Những người sống ở nơi có nguồn nước nhiễm asen cao hơn mức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo như công nhân mỏ than, khai thác khoáng sản dễ bị nhiễm độc asen, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư da.
Bàn tay bệnh nhân xuất hiện những nốt sần, gai và bị ướt, rỉ dịch (ảnh BVCC).
Đây là cảnh báo của TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương về hậu quả nhiễm độc asen mãn tính.
Theo BS Quang, hiện các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đang điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư da do nhiễm Asen. Bệnh nhân có t.iền sử bị nhiễm độc asen mãn tính và biến chứng ung thư tế bào gai. Trước đó vài năm, bệnh nhân này được phát hiện bệnh nhưng thời điểm đó bệnh ở thể tại chỗ (ít xâm lấn và di căn), có thể điều trị khỏi bằng các phương pháp hợp lý. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ.
Tuy nhiên, qua một thời gian bệnh nhân không tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, cũng có thể do thuốc bôi điều trị ung thư đối với bệnh nhân không hiệu quả do tế bào gai thuỳ tại chỗ… Vì vậy phải tính đến biện pháp phẫu thuật.
Về biểu hiện bệnh ở bệnh nhân này, trên lâm sàng có những điểm dày sừng, các nốt sần đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay như gai sần sùi chút, kích thước nhỏ chỉ 1 vài mm, nhưng dày đặc sờ vào lòng bàn tay, bàn chân bệnh nhân cảm thấy gợn gợn, sần sần, không phẳng, thô ráp. Sau đó tiến triển thành ung thư tế bào gai thể tại chỗ ở ngón tay. Kèm theo đó là tổn thương ướt, rỉ dịch, tấy đỏ, đau rát, bứt rứt.
Nguyên nhân ung thư da của bệnh nhân được xác định do nhiễm độc asen. Tuy nhiên, nguồn lây từ đâu thì chưa thể khẳng định, nhưng qua khai thác t.iền sử, bệnh nhân cho biết cách đấy 20 năm đã dùng thuốc Nam, thuốc Bắc điều trị hen. “Đây là một trong những yếu tố khiến da bị nhiễm độc asen gây ung thư da”- bác sĩ Nguyễn Hữu Quang nói.
Bác sĩ Quang cho biết, đây không phải trường hợp đầu tiên bị nhiễm độc asen, khoa từng gặp nhiều bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm độc asen mãn tính. Trung bình mỗi tháng khoảng 2-3 bệnh nhân. Bệnh nhân khi vào viện có rất nhiều tổn thương sần sùi, biểu hiện t.iền ung thư nếu không được phát hiện không được quản lý, không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành ung thư tế bào gai tại chỗ.
“Tế bào gai là tế bào trên da, ung thư tế bào gai chia ra làm nhiều thể. Thể tại chỗ xâm lấn ở vùng tổn thương, thể xâm lấn thì tế bào ung thư có khả năng xâm lấn có khả năng di căn đến các cơ quan khác ví dụ hạch, tim phổi… cũng giống như ung thư khác”, bác sĩ Quang nhấn mạnh.
Người nhiễm độc asen có thể sẽ tích tụ 5-10 năm thậm chí 20 năm mới phát bệnh. Do đó, nếu người dân sống ở những nơi có nguồn nước nhiễm asen cao hơn mức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, công nhân mỏ than, khai thác khoáng sản nếu thấy trên da xuất hiện các nốt sần sờ thô ráp, nhỏ li ti (biểu hiện nhiễm độc asen mãn tính) thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Vết bớt không đau, không ngứa, 4 tháng sau được chẩn đoán ung thư nguy hiểm bậc nhất
Những vết bớt dù là bẩm sinh hay tự phát trên da cũng thường gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp lâm sàng nó còn là dấu hiệu của bệnh lý, điển hình nhất chính là ung thư da.
Từ một chấm nhỏ, vết bớt đỏ dần dần lan rộng, lúc này khi đến bệnh viện thì ung thư đã ở giai đoạn nguy hiểm.
Những vết bớt dù là bẩm sinh hay tự phát trên da cũng thường gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp lâm sàng nó còn là dấu hiệu của bệnh lý, điển hình nhất chính là ung thư da.
Một người phụ nữ họ Lý 62 t.uổi (giấu danh tính) ở Đài Loan, cách đây 4 tháng phát hiện ra một vết bớt lạ trên da, bà chủ quan nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì cả cho tới khi số lượng lẫn kích thước của nó ngày càng tăng. Linh tính cho thấy vết bớt có vấn đề, bà đã đến Bệnh viện da liễu Đài Trung khám.
Vết bớt trên da bà Lý.
Tại đây, bác sĩ Ngô Gia Hoa tiến hành chẩn đoán và sinh thiết da, kết quả cho thấy đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Sau khi hội chẩn, bác sĩ Ngô tiến hành cắt bỏ những vùng da bị tổn thương. Hiện tại sức khỏe của bà Lý đang hồi phục rất tốt, theo dõi không thấy tái phát.
Ung thư biểu mô t ế bào vảy nguy hiểm như thế nào?
Bác sĩ Ngô chỉ ra rằng, da là cơ quan lớn nhất của cơ thể người, lớp biểu bì chủ yếu được cấu tạo bởi các tế bào biểu mô vảy. Các tổn thương da có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nên sẽ có cơ hội được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, khi thấy vùng da khác lạ, không nên trì hoãn việc điều trị.
Ung thư biểu mô tế bào vảy xảy ra khi DNA bị tổn thương do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím hoặc các tác nhân gây hại khác gây ra những thay đổi bất thường trong tế bào vảy, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao như tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, có vấn đề về miễn dịch, chất thương do bức xạ, nhiễm độc asen ở đầu, cổ, tay chân… Nó thường xảy ra ở nhóm người từ độ t.uổi 50 đến 60 t.uổi. Ban đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các mảng da đỏ không đau, không ngứa, nhưng dần dần lan rộng. Đây chính là dấu hiệu của ung thư da điển hình.
Biểu hiện thường thấy của căn bệnh này là các mảng da đỏ không đau rát, nhưng có bong tróc, sắc tố da dần trở nên đậm hơn và lớn dần. Mọi người dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh ngoài da như chàm, vẩy nến, á sừng…
Đôi khi, vùng da có thể đóng vảy, ngứa hoặc ra m.áu. Các tổn thương thường phát sinh nhiều nhất ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể. Bệnh này cũng có thể xảy ra ở các vùng khác của cơ thể, bao gồm cả bộ phận s.inh d.ục. Vì vậy, cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám, sinh thiết để chẩn đoán và điều trị sớm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư biểu mô tế bào vảy ngoài ra còn có:
– Nốt sần đỏ, cứng.
– Vết loét phẳng có vảy.
– Vết loét mới hoặc nổi lên trên vết sẹo, vết loét cũ.
– Một mảng sần sùi, có vảy trên môi sau đó phát triển thành vết loét hở.
– Vết loét đỏ hoặc mảng sần sùi bên trong miệng.
– Một mảng đỏ nổi lên hoặc vết loét giống như mụn cóc trên, trong h.ậu m.ôn hoặc trên bộ phận s.inh d.ục.
Bác sĩ Ngô nói thêm: ” Nếu tế bào ung thư không được điều trị kịp thời, nó sẽ xâm lấn, thậm chí là di căn, phá hủy các mô lành gần đó. Trong một số trường hợp sẽ lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác, có thể gây t.ử v.ong“.
Mặc dù ung thư biểu mô tế bào vảy thuộc dạng ung thư nguy hiểm bậc nhất hiện nay, nhưng nó hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời từ 10 sáng đến 3 giờ chiều, thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 30, mặc quần áo bảo hộ, kiểm tra da thường xuyên để nhận biết sớm.