vong”.

Theo BS Nguyên, những người gầy yếu, suy kiệt và người trẻ, phổ biến nhất là từ 30 t.uổi trở về trước, là những đối tượng dễ bị hạ đường huyết do rượu và tình trạng cũng trầm trọng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *