Bí quyết sống thọ đơn giản của một nhà văn, mặc dù cơ thể rất nhiều bệnh tật, thậm chí mắc 2 bệnh ung thư cùng một lúc, nhưng ông vẫn sống đến 98 t.uổi.
Nhắc đến Lý Tiễn Lâm, rất nhiều người biết ông là một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Tuy nhiên mọi người không biết rằng, từ nhỏ cơ thể ông luôn ốm yếu, nhiều bệnh tật, năm 6 t.uổi bị bệnh đậu mùa suýt chút c.hết. Sau khi khỏi bệnh đậu mùa, cơ thể ông lại mắc rất nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hen suyễn, tim mạch vành, đục tinh thể, mùa thu thường hay bị dị ứng.
Nhà văn Lý Tiễn Lâm
Đặc biệt, ông còn mắc 2 bệnh ung thư đó là ung thư tuyến t.iền liệt và ung thư bàng quang, có thể nói là ông phải “ứng phó với bách bệnh”, nhưng có điều kỳ lạ ông vẫn sống đến 98 t.uổi. Trong một chương trình truyền hình, ông Lý Tiễn Lâm có chia sẻ bí quyết sống khỏe nằm ở “ba không”: Không tập thể dục quá mức, không quá kén ăn, không kêu than.
1. Không tập thể dục quá mức
Không phải ông Lý phản đối việc tập thể dục mà ông nhắc nhở mọi người không nên tập luyện quá độ. Thực tế, tập luyện thể dục quá mức là một khái niệm tương đối. Ví dụ, đối với một vận động viên chạy đường dài, chạy 10km trong 5 phút rưỡi là bình thường, nhưng đối với người có thể chất yếu, viêm phế quản mãn tính nếu chạy như vậy sẽ “m.ất m.ạng”. Tập thể dục không quá mức chính là làm theo sức khỏe của bản thân.
Ông Lý khuyên người bệnh ung thư nên tập luyện vừa phải
Ví dụ bệnh nhân đang trải qua quá trình hóa trị có thể chọn một số bài tập cường độ thấp và ngắn hạn để tập thể dục như đi bộ, vặn người và xoay cổ. Chỉ cần là duy trì hoạt động thể chất, không được nằm liệt trên giường. Do thể chất của các bệnh nhân ung thư là khác nhau, việc luyện tập của mọi người cũng không giống nhau.
Ông Lý khuyên mọi người trước khi chọn bài tập thể dục, tốt nhất nên đến khoa y học thể thao của bệnh viện để được đ.ánh giá, dựa theo chức năng tim phổi và thể lực của cơ thể, hình thành loại và số lượng bài tập phù hợp với điều kiện thể chất.
2. Không kén ăn
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy về khái niệm “không kén ăn”, đồng thời khi ăn thịt cũng nên ăn nhiều rau củ quả, điều này cũng áp dụng cho một số bệnh nhân bị ung thư.
Tuy nhiên một số bệnh nhân cho rằng, khi phát hiện các tế bào ung thư trong cơ thể, họ sẽ ăn thật ít để các tế bào ung thư “c.hết đói”, thực sự kiểu suy nghĩ rất thiển cận. Tế bào ung thư sinh trưởng không quyết định lớn đến chúng ta ăn gì, vì vậy ngay cả khi chúng ta không ăn gì, các tế bào ung thư vẫn tiếp tục phát triển.
Người bệnh cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần các loại thực phẩm không gây khó chịu về thể chất hoặc không gây ra tác dụng phụ, bệnh nhân ung thư có thể yên tâm sử dụng.
Điều quan trọng nhất đối với chế độ ăn kiêng của người ung thư là ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, mới cải thiện khả năng miễn dịch để người bệnh có đủ sức khỏe “đ.ánh bại” khối u.
3. Không kêu than
Ông Lý cho rằng, quan điểm thứ 3 này là đặc biệt quan trọng. Cái gọi là không “kêu than” chính là tâm phải vui vẻ, lạc quan, không để bản thân “đắm chìm” trong những cảm xúc tiêu cực. Ngay từ đầu thế kỷ trước, liệu pháp cười cho bệnh nhân ung thư đã xuất hiện ở các bệnh viện Mỹ và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Bởi vì một phòng bệnh ở Mỹ chỉ có 1-2 bệnh nhân, vì vậy muốn giúp bệnh nhân điều chỉnh tâm trạng của bản thân, những chú hề chuyên nghiệp sẽ đến mỗi phòng bệnh thực hiện khoảng 15-30 phút hài kịch, quan sát phản ứng của bệnh nhân và báo cáo kịp thời các vấn đề về tâm lý của bệnh nhân cho bác sĩ.
Ông Lý cho rằng nụ cười chính là liều thuốc chữa bệnh hữu hiệu
Tiến sĩ Li Baike thuộc Đại học Loma Linda ở Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tiếng cười có thể làm giảm mức độ viêm trong cơ thể người, tăng hoạt động của tế bào lympho K trong cơ thể và có tác dụng tích cực đối với chống ung thư.
Cheng Shujun, cựu phó chủ tịch Bệnh viện Ung thư của Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc, cũng chia sẻ rằng cách duy nhất để ngăn ngừa ung thư chỉ là một từ – cười. Cheng Shujun nói: “Bạn nên làm bất cứ điều gì bạn muốn, không phải lo lắng. Những người bệnh ung thư cũng cần mở và giao tiếp với những người khác trong quá trình chống ung thư.
Giao tiếp với bác sĩ, bạn có thể tìm hiểu thêm về tình trạng của mình và thực hiện tốt hơn các biện pháp chống ung thư được nhắm mục tiêu. Giao tiếp với các thành viên trong gia đình để làm dịu sự lo lắng của họ, cũng là để giải nén bản thân và duy trì bầu không khí thoải mái. Chia sẻ kinh nghiệm chống ung thư với các bệnh nhân ung thư trong cùng phòng bệnh, giúp đỡ nhau cùng nhau “đ.ánh bại” khối u.
Hà Vũ (dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Su hào: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân
Su hào cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch,… Tuy nhiên khi ăn su hào cần lưu ý những điều sau đây để khỏi gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Su hào có các thành phần chính gồm: anbumin, đường, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, axit nicotic.
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra m.áu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Lợi ích bất ngờ từ su hào
Tốt hệ tiêu hóa
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn su hào vì nó có hàm lượng chất xơ tuyệt vời. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt bằng cách duy trì sức khỏe của ruột và ruột kết. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng. Tất cả những yếu tố trên giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, bệnh trĩ và ung thư ruột kết.
Ảnh minh họa: Internet
Giảm cân hiệu quả
Su hào có tới 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Đây là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc người muốn giảm cân. Vì hàm lượng chất béo hòa tan ít, không có cholesterol nên tốt cho phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, đối với những người này nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế ăn su hào xào.
Phòng chống ung thư
Su hào là một trong những loại rau có nồng độ phytochemical cao. Đặc biệt glucosinolates, được coi là một trong những hợp chất chống oxy hóa quan trọng nhất để ngăn chặn bệnh ung thư , bao gồm ung thư vú và tuyến t.iền liệt.
Thanh lọc m.áu và thận
Su hào được xem là loại thực phẩm cung cấp khá tốt về vitamin C, potassium, vitamin B6, vì vậy, theo các chuyên gia, su hào được đ.ánh giá là loại thực phẩm giúp thanh lọc m.áu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều su hào cũng gây hao tổn khí huyết.
Ảnh minh họa: Internet
Giúp mẹ và thai nhi phát triển tốt hơn
Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… có thể giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai của người phụ nữ tốt hơn, đồng thời tăng cường hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.
Điều hòa huyết áp
Cũng do su hào chứa nhiều kali vốn đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch bằng cách làm giảm sự căng thẳng của mạch m.áu và động mạch. Điều này giúp làm tăng tuần hoàn, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó làm giảm các rủi ro về tim mạch như nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ… Kali cũng đóng một phần quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Cùng “song kiếm hợp bích” với natri để điều chỉnh sự dịch chuyển chất lỏng giữa các tế bào.
Củng cố xương
Su hào chứa nhiều manganese, sắt, calcium nên rất tốt cho xương khi t.uổi về chiều. Ngăn ngừa bệnh loãng xương khi bạn còn trẻ là tốt nhất, vì vậy hãy chú trọng những thực phẩm giàu calcium.
Tăng thị lực
Củ su hào rất giàu các hợp chất carotenes, nhất là beta-carotene vốn là một hợp chất chống oxy hóa đặc biệt là ở mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình đục thủy tinh thể.
Ảnh minh họa: Internet
Chống cảm cúm cực tốt cho mùa đông
Mùa đông hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị tấn công do sự phát triển mạnh của vi rút, do vậy mà chúng ta dễ bị cảm cúm, ho, xổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn chăm ăn su hào vào mùa đông, sức khỏe hệ miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường tốt hơn.
Lý do là vì trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C. Một bát su hào sống có chứa lượng vitamin C nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C. Vào mùa đông, nếu ăn su hào, vitamin C trong su hào sẽ giúp cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng là cơ thể tránh được các bệnh như tim mạch và ung thư. Ngoài ra vitamin C còn giúp cải thiện sự hấp thụ và phục hồi nguồn cung vitamin E cho cơ thể.
Tốt chức năng thần kinh và cơ
Su hào cũng là loại củ giàu kali nên rất tốt sức khỏe của cơ thể cũng như chức năng thần kinh. Nó cũng hỗ trợ tích lũy carbohydrate- thành phần được sử dụng như là “nhiên liệu” cho cơ bắp. Nếu cơ thể nhận đầy đủ lượng kali cũng sẽ giúp bạn xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.
Ảnh minh họa: Internet
Những người tuyệt đối không ăn su hào
Người đau dạ dày, t.rẻ e.m
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Người bị bệnh tuyến giáp
Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra m.áu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong