Nguyên nhân nào gây bệnh van tim?

Hiện nay, bệnh van tim khá phổ biến ở nước ta và gặp ở mọi lứa t.uổi bao gồm cả bệnh van tim bẩm sinh và bệnh van tim mắc phải. Thời gian đầu người bệnh thường không có triệu chứng, nên khi đến viện, bệnh thường đã trong tình trạng nặng nề hơn…

Van tim được ví như những cánh cửa đóng và mở nhịp nhàng theo từng nhịp co bóp của tim, cho phép m.áu c.hảy qua các buồng tim theo một chiều nhất định, từ đó m.áu được phân phối đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Cứ mỗi giờ trôi qua lại có hơn 300 lít m.áu được tim bơm đi nuôi cơ thể. Vì thế, bệnh van tim, cho dù nhẹ hay nặng, đều có thể ảnh hưởng tới chức năng bơm m.áu của tim, đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Có hai dạng thường gặp trong bệnh van tim, đó là bệnh hở van và hẹp van. Một số trường hợp có thể gặp phối hợp cả hẹp và hở van tim và bệnh của nhiều van tim trong cùng một bệnh nhân.

Trên thực tế phòng khám đa số người bệnh mắc các bệnh lý van tim đến bệnh viện khi tình trạng suy tim đã diễn tiến nặng, khiến việc hồi phục diễn ra khó khăn hơn các trường hợp phẫu thuật khi tim chưa suy giảm chức năng.

Nguyên nhân gây bệnh van tim?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh van tin trong đó có van tim khiếm khuyết bẩm sinh. Điều này có nghĩa là van bị lỗi ngay khi còn ở bào thai, thường gặp ở van động mạch chủ. Khuyết tật van tim bẩm sinh thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu.

Van 2 lá bị hẹp.

Bệnh cơ tim: Có thể mắc từ trước khi sinh hoặc là biến chứng của bệnh khác trong quá trình phát triển, như sốt do virut hay viêm nội tâm mạc. Bệnh cơ tim làm thay đổi cấu trúc tim và gây hở van.

Nhồi m.áu cơ tim: Làm tổn thương dây chằng và các trụ cơ gây ra dãn hoặc đứt dây chằng hoặc trụ cơ, gây ra hở van tim.

T.uổi cao: Khi có t.uổi, van trở nên kém linh hoạt, dễ bị rách, dễ bị mảng bám canxi tại van (vôi hóa van tim) làm van bị dày lên và xơ cứng, hạn chế lưu lượng m.áu đi qua van.

Bệnh thấp khớp do liên cầu khuẩn: Thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5 đến 15 t.uổi. Tổn thương van tim do liên cầu khuẩn còn được gọi là bệnh thấp tim. Tuy nhiên, các triệu chứng của tổn thương van tim thường chỉ xuất hiện khi trẻ đã ở t.uổi trưởng thành. Sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều để điều trị viêm họng ở trẻ, có thể ngăn ngừa bệnh này.

Một số bệnh khác: Bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, phình động mạch chủ, hoặc một số thuốc, phương pháp điều trị (bức xạ) cũng có thể gây hẹp, hở van tim.

Thấp tim làm cho van bị dày dính, co kéo hoặc vôi hóa hay hẹp khít lâu ngày dẫn đến đóng không kín gây hẹp – hở van.

Khi nào nguy hiểm?

Tùy tình trạng bệnh mà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau, tùy loại biểu hiện bệnh như hẹp van, hở van hoặc kết hợp vừa hẹp vừa hở… Theo siêu âm đối với hẹp người ta chia ra làm 4 mức độ dựa vào diện tích mở van đo được gồm: Nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng. Đối với hở van siêu âm cũng chia làm 4 mức độ: Hở 1/4 (nhẹ), 2/4 (trung bình), 3/4 (nặng), 4/4(rất nặng).

Bệnh van tim trở nên nguy hiểm khi tình trạng hẹp, hở van tim tiến triển nặng hơn và gây rối loạn chức năng bơm m.áu của tim. Hậu quả của bệnh van tim là rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ não, nếu không được điều trị tốt.

Bệnh van tim nặng, có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau đây:

– Khó thở: Người bệnh có thể cảm nhận được điều này khi hoạt động gắng sức hoặc khi nằm đầu thấp.

– Mệt mỏi, choáng ngất: Người bệnh có thể bị mệt mỏi ngay cả khi làm các công việc hằng ngày. Chóng mặt, choáng ngất có thể xảy ra khi tiến triển của bệnh nặng lên.

– Đ.ánh trống ngực: Người bệnh hồi hộp, kèm theo cảm giác lo lắng có thể xảy ra. Khi đó tim bất chợt đ.ập nhanh hơn bình thường, cũng có khi nó bỏ qua một vài nhịp.

– Đau thắt ngực (đau tim) – Thường gặp khi bị hẹp van động mạch chủ, bởi vì tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm m.áu từ trái tim đi nuôi cơ thể.

– Phù mắt cá chân hoặc bàn chân.

Hầu hết các vấn đề về van tim có thể được điều trị bằng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật sửa chữa, thay thế. Tùy vào nguyên nhân gây hở van, các triệu chứng của bệnh (mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực), mức độ ảnh hưởng của van đến chức năng co bóp của tim, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh cụ thể.

BS. Trần Phước Hòa

Theo SK&ĐS

Sẽ mời các cơ quan chuyên môn đ.ánh giá tác động môi trường sau vụ cháy tại công ty Rạng Đông

Chiều ngày 30/8, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã trả lời câu hỏi của các cơ quan thông tấn báo chí xung quanh vấn đề tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người.

Chiều cùng ngày, Công ty cổ phần Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông đã có báo cáo, trong đó khẳng định, từ năm 2016, công ty này đã sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ, riêng trong sáng nay, trung tâm đã tiếp nhận 12 trường hợp đến khám và làm xét nghiệm vì có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, tức ngực, khó thở… Cả 12 trường hợp đến khám đều là người tiếp xúc gần hoặc ở quanh khu vực xảy ra đám cháy tại Công ty Rạng Đông.

“Qua khám lâm sàng, các trường hợp không có gì đặc biệt thể hiện ra ngoài. Còn về kết quả xét nghiệm chiều hoặc tối nay sẽ có kết quả, bởi xét nghiệm tìm ra kim loại rất mất thời gian. Khi có kết quả chúng tôi sẽ có bước tiếp theo để có kết luận có nên điều trị hay không”, bác sĩ Nguyên chia sẻ.

Sáng ngày 30/8, có 12 người đến khám tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai.

GĐ Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, trong trường hợp ngộ độc thủy ngân thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là nồng độ thủy ngân, tiếp theo là thời gian tiếp xúc…

“Nếu nồng độ thủy ngân cao, thời gian tiếp xúc lâu và đặc biệt đứng theo đúng chiều gió thì nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn, đặc biệt là với người có thể trạng yếu như người già, trẻ nhỏ”, bác sĩ Nguyên cảnh báo.

“Đối với những người ngộ độc thủy ngân cấp tính thì sẽ có biểu hiện sau vài giờ, các biểu hiện khó thở, tức ngực, mệt mỏi xuất hiện rất nhanh… nếu không đến viện kịp thời dễ gây nhiễm độc thần kinh, suy thận.

Trong trường hợp có nghi ngờ bị nhiễm độc thủy ngân ở ngoài da, thì cần phải rửa bằng nước sạch. Nếu hít phải mà không ngộ độc cấp tính cũng cần đến viện kiểm tra để có hướng xử lý cụ thể. Nếu phải điều trị thì các bác sĩ sẽ dùng thuốc giải độc trong cơ thể”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Tuy nhiên, chiều cùng ngày, Công ty cổ phần Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông đã có báo cáo, trong đó khẳng định, công ty đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sản xuất từ năm 2016. Ngoài ra, công ty cũng khẳng định, các vật tư – nguyên vật liệu chính được sử dụng để sản xuất bóng đèn huỳnh quang, CFL, đèn tròn đều an toàn với sức khỏe con người kể cả khi cháy.

Báo cáo nêu: “Công ty Chúng tôi cam kết ngay sau khi các cơ quan điều tra xong vụ việc này, chúng tôi sẽ mời các cơ quan chuyên môn đ.ánh giá tác động môi trường và thuê xử lý môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên và người dân sống xung quanh công ty”.

Theo baovephapluat

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *