Nguyên nhân TP.HCM có nhiều trẻ nhỏ mắc Covid-19

Chuyên gia cho biết đa số t.rẻ e.m mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ diễn biến nặng.

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, tính đến nay, số lượng trẻ dưới 16 t.uổi mắc Covid-19 được ghi nhận là 3.052 trường hợp. Riêng ngày 23/8, khi thành phố bắt đầu xét nghiệm diện rộng, 809 F0 là trẻ nhỏ đã được ghi nhận.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), phần lớn t.rẻ e.m trong số đó không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ béo phì hoặc mắc bệnh lý nguy hiểm, Covid-19 có thể khiến tình trạng trẻ diễn tiến nặng nhanh chóng.

Đã có trẻ nhỏ t.ử v.ong do Covid-19

Chia sẻ với Zing , bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết t.rẻ e.m thường là nhóm không có triệu chứng, biểu hiện nhẹ khi nhiễm SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, trẻ vẫn có nguy cơ diễn biến nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu rơi vào nhóm có bệnh lý nền.

Một bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 6 để điều trị Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

Bác sĩ Tiến cho biết tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã ghi nhận một số bệnh nhi nhỏ t.uổi mắc Covid-19 diễn biến nặng. Các bé có tình trạng nặng thường mắc bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mạn tính, tiểu đường, mạch vành, thiếu hụt miễn dịch như HIV…

Ngoài ra, bệnh lý thiếu kháng thể, hội chứng Down, bệnh lý thần kinh, huyết học, thiếu m.áu não, ghép tạng, ung thư, bệnh viêm hệ thống…, thường có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19 ở trẻ.

“Trẻ béo phì, thừa cân là nhóm có nguy cơ chuyển nặng nhiều nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm trẻ mắc Covid-19. Do đó, các trường hợp trẻ nhỏ cần nhập viện khi mắc Covid-19 là bé dưới 12 tháng, trẻ có bệnh lý nền, cơ địa thừa cân hoặc có bệnh lý cấp tính đồng thời”, bác sĩ Tiến cho biết.

Đặc biệt, bác sĩ Tiến cảnh báo nhóm trẻ mắc Covid-19 đơn thuần nhưng có dấu hiệu khó thở, thở nhanh cần được nhập viện do nguy cơ chuyển nặng. Hai trường hợp t.ử v.ong mới đây là trẻ có bệnh nền ung thư đang phải hóa trị định kỳ, bé còn lại mắc bệnh thiếu m.áu tan m.áu miễn dịch.

Một b.é g.ái 16 t.uổi mắc Covid-19, nặng 90 kg phải lọc m.áu, hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Phương Vũ.

Đơn vị này đang điều trị một b.é g.ái 13 t.uổi có tình trạng nặng. Trước đó, bé nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, nhưng đến ngày thứ 5 thì đột ngột khó thở, SpO2 xuống thấp.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cảnh báo với trẻ mắc Covid-19, tỷ lệ diễn biến nặng thấp hơn so với người lớn, nhưng vẫn có trường hợp trẻ nhỏ t.ử v.ong do Covid-19. Do đó, người lớn phải theo dõi sát tình trạng của bé, đặc biệt là triệu chứng khó thở, hụt hơi, nhịp thở nhanh…

Trẻ nhiễm nCoV từ đâu?

Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết người dân TP.HCM trải qua thời gian giãn cách xã hội dài, trẻ nhỏ chỉ ở nhà, tuy nhiên, các bé vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh từ người lớn.

Bác sĩ Tiến cho biết đa số bé lây nhiễm SARS-CoV-2 từ cha mẹ và người chăm sóc trẻ, giúp việc trong gia đình. Khi số lượng F0 trong cộng đồng tăng cao, người lớn đi làm, đi chợ, tiếp xúc nhiều nguồn lây, sau đó về nhà và lây nhiễm cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, một số nguồn lây từ người giúp việc theo giờ, thợ sửa điện, nước…, cũng có thể vô tình khiến trẻ bị nhiễm.

“Trẻ có thể nhiễm virus trong giọt b.ắn thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm tay vào chất tiết bám trên bề mặt đồ chơi, cầu thang, lan can… Ngoài ra, biến thể Delta lơ lửng lâu trong không khí, nhất là môi trường kín”, bác sĩ Tiến phân tích.

Hai b.é g.ái mắc Covid-19 được cách ly cùng với người thân tại Bệnh viện dã chiến số 6. Ảnh: Duy Hiệu.

Chuyên gia này cho biết thực tế cho thấy những gia đình trong hẻm sâu, chật hẹp thường có số lượng F0 nhiều hơn hộ gia đình riêng lẻ. Trong các chung cư, khối nhà tiếp xúc với không gian mở, nhiều khí trời và ánh sáng ít bị nhiễm hơn những khối nhà khuất, không thông khí.

“Các gia đình nói chung cần chú ý vấn đề vệ sinh, thông thoáng nhà cửa, có ánh nắng mặt trời để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, không chỉ riêng SARS-CoV-2″, bác sĩ Tiến khuyến cáo.

Theo Sở Y tế TP.HCM, t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc Covid-19 nếu không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ thì được cách ly tại nhà theo hướng dẫn nếu đủ điều kiện.

Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng Thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) và Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách).

Các bệnh viện này đều có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đã có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm điều trị các bệnh lý ở t.rẻ e.m.

Riêng với t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc Covid-19 có diễn tiến nặng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

Theo thống kê của HCDC, tính đến hết ngày 7/9, toàn thành phố 42.029 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, trong đó có 2.808 bệnh nhân nặng đang thở máy.

20 bệnh nền nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19

Trong quyết định hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà ngày 21/8, Bộ Y ban hành danh mục các bệnh nền nguy cơ tăng nặng khi mắc COVID-19.

Danh sách 20 bệnh nền nguy cơ tăng nặng khi mắc COVID-19:

1. Đái tháo đường.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

4. Bệnh thận mạn tính.

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo m.áu.

6. Béo phì, thừa cân.

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch m.áu não.

9. Hội chứng Down.

10. HIV/AIDS.

11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).

12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.

13. Hen phế quản.

14. Tăng huyết áp.

15. Thiếu hụt miễn dịch.

16. Bệnh gan.

17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.

18. Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

19. Các bệnh hệ thống.

20. Bệnh lý khác với t.rẻ e.m: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

Trước đó, Bộ Y tế cũng ban hành các bệnh nền có nguy cơ cao nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định 3646/QĐ-BYT về tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm virus SARS-CoV-2 gồm 19 bệnh lý nền (không bao gồm bệnh lý nền với t.rẻ e.m).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *