Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, 95% số người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền.
Ngày 22/10, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai khởi động Chiến dịch quốc gia “Không phát hiện=Không lây truyền”. Chiến dịch sẽ diễn ra từ nay đến tháng 12/2019.
Các nghiên cứu khoa học gần đây đưa ra bằng chứng: “Một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường t.ình d.ục cho bạn tình âm tính”.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Hiện, cả nước có gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho rằng, mục tiêu của chiến dịch truyền thông K=K nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV, người cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS về nội dung và ý nghĩa của thông điệp: Không phát hiện=Không lây truyền. Từ đó làm thay đổi về quan niệm nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.
“Chúng ta có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền) và kiểm soát được dịch với K=K”- PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml m.áu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện=Không lây truyền”. Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tài lượng HIV định kỳ; Đồng thời cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Bà Caryn R.McClelland, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đ.ánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. “Chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV, và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV”- bà Caryn cho biết./.
Theo VOV
Nếu không dự phòng, cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV mang thai sẽ có 35 trẻ sinh ra nhiễm bệnh
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có hàng nghìn t.rẻ e.m sinh ra bị nhiễm HIV, hầu hết số trẻ dưới 15 t.uổi nhiễm HIV là do lây truyền từ người mẹ nhiễm HIV.
Nếu được điều trị dự phòng đúng phác đồ, nguy cơ bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh ra con nhiễm bệnh sẽ giảm mạnh
Đáng chú ý, nếu không được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV mang thai sẽ có 35 trẻ sinh ra lây truyền HIV từ mẹ. Nhưng nếu được điều trị dự phòng chỉ có khoảng 5 trẻ sinh ra bị lây truyền căn bệnh này từ mẹ.
Do đó việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là rất quan trọng. Tuy vậy, hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mang thai đã sinh con được làm xét nghiệm trước và trong quá trình mang thai thấp, mới ở mức 53%, khiến cho công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa phát huy hiệu quả tối đa.
Tại Hà Nội, bà Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết, để giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2020 như mục tiêu đề ra, thành phố đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc phấn đấu 100% bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT được điều trị ARV sớm.
Thành phố cũng sẽ hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn.
Theo anninhthudo