Nguy kịch do mắc thủy đậu

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (17 t.uổi, Bắc Giang) nguy kịch do mắc thủy đậu.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân mắc thủy đậu. Ảnh: BVCC

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (17 t.uổi, Bắc Giang) nguy kịch do mắc thủy đậu. Cách 5 ngày vào viện, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều.

Trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi. Người nhà mua thuốc Nam về sắc cho uống, nhưng bệnh nhân không đỡ. Bệnh nhân được đưa vào cơ sở y tế gần nhà điều trị. Tại đây, bệnh nhân được sử dụng thuốc.

Sau đó, bệnh thủy đậu đột ngột tiến triển nặng lên, mụn phỏng nước nổi dày đặc toàn thân, bệnh nhân sốt cao 40 – 41 độ C, đau nhiều vùng thắt lưng, không đi lại được, bụng chướng căng, bí trung đại tiện, xuất hiện nhiều mụn mủ trên da.

Bệnh nhân được chẩn đoán thủy đậu mức độ nặng có bội nhiễm – liệt ruột cơ năng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Sau 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân dần ổn định, sốt giảm, ý thức tỉnh táo, ăn được, bụng đỡ chướng, các xét nghiệm đông m.áu dần cải thiện. Sau 2 tuần điều trị bệnh nhân được cho xuất viện về nhà.

ThS. BS Trần Văn Bắc, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster, thuộc họ Herpesviridae gây nên.

Các biểu hiện của thủy đậu bao gồm: Sốt, nhức mỏi, chán ăn, đau đầu, đau cơ, kèm với nổi ban đỏ phỏng nước ở da và niêm mạc (miệng, mắt, tiết niệu,…). Phỏng nước thường mọc ở vùng đầu mặt và thân mình trước, sau đó lan dần ra toàn thân.

Các biến chứng nặng của bệnh là viêm phổi nặng, viêm não, màng não, viêm khớp… có thể dẫn đến t.ử v.ong. Riêng phụ nữ mang thai nếu nhiễm thủy đậu có thể gia tăng tần suất sảy thai, đẻ non và đặt biệt là dị tật cho thai nhi.

Bác sĩ Bắc đặc biệt lưu ý, khi bị thủy đậu, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các thuốc có chứa thành phần corticosteroid, làm tăng nguy cơ diễn biến nặng.

Thời tiết giao mùa, số ca mắc bệnh thủy đậu gia tăng

Thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho virus gây bệnh thủy đậu phát triển, lây lan.

Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh và tránh nguy cơ biến chứng hiệu quả nhất.

Bệnh thủy đậu “vào mùa”

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 44 ca mắc thủy đậu (tăng 21 ca so với tuần trước đó). Trong đó có một số huyện có nhiều bệnh nhân như Mê Linh (12 ca), Thanh Trì (8 ca) và Mỹ Đức (6 ca).

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 246 ca mắc thủy đậu (giảm 364 ca so với cùng kỳ năm 2023). Với thời tiết giao mùa như hiện nay, CDC Hà Nội dự báo, số ca mắc thủy đậu có thể gia tăng trong thời gian tới.

Thời gian gần đây, các bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc thủy đậu ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông khám cho bệnh nhi mắc bệnh thủy đậu. Ảnh BVCC

Tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã điều trị nội và ngoại trú cho gần 10 bệnh nhân mắc thủy đậu, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.

Bác sĩ Trần Thị Kim Anh – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng, nhất là với những trường hợp chưa được tiêm vaccine, không được chăm sóc, điều trị đúng cách.

Đặc biệt, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã điều trị cho bệnh nhi 9 tháng t.uổi mắc thủy đậu. Do chưa được tiêm phòng vaccine nên khi mắc, bệnh nhi bị biến chứng, dẫn tới viêm phổi, xuất hiện nhiều nốt phỏng thủy đậu trên người, mặt…

Hay tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, từ đầu năm đến nay đã điều trị nội trú cho 16 bệnh nhân mắc thủy đậu nặng và 58 ca điều trị ngoại trú, trong đó có cả người lớn và t.rẻ e.m.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, bệnh viện ghi nhận nhiều ca đến khám ngoại trú, một số ca ca phải nhập viện do biến chứng thủy đậu, số ca tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có nhiều ca bệnh nặng, biến chứng phổ biến nhất là bội nhiễm da. Hầu hết bệnh nhân nhập viện đều chưa tiêm phòng vaccine.

Tránh nguy cơ biến chứng

Hiện nay, cả nước xuất hiện nhiều ổ dịch thủy đậu với nhiều ca mắc, biến chứng và đã có ca t.ử v.ong. Trước đó, CDC Yên Bái ghi nhận người phụ nữ 42 t.uổi t.ử v.ong do mắc thủy đậu kèm biến chứng viêm phổi nặng, suy gan cấp.

Theo các bác sĩ, thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Bệnh có khả năng lây lan cao đối với người chưa từng mắc hoặc chưa từng tiêm vaccine.

Thời điểm này được xem là “mùa” của thủy đậu do virus gây bệnh sinh sôi và phát tán nhanh chóng khi độ ẩm trong không khí cao. Bệnh thường diễn biến lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị cẩn thận, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, n.hiễm t.rùng huyết…, thậm chí t.ử v.ong.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh thủy đậu, tránh nguy cơ biến chứng hiệu quả nhất.

Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Đinh Thị Uyên – Phụ trách Đơn nguyên tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông lưu ý, thủy đậu không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, mà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tai ảnh hưởng đến thính lực…

Đáng nói, virus thủy đậu có thể tồn tại trong tế bào thần kinh nhiều năm và diễn tiến thành bệnh zona thần kinh gây đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh sau này. Khi phát bệnh zona thần kinh, người bệnh vẫn có thể tiếp tục lây virus cho người khác gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng; vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Cùng với đó, tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho t.rẻ e.m từ 9 tháng t.uổi để phòng bệnh, tránh lây lan. Người dân tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh bệnh tiến triển nặng.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Khi bị bệnh, bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt phỏng nước (bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân).

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7-10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *