Nguyên nhân khiến b.é g.ái đi cấp cứu trong đau đớn khi nhà nấu bánh chưng

Bệnh nhân nữ ở Quảng Ninh vào viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, kích thích, tổn thương nặng nề nhiều vị trí vì bỏng nhiệt do nhà đốt củi nấu bánh chưng.

Tai nạn xảy ra với bé C.T.P, 3 t.uổi, ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh chiều 29 Tết Giáp Thìn khi gia đình nấu bánh chưng bằng bếp củi. Bé được sơ cứu tại trung tâm y tế huyện sau đó chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cấp cứu trong tình trạng đau đớn, kích thích, bỏng vị trí cổ, ngực, lưng, cánh tay trái, cẳng tay phải…

Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng nhiệt độ II, III, vết bỏng sâu rộng, trợt da, phỏng nước, dịch thấm băng nhiều các vị trí từ ngực, lưng, cánh tay trái, cẳng tay phải, vùng cổ, vùng đùi… Sau đó, trẻ được chuyển khoa Ngoại và chuyên khoa điều trị.

Thầy thuốc tạo đường truyền bù dịch, giảm đau, chống sốc, cắt lọc các tổ chức da hoại tử do trợt, làm sạch diện bỏng và băng đắp gạc vết bỏng. Đến chiều 16/2, sau hơn 1 tuần điều trị, bệnh nhi tạm ổn, tiếp tục được điều trị tích cực.

Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên, Trưởng Khoa Ngoại và chuyên khoa, cho hay ngoài những tổn thương nguy hiểm với thể chất khi bị bỏng do ngã vào lửa, nước sôi, uống nhầm dầu hoả, hay nuốt nhầm đồ chơi, đồng xu…, trẻ cũng có thể gặp tổn thương về tinh thần, ám ảnh các bé lâu dài.

Bác sĩ khuyến cáo mỗi phụ huynh cần đảm bảo môi trường sống an toàn cho trẻ, luôn chú ý giám sát trẻ; để các vật dụng dễ gây bỏng (phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa…) ngoài tầm tay trẻ.

Cách chăm sóc vết bỏng tại chỗ:

– Bình tĩnh nhanh chóng đưa trẻ đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (không xối nước đá hoặc nước lạnh) mục đích sẽ làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng. Tuyệt đối không bôi, đắp nước mắm, kem đ.ánh răng, lá cây, vỏ cây hay các vật tương tự sẽ có nguy cơ n.hiễm t.rùng, tổn thương bỏng sâu hơn.

– Tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám cho bác sĩ đ.ánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.

Căn bệnh tay chân hóa gỗ hiếm gặp, Việt Nam từng có 2 ca mắc

Tay chân của bệnh nhân biến dạng trông giống như những khúc gỗ xù xì khiến họ đau đớn, không thể vận động.

Người bệnh chỉ muốn cắt bỏ tay chân

Việt Nam từng ghi nhận 2 trường hợp “người cây” với các tổn thương giống như mụn cóc xù xì bao phủ một số bộ phận của cơ thể. Khi đó, tay chân của người bệnh giống như gỗ cứng đờ khiến họ không thể vận động, sinh hoạt được như bình thường. Hai ca bệnh trên tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vào năm 2006 và 2019.


Bệnh nhân người cây ở Việt Nam. Ảnh: Người Lao Động

Theo Người Lao Động, trường hợp gần nhất là ông S. (sống ở Nho Quan, Ninh Bình) tới khám vào năm 2019. Các triệu chứng xuất hiện từ 10 năm trước với mụn cóc bắt đầu mọc và cứng dần ở chân. Sau đó, các lớp sừng ở tay chân ngày càng dày, mọc rồi rụng khiến bệnh nhân đau đớn, không thể tự tắm rửa, cầm nắm.

Căn bệnh ông S. mắc thường được gọi là “người cây” có tên khoa học là Epidermodysplasia verruciformis (EV). Kể từ ca đầu tiên được xác định vào năm 1922, tới nay, các tài liệu y khoa đã ghi nhận 600 trường hợp bị hội chứng người cây trên thế giới.

Một ca bệnh được biết tới nhiều trên thế giới hiện nay là anh Abul Bajandar, người Bangladesh. “Đôi khi tôi tự hỏi tại sao mình lại bị tình trạng khủng khiếp như vậy”, Abul tâm sự.

Theo Hindustantimes, kể từ năm 2016 tới nay, Abul đã trải qua khoảng 30 ca phẫu thuật nhưng tình hình không cải thiện nhiều. Có những lúc, người đàn ông 33 t.uổi muốn cắt cụt đôi tay của mình: “Tôi không thể chịu đựng nỗi đau nữa. Tôi không ngủ được vào ban đêm. Tôi đã yêu cầu các bác sĩ cắt bỏ đôi tay của mình để ít nhất tôi có thể thấy nhẹ nhõm hơn”.


Anh Abul Bajandar không thể lao động hay chăm sóc bản thân. Ảnh: Shutterstock

Triệu chứng bệnh

Theo Medical News Today, bệnh EV là rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, người bệnh thừa hưởng những đột biến từ cả cha lẫn mẹ. Rối loạn đó khiến mọi người có nguy cơ cao dính virus HPV và loại n.hiễm t.rùng này dễ trở thành mạn tính. Theo thời gian, n.hiễm t.rùng sẽ gây ra mụn cóc do virus và các mảng viêm nhiễm sắc tố. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh phát triển các khối u giống như vỏ cây.

Triệu chứng nổi bật nhất của EV là các mô phát triển giống như vỏ cây, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Khi đó, cơ thể người bệnh xuất hiện các khối u nhỏ màu hồng, trắng, nâu đỏ, nâu sẫm hoặc tím; các mảng da có vảy, viêm, sần sùi; mụn cóc do virus xuất hiện thành từng cụm.

Khoảng 61,5% số người được chẩn đoán mắc EV phát triển các triệu chứng khi còn nhỏ, khoảng 22% bộc lộ triệu chứng ở t.uổi dậy thì.

Kiểm soát bệnh

Mặc dù không có cách chữa trị EV nhưng một số loại thuốc, liệu pháp và thay đổi lối sống có thể kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng retinoid, interferon-alpha, cholecalciferol.

Người bệnh cần tránh hoặc có biện pháp bảo vệ bản thân trước ánh nắng mặt trời; bỏ hút thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất một số cách để ngăn bệnh tiến triển như phẫu thuật laser, cắt bỏ khối u.

Khoảng 30-60% số người mắc EV cũng phát triển bệnh ung thư da. Xu hướng trên phổ biến ở nhóm 40-50 t.uổi, ung thư hay xuất hiện ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *