Nguy kịch vì uống thuốc đái tháo đường ‘người quen giới thiệu’

Tin vào lời quảng cáo thuốc gia truyền, điều trị cấp tốc, nhiều người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đã mua uống và hậu quả là nhập viện cấp cứu, có người t.ử v.ong.

Loại thuốc “ tiểu đường hoàn”, một loại thuốc dạng viên, được quảng cáo “gia truyền” do nước ngoài sản xuất được các bệnh nhân sử dụng – Ảnh: BV cung cấp

Ngày 21-10, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho hai bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch do uống thuốc “tiểu đường hoàn”, một loại thuốc dạng viên, được quảng cáo “gia truyền” do nước ngoài sản xuất.

Cả hai bệnh nhân gồm bà V.T.B.L. (59 t.uổi) và Đ.T.S. (67 t.uổi, cùng ngụ TP.HCM) đều bị t.iền sử tiểu đường nhiều năm, không đi bệnh viện thăm khám mà nghe theo quảng cáo mua thuốc uống.

Sau khoảng một năm dùng “tiểu đường hoàn”, mới đây bà L. nhập viện trong tình trạng đau lưng, tăng huyết áp, đau mỏi cơ xương khớp. Tại Bệnh viện Thống Nhất, các kết quả xét nghiệm cho thấy bà L. bị nhiễm toan m.áu (còn gọi nhiễm acid lactic) rất nặng, có nguy cơ t.ử v.ong nếu không được điều trị.

Trong khi đó bà S. nhập viện khi đã rơi vào tình trạng lơ mơ, đau bụng, tụt huyết áp, không đo được lượng đường trong m.áu, nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường. Mặc dù được bệnh viện lọc m.áu, đặt nội khí quản… điều trị tích cực nhưng bệnh nhân không thể phục hồi.

Một bệnh nhân uống “tiểu đường hoàn” nhập Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cấp cứu trong tình trạng nguy kịch – Ảnh: BV cung cấp

Đây không phải là hai trường hợp cá biệt. Từ đầu năm đến nay Bệnh viện Thống Nhất đã tiếp nhận 5 ca bị bệnh tiểu đường cấp cứu do sử dụng thuốc “tiểu đường hoàn” chứa chất cấm phenformin.

Tương tự, theo thống kê từ khoảng cuối năm 2018 đến 4-2019, khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM tiếp nhận, cấp cứu thành công cho hơn 10 trường hợp nhiễm toan m.áu do sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường không rõ nguồn gốc có chứa phenformin.

Một dạng “tiểu đường hoàn” được rao bán trên thị trường – Ảnh: CTV

Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh – phó khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Thống Nhất, loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên thuốc gia truyền, thuốc tễ, tiểu đường hoàn, viên tiểu đường…ban đầu sử dụng dễ đ.ánh lừa cảm giác khi người bệnh cảm thấy khỏe ra, ngủ ngon và ăn uống được.

Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài, người bệnh sẽ gặp các biến chứng như đau bụng, đau cơ, khó thở, mệt, tụt huyết áp… Nếu không kịp thời điều trị bệnh tăng nặng và bệnh nhân có nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

Các chuyên gia tiểu đường khẳng định loại thuốc nêu trên được phát hiện vào năm 1957 để điều trị tiểu đường. Tuy vậy, quá trình theo dõi phát hiện chất phenformin dù giúp kiểm soát đường huyết nhưng lại gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây nhiễm toan m.áu, suy thận… và có thể gây t.ử v.ong với tỉ lệ lên đến 50%. Do đó thuốc bị cấm sử dụng từ thập niên 80 ở nhiều nước trên thế giới.

Bệnh đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính ngày một gia tăng, gây ra nhiều biến chứng. Bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa nếu người bệnh tuân thủ điều trị đúng cách, theo dõi định kỳ. Người bệnh tuyệt đối không nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, hay tin những lời quảng cáo trên mạng, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ điều trị, điều này sẽ làm cho các biến chứng ngày càng nặng nề, có thể nhiễm toan m.áu nguy hiểm c.hết người”.

Bác sĩ Trần Quang Nam – Trưởng khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM

Chất phenformin bị cấm từ thập niên 80

Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị này tiếp nhận nhiều trường hợp bị toan chuyển hóa nặng, nguy kịch sau khi uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc chứa chất cấm phenformin.

Hoạt chất phenformin được phát hiện vào năm 1950 và bước đầu ghi nhận sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.

Tuy nhiên, đến năm 1963, các nhà nghiên cứu phát hiện những ca bị biến chứng do chuyển hóa toan lactic nặng sau khi uống hoạt chất này.

Đến thập niên 1980, chất phenformin bị cấm sử dụng trên toàn thế giới nhưng tại Việt Nam thuốc trôi nổi chứa chất cấm này vẫn xuất hiện.

Khi sử dụng thuốc chứa chất cấm phenformin, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, yếu cơ. Sau đó mức độ nặng tăng dần với những triệu chứng thở nhanh, tim đ.ập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tri giác và suy hô hấp, có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Do đó, bác sĩ Ánh khuyến cáo người bệnh đái tháo đường tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, cũng không nên tin những lời quảng cáo trên mạng, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc…

Khi mắc bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và sử dụng thuốc theo chỉ định. (TTXVN)

Theo tuoitre

Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn quả lựu, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh như bệnh viêm dạ dày hay bệnh đái tháo đường…

Lưu là loại cây được trồng nhiều để để lấy quả ăn, làm cảnh và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của lựu đều có công dụng chữa bệnh. Theo các nghiên cứu Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ấm giúp chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ lựu vị đắng chát, tính ấm, giúp sát trùng, tẩy giun sán.

Ảnh minh họa

Còn với những nghiên cứu y học hiện đại, lựu là một trong những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất. Trong quả lựu có chứa vitamin C và vitamin B, axit hữu cơ, đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C ở quả lựu cao gấp táo 1-2 lần.

Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch m.áu, ổn định huyết áp và lượng đường trong m.áu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.

Hạt lựu chín có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Nếu phơi khô hay rang khô rồi pha với nước uống sẽ có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và nhiều công dụng dược lý khác.

Tuy nhiên khi ăn lựu cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

Cẩn thận với lựu có tẩm hóa chất

Ảnh minh họa

Lựu có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng thực chất quả lựu cũng không an toàn nếu ăn phải lựu Trung Quốc có ngâm tẩm hóa chất.

Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 – 5 lần. Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây, nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh, mẹ bầu sử dụng một liều cao bất thường có thể gây dị tật bẩm sinh, người thường tiếp xúc nhiều lâu dần nguy hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Người bị tiểu đường, dạ dày không nên ăn

Ảnh minh họa

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu như những người dính bệnh viêm dạ dày.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong m.áu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Bên cạnh đó, những người bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng, sau khi ăn bạn cần đ.ánh răng ngay lập tức.

Không nuốt hạt nếu chưa nhai kỹ

Nước ép lựu sẽ an toàn hơn ăn nếu như không nhai kỹ hạt. Ảnh minh họa

Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp t.rẻ e.m nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, t.rẻ e.m được khuyến cáo không nên ăn nếu không biết nhè hạt, còn với người lớn thì cần phải nhai kỹ trước khi nuốt.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lựu ép lấy nước để uống thay vì ăn.

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *