Nguyên nhân khiến răng luôn ố vàng

Bên cạnh hút t.huốc l.á, những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị đổi màu.

Mảng bám từ đồ uống, thức ăn tối màu nếu không được làm sạch sẽ tích tụ và khiến răng xỉn màu. Ảnh: Pexels.

Răng đổi màu là tình trạng màu răng của bạn thay đổi và không trắng sáng như bình thường. Răng có thể bị sẫm màu, chuyển từ trắng sang các màu khác nhau, hoặc xuất hiện các đốm trắng, đen, ố vàng.

Nguyên nhân

Hầu hết thực phẩm, thức uống chúng ta ăn vào đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, một số loại thực phẩm đặc biệt dưới đây có thể khiến răng bị ảnh hưởng, đổi màu nhanh hơn.

Thực phẩm/đồ uống có màu tối: Thức uống như cà phê, trà, quả mọng, rượu vang đỏ và nước tương có thể làm răng ố vàng theo thời gian.

Hút thuốc và sử dụng các loại t.huốc l.á khác: Nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc hoặc nhai t.huốc l.á có thể làm răng ố vàng.

Vệ sinh răng miệng kém: Các vết bẩn, mảng bám trên bề mặt răng nếu không được loại bỏ bằng cách đ.ánh răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ khiến răng bị đổi màu.

Lạm dụng florua: Với một liều lượng phù hợp, florua giúp ngăn ngừa sâu răng. Nếu sử dụng quá nhiều ( bôi fluoride, nước súc miệng, kem đ.ánh răng và viên bổ sung fluoride uống) có thể gây đổi màu răng.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan:

Di truyền: Màu sắc, độ sáng và độ trong suốt của răng tự nhiên khác nhau ở mỗi người.

T.uổi tác: Khi già đi, men răng sẽ mỏng đi. Điều này làm lộ nhiều ngà răng bên dưới hơn khiến răng có màu hơi vàng. Ngoài ra, một số bệnh có thể gây đổi màu răng, bao gồm bệnh gan, thiếu canxi, rối loạn ăn uống và các bệnh chuyển hóa.

Điều trị nha khoa: Một số vật liệu nha khoa như hỗn hợp bạc được sử dụng trong trám răng bằng kim loại – có thể làm cho răng của bạn có màu xám. Điều trị tủy cũng có thể gây đổi màu răng trong một số trường hợp.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng histamine và thuốc điều trị huyết áp cao, có thể khiến răng bị đổi màu. Ngoài ra, các kháng sinh tetracycline và doxycycline được biết là có thể làm đổi màu răng khi dùng cho t.rẻ e.m đang trong giai đoạn phát triển răng (dưới 8 t.uổi).

Một số phương pháp điều trị ung thư như xạ trị vùng đầu và cổ cùng với hóa trị liệu có thể khiến răng bị đổi màu. Ngoài ra, một số bệnh n.hiễm t.rùng ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển men răng, dẫn đến đổi màu răng ở t.rẻ e.m.

Một số lý do đặc biệt khiến răng chúng ta luôn ố vàng dù sử dụng kem đ.ánh răng đều đặn. Ảnh minh họa: Unsplash.

Màu răng nói lên điều gì?

Màu sắc răng có thể giúp xác định nguyên nhân dẫn đến răng đổi màu, cụ thể:

Vết ố vàng: Thường do thói quen ăn hoặc uống các đồ uống có màu sẫm. Theo t.uổi tác, lớp men trắng trên bề mặt răng có thể bị mòn đi. Lõi vàng của răng sẽ lộ ra rõ hơn.

Vết ố răng màu tím: Thường ảnh hưởng đến những người uống nhiều rượu vang đỏ.

Những đốm trắng: Trong quá trình phát triển của răng t.rẻ e.m, việc tiếp xúc quá nhiều fluoride có thể gây ra các đốm trắng. nước súc miệng hoặc kem đ.ánh răng chứa fluoride. Đây có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm fluor răng.

Những đốm đen: Sâu răng hoặc hoại tử tủy răng có thể khiến răng chuyển sang màu xám hoặc đen. Nhai trầu cũng có thể làm đen răng; Tiếp xúc với các khoáng chất như sắt, mangan hoặc bạc trong môi trường công nghiệp hoặc từ bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào cũng có thể tạo thành một đường màu đen trên răng của bạn.

Răng đổi màu nâu: T.huốc l.á, đồ uống sẫm màu như trà hoặc cà phê, cùng với thói quen đ.ánh răng kém dẫn đến sâu răng có thể khiến răng chuyển sang màu nâu.

Răng đổi màu xám: Có thể có nghĩa là dây thần kinh bên trong răng của bạn đã c.hết, nguyên nhân có thể là chấn thương răng.

‘Không nên ưu tiên mua sắm quần áo hơn chăm sóc sức khỏe răng miệng’

Nghiên cứu khảo sát y tế về sức khỏe răng miệng tại Việt Nam từng ghi nhận, một tỷ lệ cao cha, mẹ cho rằng, mua quần áo cho t.rẻ e.m quan trọng hơn là chăm sóc răng miệng, nha khoa.

Tuần lễ “Hội thảo khoa học và điều trị phẫu thuật trong miệng và cấy ghép nha khoa” tại Trường ĐH Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức khai mạc sáng nay 25.3. Các vấn đề sức khỏe răng miệng, bao gồm phẫu thuật điều trị và cấy ghép nha khoa implant là chủ đề chính của hội thảo lần này.

Tại hội thảo sáng 25.3, các chuyên gia nha khoa chia sẻ kinh nghiệm về phẫu thuật, cấy ghép nha khoa trong điều trị, chăm sóc sức khỏe răng miệng. Ảnh LIÊN CHÂU

Cùng với 12 chuyên đề hội thảo chuyên sâu về kỹ thuật cấy ghép nha khoa implant, các chuyên gia đến từ Mỹ cùng các bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội, thực hiện phẫu thuật điều trị, cấy ghép implant cho 86 bệnh nhân Việt Nam. Các bệnh nhân được điều trị hoàn toàn miễn phí.

Trao đổi bên lề hội thảo, GS-TS Trịnh Đình Hải, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết các điều tra gần đây cho thấy, ý thức người dân về chăm sóc sức khỏe răng miệng đã thay đổi tích cực. Không còn tình trạng hoàn toàn không đ.ánh răng; tăng tỷ lệ người dân tiếp cận các cơ sở khám, điều trị chăm sóc răng miệng.

So với khoảng hơn 20 năm trước, một số điều tra y tế về sức khỏe răng miệng trong cộng đồng cho thấy, khoảng 20% người được hỏi hoàn toàn không bao giờ đ.ánh răng, nhiều người không bao giờ đến phòng khám nha.

Đáng lưu ý, GS Trịnh Đình Hải cho hay, một điều tra nhiều năm trước từng ghi nhận, một tỷ lệ cao các cha, mẹ cho rằng “mua quần áo cho t.rẻ e.m quan trọng hơn là chăm sóc răng miệng, nha khoa”. Hoặc, nhiều người có thể sẵn sàng để dành t.iền mua xe ô tô đẹp nhưng lại không sẵn sàng chi trả cho điều trị răng miệng.

Với quan điểm cá nhân là bác sĩ nha khoa, GS Hải cho rằng: “Có một hàm răng tốt thì tốt hơn là mua được ô tô đời mới. Bởi hàm răng tốt là sức khỏe cá nhân, và chúng ta cần “sử dụng” suốt đời. Sức khỏe răng miệng tốt còn đem lại cho cá nhân sự tự tin”.

Theo GS Hải:”Hàm răng là quan trọng, quần áo đẹp không thể thay thế được sức khỏe răng miệng. Khi chúng ta đẹp, khỏe, nếu quần áo có thể hơi lỗi mốt, thì cũng vẫn giữ được sự tự tin, rạng rỡ. Do đó, cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng”.

Cũng theo GS Hải, với sức khỏe răng miệng, yếu tố thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì. khi có các ổ viêm, n.hiễm t.rùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp… rất nhiều vấn đề.

“Do đó, răng cần được giữ sạch, khỏe, không có ổ n.hiễm t.rùng là ưu tiên trước, rồi mới là vấn đề thẩm mỹ. Hàm răng không tốt hạn chế tự tin khi nói cười. Cùng với đó, còn gây hôi miệng, ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp”, chuyên gia nha khoa nêu ý kiến.

Tuần lễ “Hội thảo khoa học và điều trị phẫu thuật trong miệng và cấy ghép nha khoa” do Khoa Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội và tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức tại Hà Nội, từ 25 – 29.3, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về nha khoa đến từ Mỹ và các giảng viên, bác sĩ nha khoa của các bệnh viện trong nước.

Theo GS Trịnh Đình Hải, kỹ thuật implant, cần được chỉ định đúng, phù hợp với tình trạng răng miệng của người bệnh, chứ không phải cứ mất răng là thực hiện implant. Quan trọng nhất là chọn giải pháp tối ưu cho người bệnh.

Implant là kỹ thuật mới, cao cấp, đắt t.iền nhưng cũng có những kỹ thuật khác phù hợp với từng người bệnh. Bác sĩ không nhất thiết sa đà chỉ định implant vì đem lại thu nhập cao hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *