Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân hoặc thậm chí gây sảy thai.

Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý phát sinh trong thời kỳ thai nghén, có thể xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu (hiện tượng bệnh lý sớm) thai phụ có biểu hiện nghén nặng, nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối (nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối hay là hiện tượng bệnh lý muộn) có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu…

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn tới t.iền sản giật, sản giật và nguy cơ trẻ khi sinh bị ngạt cao.

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi (Ảnh: theo boldsky).

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Nổi bật trong 3 tháng đầu thai kỳ là nghén nặng, thai phụ thường nôn nghén quá độ, ăn uống kém.

Mặt khác triệu chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ là phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu…

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc thai nghén

Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén hiện nay còn chưa rõ nên việc điều trị nhiễm độc thai nghén còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có một số yếu tố dễ dẫn tới hiện tượng này gồm:

– Thường xảy ra ở những thai phụ trẻ, mẹ mang thai lần đầu.

– Yếu tố thời tiết: thời tiết lạnh, chuyển mùa.

– Sản phụ thường xuyên làm việc mệt mỏi, quá sức.

– Ăn phải các loại thức ăn lạ, thức ăn dễ gây dị ứng.

– Sản phụ mắc các bệnh nội khoa mãn tính như loét dạ dày, viêm thận mãn tính…

Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân hoặc thậm chí gây sảy thai, thai c.hết lưu.

Với mẹ bầu, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn đến hôn mê, co giật, viêm tiết niệu, khó thở. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Điều trị và phòng tránh nhiễm độc thai nghén như thế nào?

Nếu nhiễm độc thai nghén không được điều trị, có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, có thể gây t.ử v.ong do sức khỏe bị suy kiệt nặng.

Do vậy, khi có những dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thai nghén, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay.

Với những mẹ bầu bị bệnh, bác sĩ sẽ giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng.

Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ xem xét và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nhớ phải luôn tuân thủ các chỉ định sau:

– Hạn chế ăn mặn.

– Lượng nước uống hàng ngày giảm xuống so với bình thường không quá 1 lít.

– Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.

– Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì chưa rõ nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh nên vẫn chưa có cách phòng tránh nhiễm độc thai nghén một cách hiệu quả.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm, các mẹ bầu nên đi khám thai đầy đủ nhằm kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ để có phương pháp điều trị phù hợp.

An Nhiên (tổng hợp)

Theo giaoduc.net.vn

Vô tình đi khám, mẹ con sản phụ bị nhiễm độc thai nghén được cứu sống hy hữu

Mang thai ở t.uổi 39 tiềm ẩn biết bao nguy cơ nhưng chị Đỗ Thị Thanh Mai (sinh năm 1980, tại Hưng Yên) không hề hay biết mình đã mắc cùng lúc hội chứng HELLP, t.iền sản giật, men gan tăng – các biến chứng sản khoa nguy hiểm nhất trong thai kỳ.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén (Ảnh minh HM).

Chị kể: “Mình có thấy dấu hiệu phù tay chân nhưng nghĩ đó là hiện tượng bình thường nên cho qua. Những lần khám thai ở cơ sở gần nhà bác sĩ đều nói các chỉ số ổn định, thai nhi phát triển tốt nên mình không lo lắng gì cả.

May mắn khi đang ở tuần thai thứ 38 lại hay tin Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2 – 38 Cảm Hội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản miễn phí nên tôi dự định sẽ kết hợp làm hồ sơ sinh tại bệnh viện”.

Tới khám trong trạng thái sức khỏe không tốt, nhưng chị Mai vẫn nghĩ “đó là hiện tượng bình thường”.

Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy thai nhi bắt đầu có dấu hiệu suy tim, chị được chẩn đoán t.iền sản giật, cần cấp cứu gấp. Đó là các dẫu hiệu nhiễm độc thai nghén.

Càng lúc, cơn đau đầu càng mạnh khiến chị Mai chóng mặt. Chị đã cùng lúc mắc cả hội chứng HELLP (nhiễm độc thai nghén gây thiếu m.áu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu) và t.iền sản giật.

Đây là các biến chứng diễn ra rất nhanh, hậu quả để lại có thể là xuất huyết não, suy thận, hôn mê, thậm chí t.ử v.ong với cả sản phụ và thai nhi nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trong thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc” chị được chỉ định mổ lấy thai với sự quyết tâm dành lấy sự sống cho cả sản phụ và thai nhi của ekip.

Khi bác sĩ bước ra phòng mổ thông báo kết quả, tất thảy đều muốn vỡ òa bởi niềm vui giờ đây được nhân đôi: Chị Mai qua cơn nguy kịch, em bé sinh ra nặng 2,3kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau 5 ngày điều trị và theo dõi tại Bệnh viện, giờ đây chị Mai đã hồi phục sức khỏe, các chỉ số đều trở lại bình thường. Chị kể khoảnh khắc tỉnh dậy sau cuộc mổ chính là khoảnh khắc chị biết mẹ con chị vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo: Các sản phụ mang thai trên 35 t.uổi, có t.iền sử tăng huyết áp hay t.iền sản giật, mắc đái tháo đường hoặc bệnh lý thận, thiếu dinh dưỡng, thừa cân trong thai kỳ đều cần theo dõi cẩn thận hơn bình thường bởi đây là các đối tượng của triệu chứng t.iền sản giật.

Càng về giai đoạn cuối, bệnh lý càng dễ xảy ra với diễn biến rất nhanh, hậu quả khó lường nên sản phụ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chuyên về sản phụ khoa để được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Châu Anh

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *