Hãy chú ý đến màu sắc và tình trạng móng chân, móng tay!
1. Nhận biết bệnh tật qua móng
– Thiếu vitamin A và canxi trong cơ thể khiến móng tay, móng chân khô, giòn, dễ gãy
– Thiếu protein, axit folic và vitamin C gây xước mang rô (cạnh móng tay).
– Dải màu trắng xuất hiện trên móng tay móng chân báo động tình trạng cơ thể đang bị thiếu đạm.
– Thiếu axít clohiđric có thể làm móng bị tách đôi, chẻ
– Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến khô, cong và màu móng sẫm màu.
-Thiếu kẽm có thể gây ra sự phát triển các đốm trắng trên móng.
-Vết nứt, rạn, tổn thương trong móng tay cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước và chất lỏng khác.
– Lớp biểu bì xung quanh móng tay bị đỏ báo động tình trạng sự trao đổi chất trì trệ của các axit béo thiết yếu.
2. Ăn gì cho móng tay khỏe đẹp?
– Ăn nhiều trái cây và rau để có được các vitamin cần thiết, khoáng chất và enzyme – một protein tác động như một chất xúc tác.
– Ăn thức ăn giàu silic như bông cải xanh, cá, hành; thức ăn giàu biotin như ngũ cốc.
– Uống nhiều nước và nước ép trái cây; thực phẩm giàu kẽm và vitamin B sẽ tăng cường móng tay khỏe mạnh của bạn.
– Nước ép cà rốt giàu canxi và phốt pho là thực phẩm hoàn hảo cho việc tăng cường vẻ đẹp của móng.
Tips chăm sóc móng
– Điều trị cho móng khi có vấn đề bất thường
– Tích cực chữa trị khi bạn bị đau chân, đau tay
– Chú ý sự tăng trưởng của móng
– Móng có thể báo hiệu bạn có vấn đề về bệnh tiểu đường
– Chăm sóc móng theo mùa
– Dưỡng móng hàng tuần
Liệu pháp massage cho sức khoẻ mỗi ngày
Bạn có thể dễ dàng tự massage cho mình để tăng sinh lực trước khi tới trường, đi làm hay sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Tác dụng tuyệt vời của massage
Theo Hiệp hội American Massage Therapy cho thấy rằng liệu pháp massage cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng bao gồm:
– Cải thiện lượng m.áu lưu thông
– Thư giãn cơ thể
– Tăng mức độ endorphin (chất hóa học trong cơ thể làm cho bạn cảm thấy khỏe hơn)
Làm thế nào để tự massage?
Bạn có thể dễ dàng tự matxa cho mình để tăng sinh lực trước khi tới trường hoặc trước khi đi làm, hay sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hãy sử dụng dầu matxa nếu matxa trên da trần. Bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế matxa, hoặc ngồi ngay trên sàn nhà, hoặc nằm xuống.
Massage vai
1. Dùng tay trái massage vai phải. Bắt đầu xoa từ phần cuối của x.ương s.ọ, rồi đến gáy, tới vai, trượt dài xuống cánh tay tới tận khuỷu tay. Tiếp đến lại từ từ xoa ngược lại qua vai, lên gáy. Lặp lại động tác này 3 lần, tiếp tục với phía vai trái còn lại.
2. Dùng đầu các ngón tay miết dọc gáy, cổ rồi đến vai. Ban đầu miết nhẹ, sau mạnh dần cho đến khi bạn cảm nhận được sức nóng do tác động cọ xát với tay. Các vùng cơ mỏi, đau nhức dần dần tan biến, trả lại cho bạn một cảm giác thư thái.
3. Dùng tay trái đ.ấm nhẹ từ phần cổ xuống hết vai phải, chú ý nắm tay hờ, nhẹ nhàng. Động tác này giúp m.áu lưu thông tốt, dễ làm, rất có ích khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Lặp lại động tác tương tự với phần vai còn lại.
4. Cuối cùng, dùng hai bàn tay xoa mặt nhẹ nhàng từ trong ra ngoài. Tiếp tục với vùng cổ, vai, cánh tay và xoa tới hết các đầu ngón tay. Động tác giúp bạn thư giãn, lưu thông khí huyết. Đây cũng là một liệu pháp giúp bạn dễ ngủ, hoặc giảm đau đầu và các dây thần kinh. Bạn có thể thực hiện động tác trước khi đi ngủ.
Massage cổ
1. Bắt đầu matxa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh.
2. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút.
3. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.
4. Tiếp theo, đan hai tay vào nhau và để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn lên trần nhà.
Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần.
– Ôm đầu bằng tay trái từ phía sau, kéo căng các cơ ở cổ. Thả lỏng khi thở ra và nghiêng đầu hết cỡ về phía vai trái. Lặp lại động tác này vài lần, sau đó đổi bên.
– Hít vào, sau đó thở hắt ra. Âm phát ra phải thoát từ lồng ngực và kéo dài. Dạ dày giống như đang dính chặt vào xương sống. Tiếp đó, hãy thực hiện động tác: làm cho hàm dưới đẩy hết cỡ về phía trước. Hai tay gập lại và hất mạnh đằng sau. Khi thở, đầu ngửa ra đằng sau sao cho mặt hướng lên trần nhà. Giữ ở tư thế này khoảng 8 giây, sau đó lặp lại.
Massage bàn chân
1. Rửa chân thật sạch rồi xoa dung dịch giữ ẩm da để tạo độ trơn trước khi bắt đầu.
2. Nhẹ nhàng dùng ngón tay, đặc biệt là ngón cái xoa đều phần ở giữa các ngón chân. Đồng thời chậm rãi xoa bóp từng ngón và các khớp xương dọc theo chiều từ đầu ngón chân đến gần mắt cá.
3. Tiếp tục dùng ngón cái xoa vòng tròn, đều đặn khắp lòng bàn chân cho đến gót chân. Với phần da hơi dày ở vùng gót chân, nên dùng lực mạnh hơn một chút.
4. Sau khi xoa bóp lòng bàn chân, một tay giữ gót chân, tay kia chụm các ngón lại và xoay đều nhẹ nhàng để thư giãn.
5. Duỗi chân thẳng về phía trước rồi lần lượt xoa đến phần bắp chân để làm “dịu” những cơn mỏi cơ.
6. Khi đã hoàn tất phần xoa bóp, dùng khăn khô lau sạch dung dịch giữ ẩm và để chân thả lỏng thoải mái trước khi bắt đầu vận động.
Massage bụng
1. Biện pháp Xoa bóp này là lý tưởng khi bị đau do k.inh n.guyệt.. Bắt đầu xoa theo chiều kim đồng hồ quanh bụng của theo một vòng tròn, sử dụng toàn bộ bề mặt của bàn tay của bạn.
2. Dùng các ngón tay xoa bóp trên bụng. Sau đó đưa tay xuống dưới xoa bóp vùng hông rồi lại trở lại xoa bóp vùng bụng
3. Nhấn mạnh vào hông rồi xoa bóp liên tiếp