Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần: “Không phải xã hội phát triển khiến cho số lượng người mắc bệnh tâm thần tăng lên”

PGS.TS. Trần Viết Nghị – nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai – nhận định số lượng bệnh nhân tâm thần tăng lên do nhận thức của xã hội về các rối loạn tâm thần được nâng cao, không phải do xã hội phát triển.

Bệnh nhân được chăm sóc tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Chia sẻ với VietTimes bên lề Hội nghị khoa học thường niên do Viện Sức khỏe tâm thần tổ chức tại Hà Nội ngày 18/10, PGS.TS. Trần Viết Nghị cho biết nhận thức của cộng đồng về bệnh tâm thần trong những năm 80 của thế kỷ trước còn eo hẹp, nên các số liệu điều tra về bệnh cũng ít ỏi.

“Vào thời điểm đó, cộng đồng quan niệm bệnh tâm thần chỉ gồm tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần trong động kinh, người mắc bệnh bị “điên” nên phải bị nhốt lại. Bệnh nhân đến điều trị tập trung vào các trại điều dưỡng tâm thần, các bệnh viện tâm thần lớn, chịu cảnh sinh hoạt khắc khổ” – PGS.TS. Trần Viết Nghị nói.

T.iền thân của Viện là Khoa Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (gọi tắt là Khoa). Cũng giống với nhiều cơ sở điều trị bệnh tâm thần khác, Khoa phải nhốt rất nhiều bệnh nhân tâm thần sau những cánh cửa sắt. Không đủ giường, người bệnh phải nằm dưới sàn gỗ, sàn xi măng, việc sinh hoạt cá nhân bị hạn chế.

Sau đó, nhờ nỗ lực của các chuyên gia trong ngành tâm thần học, nhận thức của cộng đồng về bệnh tâm thần được đổi mới, quan niệm về bệnh tâm thần được mở rộng. Bệnh tâm thần không còn bị bó hẹp trong những biểu hiện “điên loạn, kích động” mà được mở rộng theo bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan – ICD.

Bác sĩ Trần Viết Nghị cho biết, hiện nay nhận thức của cộng đồng đã được nâng cao, kiến thức về bệnh được cập nhật.

“Những bệnh trước đây người ta không coi là bệnh tâm thần, ví dụ mất ngủ, trầm cảm, rối loạn liên quan đến stress, loạn chức năng hoặc nghiện rượu, nghiện t.huốc l.á, nay được xếp loại là các rối loạn có liên quan tới tâm thần” – PGS.TS. Trần Viết Nghị chia sẻ.

PGS.TS Trần Viết Nghị nhận hoa và chụp ảnh cùng với các bác sĩ của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Bên cạnh đó, môi trường bệnh viện cũng được thay đổi: Thay vì giam giữ bệnh nhân sau những cánh cửa sắt giống như lồng giam, bệnh viện mở cửa, thuê nhân viên bảo vệ trông giữ bệnh nhân; Xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp, có cây xanh, có sân bóng, khu vực giải trí cho bệnh nhân; Chăm sóc cho bệnh nhân tốt hơn, thái độ ứng xử của các bác sĩ cũng mềm mại hơn; Áp dụng điều trị rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng, tuyên truyền về bệnh tới đông đảo người dân…Từ đó trở đi, người dân nhìn vào bệnh viện tâm thần có cảm giác bình dị, giống như đi điều trị một căn bệnh thể chất khác. Còn các bệnh nhân tâm thần không bị mặc cảm căn bệnh của mình.

Do đó, số lượng phát hiện bệnh tăng lên, số lượng người bệnh được chăm sóc nhiều hơn, còn bản chất của bệnh không thay đổi, không phụ thuộc vào việc xã hội phát triển hay không.

“Có thể bây giờ người dân gặp căng thẳng nhiều hơn do các vấn đề về hội nhập quốc tế, áp lực cuộc sống. Nhưng, người dân sinh sống trong thế kỷ trước cũng có áp lực cuộc sống, cũng có sự căng thẳng, có áp lực tâm lý. Vì vậy, tôi cho rằng bệnh không thay đổi, các rối loạn tâm thần vẫn tồn tại trong cộng đồng từ xưa đến nay. Ngày xưa, chúng ta nhận thức hẹp thì kết quả điều tra cơ bản ít, bây giờ nhận thức rộng thì điều tra cơ bản nhiều mà thôi” – PGS.TS. Trần Viết Nghị kết luận.

Đồng quan điểm, PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần – cho biết, xã hội phát triển không phải là nguyên nhân khiến cho số lượng bệnh nhân tăng lên.

“Ví dụ stress (hay còn gọi là căng thẳng), ta cứ nói là xã hội phát triển nên người dân bị stress nhiều, song, thực tế không phải. Xã hội phát triển, hay kém phát triển thì người dân vẫn sẽ có stress.

Tương tự, bệnh tự kỷ ở trẻ được phát hiện nhiều hơn do trình độ của bác sĩ và nhận thức của cộng đồng được nâng cao, không còn hạn hẹp như trước. Đừng “đổ tội” cho xã hội phát triển, chúng ta nên cảm thấy mừng vì cộng đồng đã quan tâm tới các vấn đề về sức khỏe tâm thần” – PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn nói.

Hội nghị khoa học thường niên Viện Sức khỏe Tâm thần lần thứ 11 được tổ chức trong ngày 18/10 tại Bệnh viện Bạch Mai, gồm 5 phiên với các chủ đề: Tổng quan về ngành điều trị tâm thần trên thế giới; động kinh các rối loạn tâm thần thực tổn và nghiện chất; tâm thần học người trưởng thành; tâm thần t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên; các phương thức điều trị hóa dược và can thiệp.

Các chủ đề đã thu hút hàng trăm bài trình bày của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, giúp Hội nghị trở thành nơi trao đổi, nâng cao các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tâm thần của các cán bộ y tế, bác sĩ; đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân.

Các chuyên gia về tâm thần học trong nước và ngoài nước tham dự Hội nghị ngày 18/10.

Cũng trong sáng 18/10, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1969-2019).

Theo TS. Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, sau 50 năm xây dựng và phát triển, Viện Sức khỏe tâm thần đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, sát cánh cùng người nhà và người bệnh qua việc mang đến các dịch vụ toàn diện, chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.

Tới tham dự và phát biểu tại sự kiện, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) biểu dương những nỗ lực của các cán bộ y tế Viện Sức khỏe tâm thần trong 50 năm qua. “Những đóng góp của Viện đã góp phần đưa Bệnh viện Bạch Mai trở thành Bệnh viện hạng Đặc biệt của cả nước” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh trao bằng khen của Bộ Y tế cho TS. Nguyễn Doãn Phương và các cán bộ tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ sự tin tưởng Viện Sức khỏe Tâm thần sẽ tiếp tục phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp điều trị mới vào công tác khám chữa bệnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu trở thành một Viện ngang tầm với các viện chuyên ngành của các nước tiên tiến trong khu vực.

Theo viettimes

5 nguyên tắc ứng xử với người có vấn đề tâm thần

ALGEE là nguyên tắc đ.ánh giá nguy cơ gây hại cộng đồng của một người, lắng nghe, trấn an, hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân tìm sự giúp đỡ.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ, một phần năm người trưởng thành nước này gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng hầu hết không nhận được sự giúp đỡ tốt nhất. Vì lý do này, tổ chức Sơ cứu Tâm thần Mỹ đã tổ chức chương trình hướng dẫn cách hỗ trợ người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Betsy Schwartz, người giám sát chương trình của tổ chức Sơ cứu Tâm thần Mỹ cho biết lớp học đã cung cấp thông tin cho gần 2 triệu công dân. Lớp học được bắt đầu tại Mỹ 12 năm trước với sự góp mặt của giáo viên, nhân viên y tế, quản lý nhân sự, những người dân bình thường có mưu cầu giúp đỡ. Chính phủ Mỹ đã ban hành một đạo luật vào năm 2015 và chi 20 triệu USD để chương trình có thể tổ chức miễn phí cho cộng đồng.

Ảnh: Stay at Home Mum.

Trong chương trình trên, các giảng viên đã chỉ ra một số dấu hiệu và triệu chứng ứng với từng vấn đề sức khỏe tâm thần. Ví dụ như đối với trầm cảm, dấu hiệu nhận biết bao gồm thiếu năng lượng, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, ăn nhiều nhưng không có cảm giác ngon miệng, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân… Những người tham gia lớp học còn được chỉ ra cách làm dịu cảm xúc tiêu cực ở một ai đó bằng cách giúp họ tập trung vào màu sắc hoặc âm thanh cụ thể.

Đặc biệt, chương trình học đưa ra nguyên tắc sơ cứu ALGEE. Trong đó:

“A” (assess for risk of harm or suicide): đ.ánh giá nguy cơ gây hại hoặc t.ự t.ử của bệnh nhân.

“L” (listen non-judgmentally): lắng nghe trên tinh thần không phán xét bệnh nhân, tránh ngắt lời bệnh nhân.

“G” (give information and reassurance): cho bệnh nhân lời khuyên và trấn an tinh thần họ, cung cấp các phương pháp điều trị cơ bản.

“E” (encourage professional help if needed): hãy luôn có mặt và hỗ trợ bệnh nhân khi họ cần.

“E” (encourage self-help): khuyến khích bệnh nhân chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ.

Nhiều học viên đã ứng dụng các bước trên đối với thành viên trong gia đình. Thực tế, các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ độ t.uổi nào nên mỗi cá nhân hãy bỏ túi cho mình những kiến thức trên nhằm ứng phó kịp thời khi người thân, người lạ hay đồng nghiệp cần hỗ trợ.

Đăng Như

Theo CNN/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *