Một nam thanh niên bị đạn b.ắn vào người từ nhỏ và suốt hơn 20 năm phải sống trong nơm nớp lo sợ do không lấy đạn ra được.
Chiều 29-11, TS-BS TS Bùi Chí Viết, Giám đốc Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long cho hay nơi đây vừa phẫu thuật lấy ra được viên đạn “trốn” trong lồng ngực bệnh nhân N.T.L. (26 t.uổi, ngụ Đồng Tháp) suốt hơn 20 năm.
Cách nhập viện 2 ngày, cảm thấy đau vùng ngực phải, anh L. đến khám và được chỉ định nhập viện. Tại đây, ngoài có 2 vết mổ cũ ở vùng ngực phải, anh được chụp kỹ thuật cao, định vị và phát hiện có 1 dị vật kim loại nằm ở khoang gian sườn số 7 sát phổi phải.
Vị trí viên đạn “trốn” 20 năm trong người nam thanh niên
Sau 30 phút, các bác sĩ đã can thiệp lấy ra được viên đạn s.úng hơi kích thước 5×6mm dính vào thành màng phổi, phục hồi thành ngực cho anh.
Theo BS.CKII Hà Bửu Kiếm, Trưởng Khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch m.áu Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long (người trực tiếp mổ), sau lấy dị vật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, không còn hoang man.
Lúc 5 t.uổi anh L. bị s.úng hơi b.ắn vào vùng ngực, đã được 2 bệnh viện phẫu thuật nhưng chưa lấy dị vật ra được. Dù không ảnh hưởng tính mạng nhưng tâm trạng bản thân anh và gia đình không khỏi lo lắng do phải sống chung với viên đạn trong người suốt cả chục năm.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Gạo lứt là thần dược hay chỉ hơn gạo trắng ở bột cám?
Được coi là thần dược tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định gạo lứt chỉ là thực phẩm thông thường, về mặt nào đó gạo lứt còn khó tiêu hóa.
Cố ăn gạo lứt nhiều là làm khó dạ dày.
Gạo lứt rang và muối mè được bán với giá rất đắt cho những người thực dưỡng.
Trên mạng xã hội chia thực dưỡng thành hai trường phái. Thứ nhất những người coi thực dưỡng là nguồn sống là cách chữa bệnh không cần thuốc, phẫu thuật không cần dao. Tuy nhiên, thực tế thực dưỡng theo các chuyên gia đây là cách ăn uống sai lầm nhất đặc biệt với những người đang mang bệnh như ung thư.
GS. TS. Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết bà gặp nhiều bệnh nhân bị ung thư sau đó thực dưỡng và khi vào viện chỉ còn da bọc xương.
GS Hương kể có những bệnh nhân thực dưỡng cả chục năm và người chỉ còn da với xương nhưng bệnh nhân vẫn quả quyết mình khỏe và điều này là hoàn toàn sai lầm. Con người cần đầy đủ các dưỡng chất, vitamine để khỏe mạnh, để có tăng cường sức đề kháng phòng bệnh tật. Đối với bệnh nhân ung thư thì dinh dưỡng càng quan trọng hơn. Nếu người bệnh chỉ ăn muối mè với gạo lứt thì cơ thể không đủ chất để chống lại tế bào ung thư cũng như các bệnh khác. Chính vì thế, GS Hương cho rằng tuyệt đối không được thực dưỡng nhất là với bệnh nhân bị ung thư.
Bất cứ thực phẩm gì cũng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng các nhóm chất béo, chất đạm, bột đường, vi tamien và khoáng chất. Không nên kiêng thái quá một loại thực phẩm gì. Thực dưỡng khác hoàn toàn với ăn chay.
Nói về thực dưỡng bằng gạo lứt muối mè, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho rằng nhiều bệnh nhân cũng mang băn khoăn này đi hỏi bác sĩ và tất cả hơn gạo trắng là lượng cám còn dư. Lượng cám này có chứa nhiều khoáng chất như magie, phốt pho, vitamine B. Nhưng hàm lượng của nó quá ít chỉ chiếm 7 – 8 % hạt gạo. Hơn nữa, gạo lứt lại khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Nếu để hấp thụ lượng khoáng chất cần thiết đầy đủ từ gạo lứt thì con người cần ăn 200 gram gạo lứt nấu. Điều này khó thực hiện hơn. Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng thì ăn gạo lứt không giàu khoáng chất, magie như cải xoăn.
Gạo lứt cũng có hàm lượng protein cao hơn gạo trắng nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng về mặt khoa học thì sự hấp thu protein của cơ thể người từ gạo lứt không cao hơn gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt lại có thêm a xít phytic có thể làm giảm hấp thu các vi chất trong cơ thể. Gạo lứt chỉ hơn gạo trắng ở phần cám gạo. Nếu muốn sử dụng gạo lứt, bác sĩ Tiến cho rằng có thể thay thế bằng dầu gạo dễ tiêu hóa hơn rất nhiều để cố ăn gạo lứt với niềm tin tốt cho sức khỏe.
Lương Y Vũ Quốc Trung – từng công tác tại phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội trong đông y gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột.
Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, gạo lứt chỉ được coi là hỗ trợ còn hoàn toàn không chữa được bệnh. Ngoài ra, lương y Trung cho rằng bất cứ bài thuốc nào, vị thuốc nào thái quá cũng bất cập. Vì thế, không nên chỉ ăn riêng gạo lứt, muối mè như quảng cáo hiện nay.
Theo infonet