Tôi và con gái 5 t.uổi đang mắc cúm mùa. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời?
Tôi và con gái 5 t.uổi đang mắc cúm mùa. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Bất cứ ai cũng có thể bị cúm mùa, ngay cả những người khỏe mạnh và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa t.uổi. Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.
Hầu hết người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới 2 tuần, nhưng một số người sẽ bị các biến chứng (chẳng hạn viêm phổi) do cúm, một số biến chứng có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến t.ử v.ong. Những trường hợp này bao gồm:
Người từ 65 t.uổi trở lên
Người ở mọi lứa t.uổi mắc một số bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim)
Phụ nữ mang thai
T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, đặc biệt là những trẻ dưới 2 t.uổi.
Những người bị cúm mùa gặp phải những dấu hiệu cảnh báo nặng dưới đây nên được chăm sóc y tế ngay lập tức:
– Trẻ nhỏ:
Thở nhanh hoặc khó thở
Môi hoặc mặt tái xanh
Vùng xương sườn co lại theo từng nhịp thở
Đau ngực
Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi)
Có dấu hiệu mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc)
Không tỉnh táo hoặc tương tác khi thức
Co giật
Sốt cao trên 40 độ C không hạ
Trẻ dưới 12 tuần bị sốt, dù nhẹ
Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng sau đó tái phát hoặc nặng hơn
Tình trạng bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn
– Người trưởng thành:
Khó thở hoặc hụt hơi
Đau dai dẳng hoặc áp lực ở ngực hoặc bụng
Chóng mặt dai dẳng, lú lẫn, không thể tỉnh táo
Co giật
Không đi tiểu
Đau cơ nghiêm trọng
Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng sau đó tái phát hoặc nặng hơn
Tình trạng bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn.
Phổi trắng xóa vì mắc cúm A
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A, chỉ sau ít ngày đã phải đặt ống thở máy vì tình trạng suy hô hấp diễn biến nặng.
Có trường hợp phổi trắng xóa trên phim chụp X-quang, tổn thương phổi tới 60%, lan tỏa hai bên.
Gần đây, một người phụ nữ 59 t.uổi (ở Thái Nguyên) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do nhiễm cúm A trên nền cơ địa béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp. Hai ngày sau khi nhập viện, bệnh diễn biến rất nhanh, đặc biệt là tổn thương phổi. Bệnh nhân phải đặt ống thở máy.
Sau 1 tuần điều trị tích cực, phổi của bệnh nhân vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thở máy. Cùng đó, bệnh nhân còn gặp tình trạng sốc n.hiễm t.rùng.
Không chỉ riêng trường hợp trên, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A, chỉ sau ít ngày đã phải đặt ống thở máy vì tình trạng suy hô hấp diễn biến nặng. Có trường hợp phổi trắng xóa trên phim chụp X-quang, tổn thương phổi tới 60% lan tỏa hai bên.
Cúm A là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và lan rất nhanh trong cộng đồng. (Ảnh minh họa).
Các bác sĩ của bệnh viện cho biết, gần đây số ca nhiễm cúm A và cúm B gia tăng nhanh chóng. Hiện bệnh viện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm A nặng, trong số đó khoảng 50% bệnh nhân kèm theo bệnh lý nền, nhiều trường hợp phải thở máy.
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hai đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là t.rẻ e.m và người cao t.uổi có bệnh nền.
Theo đó, cúm A là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Đây là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và lan rất nhanh trong cộng đồng.
Người mắc các bệnh nền liên quan trực tiếp đến hô hấp là tim mạch (cao huyết áp, bệnh mạch vành…) và phổi (viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính…). Do đó, cơ địa bệnh nền là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh nhân cúm A diễn biến nặng rất nhanh.
Cũng theo bác sĩ Phúc, virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi. Đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt b.ắn. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt b.ắn sẽ chạm vào miệng, mũi của người đối diện khiến mắc bệnh, hoặc cũng có thể do chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.
“Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể…”, bác sĩ Phúc thông tin.