Nguyên nhân và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tắc hẹp động mạch chi

Bệnh lý tắc hẹp động mạch chi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như l.ở l.oét ở chân, hoại tử đen đầu chi .

Trên những người bệnh này, nguy hiểm hơn có khả năng dễ bị nhồi m.áu cơ tim hoặc đột quỵ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) đã tiếp nhận trường hợp người bệnh T.H.P (69 t.uổi, ngụ tại Tân Phú, TP.HCM). Ông P. nhập viện trong tình trạng đau nhức dữ dội cả hai chi, nửa bàn chân trái xuất hiện những vết loét nhỏ, có xu hướng lan rộng toàn bàn chân.

Tại phòng khám khoa Cấp cứu, sau khi thực hiện các xét nghiệm và đ.ánh giá, bác sĩ xác định nguyên nhân khiến chân ông P. bị l.ở l.oét là do tắc hẹp động mạch chi. Người bệnh được chuyển đến khoa Lồng ngực – Mạch m.áu để tiến hành điều trị.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tắc hẹp động mạch chi

TS-BS Trần Thanh Vỹ tư vấn điều trị cho người bệnh

Theo TS-BS Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực – Mạch m.áu, BV ĐHYD TP.HCM, bệnh tắc hẹp động mạch chi (hay còn gọi là bệnh động mạch ngoại biên) là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi gây thiếu m.áu cục bộ. Bệnh tắc hẹp động mạch chi phần lớn xuất hiện ở nam giới.

Ngoài ra, người lớn t.uổi, người mắc đái tháo đường, tăng cholesterol m.áu, tăng huyết áp, tăng homocystein m.áu hoặc người bị béo phì, hút t.huốc l.á nhiều cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

Ở giai đoạn bệnh khởi phát, hơn 75% trường hợp không có triệu chứng. Nếu có, thường là những cơn đau nhẹ ở bắp chân, còn gọi là “đi lặc cách hồi”, sẽ biến mất sau khi nghỉ ngơi. Cũng vì vậy mà những cơn đau này thường bị nhầm lẫn là do viêm khớp, bệnh lý cơ hay biểu hiện của t.uổi già.

Ở giai đoạn nặng, cơn đau sẽ tiếp diễn ngay cả khi nghỉ ngơi, khả năng vận động của người bệnh bị giới hạn. Về lâu dài, các vết l.ở l.oét, hoại tử ở chân bắt đầu xuất hiện và lan rộng, da đầu chi đen, các cơn đau cũng nặng nề hơn.

Tắc hẹp động mạch chi nếu không được điều trị sẽ có tiên lượng rất xấu. Trong một số trường hợp, người bệnh buộc phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng. Có khoảng 25% người bệnh tắc hẹp động mạch chi sẽ t.ử v.ong và 30 – 40% còn lại phải cắt cụt chi. Phần lớn các trường hợp t.ử v.ong ở người bệnh tắc hẹp động mạch chi là do các biến cố về tim mạch như nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch m.áu não. Nếu người bệnh không điều trị tốt, tỷ lệ t.ử v.ong trong 5 năm tiếp theo là rất cao.

Biến chứng loét chi ở người bệnh tắc hẹp động mạch chi

TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết, BV ĐHYD TP.HCM, cho biết biến chứng loét chi do bệnh tắc hẹp động mạch chi thường bắt đầu ở phần xa nhất của chi, tức là tại các đầu ngón tay hoặc ngón chân. Điều này là bởi, khi lượng mạch m.áu bị tắc hẹp tăng lên, lưu lượng m.áu cung cấp cho các chi bị giảm sút. Các phần chi ở xa không có đủ oxy và chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, ngọn chi bắt đầu bầm tím, loét và hoại tử đen.

Phân độ nặng nhẹ loét chi được xác định dựa trên mức độ ảnh hưởng của biến chứng này đến khả năng đi lại của người bệnh. Nếu tình trạng loét chỉ xuất hiện ở đầu các chi thì được đ.ánh giá là nhẹ. Ngược lại, nếu vết loét đã lan rộng tới nửa bàn chân hoặc đến gót chân thì được xem là nặng. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ gây tắc hẹp động mạch chi, tình trạng n.hiễm t.rùng cũng góp phần thúc đẩy l.ở l.oét chi diễn tiến nặng hơn.

Tại BV ĐHYD TP.HCM, thế mạnh đa chuyên khoa được khai thác triệt để nhằm mang lại cho người bệnh tắc hẹp động mạch chi phương án điều trị tối ưu. “Ưu tiên bảo tồn chi” là phương châm hàng đầu để điều trị biến chứng loét chi. Trường hợp người bệnh mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp nong mạch m.áu nhằm tăng lưu lượng m.áu ở chi, đảm bảo các phần chi ở vị trí xa nhất nhận được đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để có thể lành vết loét.

Trường hợp người bệnh đã xuất hiện biến chứng loét hoại tử chi, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần chi đã c.hết nhưng ở mức tối thiểu, đồng thời kết hợp nong mạch m.áu để cải thiện tình trạng tắc hẹp cũng như hạn chế nguy cơ hình thành vết loét mới.

Nếu thức giấc giờ này, bác sĩ cảnh báo gan của bạn có thể gặp nguy hiểm

Đó là khoảng thời gian từ 1 đến 4 giờ sáng, các bác sĩ cảnh báo gan có thể gặp nguy hiểm.

Bệnh gan nhiễm mỡ có xu hướng không gây hại trong giai đoạn đầu, nhưng gây ra những hậu quả lâu dài.

Gan nhiễm mỡ là sự hiện diện của các tế bào mỡ bên trong gan, mà hầu hết mọi người đều mắc ở mức độ khác nhau.

Các vấn đề phát sinh khi các tế bào mỡ này gây ra sự tích tụ chất thải độc hại trong cơ thể và ngăn gan hoạt động bình thường. Mức độ thiệt hại này càng lớn thì gan càng ít có khả năng phục hồi, và có thể cần ghép gan trong một số trường hợp.

Mức độ thiệt hại này càng lớn thì gan càng ít có khả năng phục hồi. Ảnh SHUTTERSTOCK

Theo tạp chí về giấc ngủ Nature and Science of Sleep, rối loạn giấc ngủ là một dấu hiệu rõ ràng của sẹo gan, theo tờ Express.

Tiến sĩ Brian Lum, bác sĩ, chuyên gia y học tích hợp và chức năng có trụ sở tại Kansas (Mỹ), khuyên nên ghi lại thời gian thức dậy để biết liệu bệnh gan có gây rối loạn giấc ngủ của bạn hay không.

Ông giải thích: Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất gây thức giấc từ 1 đến 4 giờ sáng là do gan có vấn đề. Có thể là viêm gan hoặc bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo tạp chí Journal of Thoracic Disease, có đến khoảng 60 – 80% bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính bị rối loạn giấc ngủ, theo Express.

Các biểu hiện thường gặp nhất là mất ngủ, giấc ngủ kém hiệu quả, buồn ngủ vào ban ngày và hội chứng chân không yên.

Tiến sĩ Lun giải thích: Khi gan có nhiều chất béo tích tụ, nó không còn hoạt động tốt và giải độc cơ thể một cách hiệu quả nữa.

Vì chất độc không thể được trung hòa và loại bỏ khỏi cơ thể nên người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh thoái hóa như viêm xương khớp, loãng xương và bệnh Alzheimer.

Bệnh gan nhiễm mỡ hầu như luôn xảy ra đồng thời với tình trạng kháng insulin và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất gây thức giấc từ 1 đến 4 giờ sáng là do gan có vấn đề. Ảnh SHUTTERSTOCK

Theo đồng hồ sinh học, trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng, gan hoạt động mạnh nhất để làm sạch và giải độc cơ thể trong khi ngủ.

Vì vậy, nếu gan hoạt động chậm và trì trệ do tích tụ chất béo trong thời gian thanh lọc này (từ 1 – 4 giờ sáng), cơ thể sẽ cố gắng phân bổ nhiều năng lượng hơn để giải độc và kích hoạt hệ thống thần kinh thức dậy.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhịp sinh học có thể thay đổi theo t.uổi tác, khiến việc thức dậy sớm vào buổi sáng trở nên phổ biến hơn ở người lớn t.uổi.

Đối với người lớn t.uổi, xu hướng thức dậy 3 – 4 lần mỗi đêm ngày càng tăng.

Các tình trạng như tiểu đêm, lo lắng và các triệu chứng khác có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra những thay đổi về giấc ngủ do t.uổi tác, theo Express.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *