Bị ong vò vẽ đốt, chỉ trong vòng hơn chục phút là có thể t.ử v.ong do độc tố trong nọc của loài này rất đặc biệt.
Chúng không bị c.hết sau khi đốt như những loài ong khác mà vẫn tiếp tục tấn công người.
Vết đốt đặc trưng
GS. Bùi Công Hiển – Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, trong khi ong mật gần như không độc thì ong vò vẽ và ong đất ( ong bắp cày), ong bầu chứa độc tố có thể gây c.hết người. Độc tố có trong nọc độc của ong gồm Melittin, Phospholipase A, B, Hyaluronidase, Histamine, Serotonine, Acetylcholine, Acide phosphatase, Apamin… gây tổn thương thận, gan, hủy cơ, tán huyết, rối loạn đông m.áu, tổn thương phổi gây suy hô hấp…
“Có một điều là tất cả các loài ong đều rất “hiền lành” vào các mùa không phải mùa sinh sản. Nhưng vào mùa sinh sản ong tức là khoảng giai đoạn giữa hè, ong hung dữ hơn để bảo vệ nơi chúng sinh sống, dễ tấn công khi khu vực chúng sống bị xâm phạm. Những tai nạn thương tâm do bị ong tấn công đa phần diễn ra vào thời điểm này”, GS. Hiển nói.
Bị ong vò vẽ đốt, có thể t.ử v.ong sau khoảng hơn 10 phút.
GS. Bùi Công Hiển cho biết, ong vò vẽ nguy hiểm ở chỗ khi đ.ốt n.gười, nó có thể rút nọc kim đốt ra và đốt nhiều lần nên nguy hiểm hơn loài ong mật (Apidae) rất nhiều. Vết đốt của ong vò vẽ nhìn thấy rất đặc hiệu với một vết quầng đỏ ở chung quanh một điểm hoại tử ở trung tâm. Ong vò vẽ có thân và bụng thon, có khoang đen xen kẽ màu vàng. Đầu rộng bằng ngực, không nhẵn, có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, lông tơ cứng, ngắn và thưa. Ong vò vẽ thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành cây hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà.
Cũng theo GS. Bùi Công Hiển, cách để tránh bị ong tấn công, không để chúng lao vào tấn công mình là lửa và khói. Khi đi rừng hoặc làm vườn nên chuẩn bị vật liệu để sẵn sàng đối phó. Nguyên tắc thứ hai là phải che chắn những vùng nhạy cảm như vùng đầu, cổ. Tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
GS. Bùi Công Hiển cho biết, nọc độc của ong có chứa nhiều chất cực độc như melittin, apamine, phospholipase A2, phospholipases B, chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase, histamine, dopamine,… Trong đó, thành phần chủ yếu là melittin và phospholipase A2. Melittin là chất khiến người bị đốt có cảm giác đau, nguy hiểm hơn, đây là yếu tố gây ra tan m.áu và rối loạn đông m.áu. Apamin là một chất thành phần có khả năng làm làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ, thậm chí gây liệt cơ hô hấp, liệt thần kinh và t.ử v.ong.
Phần lớn loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà độc tính ít hay nhiều. Ngoài những loài cực độc như ong vò vẽ, ong đất, có loài ong tuy ít độc nhưng vẫn có thể gây ra sốc phản vệ cho người bị ong đốt dẫn đến t.ử v.ong tùy thuộc cơ địa mỗi người.
Xử lý nọc độc khi bị ong đốt
Cũng theo GS Bùi Công Hiển, khi bị ong đốt nếu nhẹ có thể dùng các chất có tính chất kiềm (như vôi tôi, thuốc đ.ánh răng…) bôi vào vết đốt để trung hòa. Nếu nặng phải đưa đến cơ sở y tế để được điều trị. Người bị ong đốt khi sơ cứu cần chú ý uống đủ nước, gọi cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý không tự dùng thuốc dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược.
Sau khi đã thoát khỏi sự tấn công của đàn ông, kiểm tra vùng da bị ong đốt xem còn kim chích của ong hay không, nếu có phải nhổ kim chích ra ngay. Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ.
Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương.
Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
“Để đề phòng bị ong tấn công, tuyệt đối tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong. Nếu tình huống quá cấp bách, có thể dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những chất kết tủa, từ đó giúp giải nọc độc”, GS. Bùi Công Hiển cho biết.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Tây Ninh) những ngày gần đây liên tục cấp cứu những trường hợp nguy kịch do bị ong vò vẽ đốt. Trường hợp đầu tiên là gia đình nữ bệnh nhân T.T.B. Khi ra vườn hái trái mít, bệnh nhân bị đàn ong vò vẽ tấn công. Trong lúc hoảng sợ đã bỏ chạy vào nhà, vô tình khiến 3 người khác trong nhà cũng bị ong đốt theo và phải nhập viện cấp cứu.
Theo đó, khi tiếp nhận tại bệnh viện, tình trạng bệnh nhân B. rất nguy kịch, toàn thân có rất nhiều vết hoại tử do ong đốt, bệnh nhân bị sốc, trụy mạch, suy gan, suy thận nặng, tiểu m.áu. Bệnh nhân được điều trị tích cực đồng thời có chỉ định lọc m.áu khẩn cấp tại Khoa Hồi sức tích cực.
Một trường hợp nặng khác là nam bệnh nhân N.N.H., khi dọn kho chứa gỗ thì đột ngột bị đàn ong vò vẽ lao vào tấn công, đốt khắp vùng đầu, mặt, cổ, gáy, lưng tới hơn 100 vết đốt. Khi nhập viện, bệnh nhân lơ mơ, khó thở, vị trí các vết đốt sưng nề, đau dữ dội. Tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch nên được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực tiến hành lọc m.áu, điều trị chống n.hiễm t.rùng, truyền dịch để đưa chất độc ra ngoài cơ thể.
Điều gì xảy ra khi ong bắp cày sập bẫy của cây bẫy kẹp: Thoát lưỡi hái tử thần?
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Ong bắp cày Yellow jacket (tên khoa học là Vespula squamosa) là một loài ong bắp cày nguy hiểm, chúng có thể dùng ngòi đốt để chích nọc độc vào cơ thể nạn nhân để làm con mồi tê liệt (ong bắp cày là loài ăn thịt) hoặc để tự vệ trước kẻ thù.
Ngoài ra ong bắp cày Yellow jacket cũng có thể ăn mật ong như các loài ong mật, do đó chúng đã bị thu hút bởi mật ngọt mà loài cây bẫy kẹp (Tên khoa học: Dionaea muscipula) tiết ra. Vậy liệu khi bị sập bẫy thì ong Yellow jacket liệu có thể thoát ra?
Chế độ ăn uống của cây bẫy kẹp là 33% kiến, 30% nhện, 10% bọ cánh cứng, và 10% châu chấu, có ít hơn 5% các loài côn trùng bay. Như vậy ong bắp cày nằm trong thực đơn 5% ít ỏi nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng có thể dễ dàng thoát được chiếc bẫy kẹp lợi hại này.