Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng môi khô, nứt nẻ. Vì vậy, cách điều trị môi khô nẻ cũng tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân.
Thiếu nước: Một nguyên nhân gây khô môi là do thiếu nước. Mỗi người cần uống khoảng 50ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Vận động viên và phụ nữ mang thai có thể cần uống nhiều nước hơn.
Cháy nắng: Giống như da mặt, da tay hay da lưng, da môi cũng có thể bị cháy nắng. Thậm chí da môi còn nhạy cảm với ánh nắng hơn cả vì môi không có melanin. Bạn nên dùng son dưỡng chống nắng để bảo vệ môi.
Viêm môi vùng mép: Viêm môi vùng mép thường bắt đầu từ vết nứt nẻ ở mép nhưng rồi có thể lan ra khắp môi nếu không được chữa trị. Có nhiều nguyên nhân gây viêm môi, như thiếu vitamin hoặc do liếm môi quá nhiều.
N.hiễm t.rùng nấm men: Ai cũng có nấm men trên da, nhưng sự sản sinh nấm men quá mức có thể gây khô, nứt nẻ môi. Tình trạng này càng tệ hơn khi bạn liếm môi, cung cấp cho nấm men môi trường ẩm và ấm để lây lan.
Liếm môi: Liếm môi là phản ứng tự nhiên khi môi khô, nhưng nước bọt càng khiến da môi khô nhanh hơn, thậm chí có thể phá hủy lớp da mỏng ngoài cùng nếu nước bọt có tính axit cao.
Thở bằng miệng: Khi bạn bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng trong thời gian dài, môi bạn dễ bị khô và nẻ. Mỗi hơi thở đều khiến môi tiếp xúc với không khí ấm và khô, làm mất đi độ ẩm của môi.
Thiếu vitamin: Những người bị thiếu các vitamin như B2 hay riboflavin có thể bị khô môi. Các chất dinh dưỡng này giúp duy trì chức năng tế bào. Môi sưng và nứt nẻ là dấu hiệu đầu tiên của thiếu vitamin.
Thừa vitamin A: Khô môi do thừa vitamin A có thể dự báo vấn đề tiềm ẩn lớn hơn. Thừa vitamin A có thể gây mờ thị lực, hoa mắt, đau đầu, cáu gắt, tăng cân,…
Dược phẩm và các quá trình trị liệu: Một số loại dược phẩm có thể gây khô môi, ví dụ như thuốc thông mũi, một số thuốc hen suyễn, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khô môi cũng là một tác dụng phụ của thuốc trị mụn.
Cách điều trị: Cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô môi. Quan trọng nhất là bạn cần uống đủ nước và thoa kem dưỡng bảo vệ môi bất kể vào mùa nào. Hạn chế liếm môi và hạn chế thở bằng miệng nếu có thể./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Cô gái 16 t.uổi bị phồng rộp lưng do cháy nắng và lời cảnh tỉnh không thừa của chuyên gia dành cho phái đẹp
Dù chỉ ra ngoài nắng đúng 1 giờ và trước đó cô gái này có bôi kem chống nắng nhưng tình trạng cháy nắng đến nỗi bỏng rộp lưng vẫn xảy ra.
Cô gái 16 t.uổi bị phồng rộp lưng dù đã bôi kem chống nắng và chỉ lặn xuống biển đúng 1 giờ
Một cô gái t.uổi teen gần đây đã chia sẻ những bức ảnh về những vết phồng rộp nghiêm trọng trên lưng sau một lần bị cháy nắng kinh hoàng và hiện, câu chuyện của cô ấy đang lan truyền với một tốc độ mạnh mẽ.
Theo đó, Maisie Squires, một cô gái 16 t.uổi đến từ thành phố Leeds, Anh, đã lên Facebook hôm thứ 5 tuần trước chia sẻ rằng, sau khi đi nghỉ ở Cuba, cô đã bị cháy nắng đến nỗi vùng da trên lưng bị bong ra và nổi đầy những vết phồng rộp do bỏng. Các mụn nước được bao quanh bởi các mảng da màu đỏ đậm.
Theo bài đăng trên Facebook của cô, Squires chỉ ra ngoài nắng, lặn biển trong 1 giờ và bôi kem chống nắng trước đó. “Tôi đã không nhận ra lưng mình bị bỏng và ngay trước chuyến bay 9 giờ trở về quê nhà ở Anh, những mụn nước ngày càng mọc nhiều và to hơn trên tấm lưng”, Squires viết trong bài đăng Facebook.
BS Debra Jaliman (một bác sĩ da liễu có trụ sở tại thành phố New York và là tác giả của Skin Rules) – người đã nhìn thấy những bức ảnh về lưng của Squires chia sẻ, Squires có khả năng bị “bỏng cấp độ 2”. Nhưng những mụn nước này thực sự là một dấu hiệu tốt và không nên chọc vỡ chúng. Nguyên nhân là mụn nước giúp bảo vệ da khỏi nguy cơ bị n.hiễm t.rùng.
Với những trường hợp bị bỏng cấp độ 2 như Squires, Tiến sĩ Jaliman nói rằng cách hành động tốt nhất là gặp bác sĩ da liễu, càng sớm càng tốt. Bác sĩ da liễu sẽ dùng băng đặc biệt để ngăn ngừa sẹo, thêm thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen, nén lạnh và dưỡng ẩm như Aquaphor và Vaseline có thể giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Với những trường hợp bị bỏng cấp độ 2 như Squires, Tiến sĩ Jaliman nói rằng cách hành động tốt nhất là gặp bác sĩ da liễu, càng sớm càng tốt.
Chống nắng đúng cách khi đi biển – Lời khuyên của chuyên gia!
Theo TS Lê Hữu Doanh (Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương), việc đầu tiên trong chống nắng đúng cách chính là lựa chọn kem chống nắng phù hợp.
Kem chống nắng khi sử dụng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
– Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn để tránh kích ứng, bít tắc nổi mụn…
– Nên chọn kem chống nắng chống được cả tia UVA và UVB, trên sản phẩm có ghi Broad Spectrum hoặc Full Spectrum hoặc PA .
– Chọn hãng mỹ phẩm uy tín, sản phẩm nhập khẩu chính hãng có tem chứng nhận.
Khi sử dụng kem chống nắng khi đi biển, bạn cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Việc đầu tiên trong chống nắng đúng cách chính là lựa chọn kem chống nắng phù hợp.
– Dùng kem chống nắng sau khi bôi sản phẩm dưỡng da và trước khi trang điểm (nếu có).
– Dùng kem chống nắng hàng ngày ngay cả trời râm hay ngồi trong phòng có ánh sáng xanh.
– Phải tẩy trang sau dùng kem chống nắng vì sữa rửa mặt không thể làm sạch được kem chống nắng.
– Có thể sử dụng kem chống nắng chống nước để phát huy hiệu quả chống nắng cao hơn khi xuống tắm biển.
Bạn nên uống nhiều nước, bổ sung nước lọc khoảng 3 lít mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da. Ngoài ra, việc này còn giúp phòng chống sốc nhiệt do nắng nóng, mất nước.
– Nên kết hợp kem chống nắng với viên uống chống nắng và che chắn bằng ô, quần áo, kính, mũ, khẩu trang để có hiệu quả chống nắng hoàn hảo. Khi đi biển nên trang bị thêm mũ rộng vành sẽ phát huy hiệu quả chống nắng hoàn hảo hơn.
Bạn nên uống nhiều nước, bổ sung nước lọc khoảng 3 lít mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da. Ngoài ra, việc này còn giúp phòng chống sốc nhiệt do nắng nóng, mất nước.
Sau kỳ nghỉ mát, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên da như kích ứng, mẩn đỏ, phồng rộp… cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.
Theo Helino