Cụ ông chỉ bị tê vai trái, kèm theo sốt nhưng bất ngờ các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị viêm màng não do liên cầu khuẩn heo. Một căn bệnh rất nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng.
Các bác sĩ tiến hành chọc dò tủy sống thì phát hiện bệnh nhân bị viêm màng não do nhiễm liên cầu khuẩn heo – Ảnh: BVCC
Ngày 14.11, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị một cụ ông bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn (heo) sau khi cụ cho biết chỉ tê vai trái và sốt nhẹ.
Theo người nhà cụ ông Đ.V.H (74 t.uổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long), trước nhập viện khoảng 1 tuần, cụ có biểu hiện bị đau, tê bì vai trái, kèm sốt nhẹ. Bệnh nhân tìm đến Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115 để kiểm tra.
Tại đây các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân rất tỉnh táo, chỉ có sốt nhẹ và đau, hạn chế cử động tay trái, cổ gượng, không dấu thần kinh khu trú. Tuy nhiên, qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ở đây biết được bệnh nhân làm nghề bán thịt heo và có t.iền căn tăng huyết áp. Nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh có liên quan đến heo, các bác sĩ tiến hành cấy m.áu và cấy dịch não tủy ở bệnh nhân.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Lan Anh (Khoa Bệnh nhiệt đới), kết quả cấy dịch não tủy ở bệnh nhân cho thấy Streptococcus suis II (liên cầu khuẩn heo) kháng sinh đồ nhạy kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III, quinolon, đề kháng với các nhóm macrolide, clindamycin. Đặc biệt, kết quả cấy m.áu phát hiện Streptococcus suis II kháng sinh đồ nhạy kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III, quinolon, đề kháng với các nhóm macrolide, clindamycin. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não do liên cầu khuẩn heo.
“Chúng tôi đã tiến hành điều trị kháng sinh Ceftriaxone 4g TMC cho bệnh nhân liên tục nhiều ngày liền. Sau 2 tuần điều trị, đến nay trạng bệnh cải thiện tốt dần, không còn sốt, vùng vai trái giảm đau”, bác sĩ Lan Anh cho hay.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Phước Lan Anh khuyến cáo các bác sĩ khi khám cần hỏi kỹ t.iền căn và các yếu tố nguy cơ dịch tễ của bệnh nhân, khi nghi ngờ bệnh nhân có viêm màng não cần chọc dò sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong do các biến chứng gây ra.
Mọi người khi mua thịt heo nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y; tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đặc biệt khi ăn thịt heo phải nấu chín, tuyệt đối không ăn heo c.hết, không ăn các món ăn tái, nhất tiết canh heo. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt heo tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và rửa các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt heo.
Theo bác sĩ Lan Anh, bệnh liên cầu khuẩn heo do Streptococcus suis (S.suis) gây nên thường có các biểu hiện lâm sàng chính như: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Chính vì vậy bệnh liên cầu khuẩn heo được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật. Con người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với heo bệnh hoặc các sản phẩm từ heo bệnh.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Sốt đúng 1 ngày, b.é g.ái 21 tháng t.uổi đã bị viêm màng não, để lại di chứng nặng nề và bài học cảnh tỉnh các mẹ
Sau một trận sốt co giật, bé Huyền Anh từ một đ.ứa t.rẻ lanh lợi, thông minh mà nhận thức về số 0, tay không cầm nắm được vì nhiễm căn bệnh nguy hiểm viêm màng não.
Trong hành trình lớn lên của mình, trẻ thường gặp những trận ốm sốt, thậm chí là co giật. Phần lớn các trường hợp sốt và co giật sẽ không để lại hệ lụy nghiêm trọng. Thế nhưng bé Huyền Anh (hơn 2 t.uổi, quê ở Nghệ An) lại không được may mắn như thế. Bé sinh ra vốn khỏe mạnh, thông minh, đã được tiêm phòng các mũi đầy đủ nhưng đột ngột mắc một trận sốt co giật dẫn đến bị viêm màng não, để lại di chứng nặng nề. Câu chuyện của bé được kể lại ngày hôm nay sẽ góp thêm một lời cảnh tỉnh cho bố mẹ trong việc không được chủ quan khi con bị sốt co giật hay có những triệu chứng lạ.
Bé Huyền Anh khi chưa bị bệnh, là một đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh, lanh lợi.
Clip bé lém lỉnh, đáng yêu khi chưa mắc bệnh vẫn còn hằn sâu sự xót xa cho bất kỳ ai.
Anh Lô Thanh Hải và chị Lương Thị Hồng sinh bé Huyền Anh là con thứ 2. Bình thường, hoạt bát, lanh lợi, biết nói sớm từ khi mới 20 tháng t.uổi. Buổi chiều cách đây 4 tháng, bé đi học về vẫn rất ngoan và không có dấu hiệu mệt mỏi. Nhưng khi chuẩn bị đi ngủ, bé bỗng dưng sốt cao 39-40 độ, người co giật mạnh, mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép. Mặc dù khi phát hiện con bị sốt, mẹ bé đã cho dùng thuốc hạ sốt nhưng triệu chứng co giật vẫn diễn ra.
Vì quá gấp gáp, gia đình đã đưa bé đến một bệnh viện tuyến huyện. Tại đây các bác sĩ nghi ngờ bé bị động kinh (nhưng người nhà không có ai có t.iền sử động kinh) và cho bé dùng thuốc hạ sốt. Trong đêm đó, bé đỡ hơn.
Đến sáng hôm sau, bé trở lại tình trạng sốt co giật. Các bác sĩ dùng nhiều biện pháp và thuốc nhưng tình trạng bé càng lúc càng tệ. Gia đình muốn chuyển bé đi bệnh viện tỉnh nhưng bệnh viện huyện không đồng ý, cho rằng tình trạng bé lúc đó không đến mức phải chuyển đi.
Sau khi tỉnh lại, bé gần như trở về vạch số 0 như lúc vừa sinh ra. Tay không thể cầm nắm, miệng ú ớ không biết nói, gọi không nghe.
Gia đình cố chờ đợi đến trưa, nhưng bé Huyền Anh bắt đầu có các dấu hiệu hôn mê, co giật không ngừng. Đấu tranh mãi, gia đình mới được chuyển bé sang bệnh viện tuyến tỉnh. Sau khi chuyển về viện Nhi tỉnh Nghệ An, bé được bác sĩ xác định bé nghi bị sốt virus và vì để bé sốt co giật lâu nên virus đã di chuyển lên não. Lúc này tình trạng bé trầm trọng, không nuốt được gì, mắt, môi, chân tay co giật mạnh.
Sau khi xét nghiệm và kiểm tra tổng thể, bác sĩ kết luận bé bị viêm màng não. Gia đình quyết định chuyển bé ra Bệnh viện Nhi Trung ương để được điều trị tốt nhất. Nhưng vì não bé Huyền Anh đã bị tổn thương nặng, nên từ một đ.ứa t.rẻ thông minh, lanh lợi mà giờ bé cứ nằm hôn mê một chỗ.
Ròng rã một tháng trời sau đó, bé hôn mê trong sự bất lực và đau khổ tột cùng của gia đình. Bố mẹ bé bỏ mọi công việc để đi theo chữa trị cho con. Hàng ngày, các bác sĩ phải truyền sữa qua 1 chiếc ống dây đã được chọc sẵn vào dạ dày cho bé qua đường mũi. Kinh tế kiệt quệ và nhớ mong con khôn xiết, chị Hồng cứ quệt nước mắt liên hồi.
Bé Huyền Anh ú ớ, đi lại chập chững và không có phản ứng khi người khác gọi tên mình.
Bé Huyền Anh hiện đang phải đi phục hồi chức năng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội.
Nhưng rồi trong cơn tuyệt vọng, may mắn làm sao ông trời vẫn chừa một đường sống cho bé Huyền Anh. Bé dần tỉnh lại, dù đã mất hết ý thức. Tròn 1 tháng 5 ngày kể từ cơn sốt co giật lần đầu tiên, bé bắt đầu đi lại được. Nhưng nhận thức của bé hệt như một đ.ứa t.rẻ mới sinh ra vậy. Bé không còn nói được, cứ ú ớ, cười trong vô thức và khi mẹ đút ăn là khóc thét, người khác gọi không ngoảnh lại.
“Bác sĩ bảo bé bị tổn thương não nặng nề nên sau này có khả năng để lại rất nhiều di chứng như tê liệt vùng tay, chân hoặc 1 bộ phận nào đó, hoặc ngớ ngẩn… Phần trăm hồi phục lại là rất nhỏ. Nhưng dù sao, đó cũng là hy vọng duy nhất để gia đình bấu víu vào. Thấy con qua cơn nguy kịch, thoát khỏi tay tử thần thì chỉ biết tạm vui mừng vậy đã, dù con đường phía trước còn rất chông gai”, chị Lô Thị Quỳnh – bác ruột của bé chia sẻ với phóng viên.
Hiện tại bé Huyền Anh đang được điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội. Bé chỉ vừa đi lại được, tay chưa cầm nắm được và đầu óc vẫn đang trở về vạch số 0. Bé được các bác sĩ châm cứu phục hồi chức năng tay, giúp lưu thông m.áu… Thời gian, t.iền bạc để theo đuổi mong bé trở lại thành một người bình thường vẫn còn gian nan với cả gia đình và chẳng biết kết quả sẽ thế nào.
Qua câu chuyện của bé Huyền Anh, lời cảnh tỉnh được gửi đến các bố mẹ khác để không mắc phải bi kịch tương tự: Hãy chú ý đến mọi dấu hiệu khi con sốt. Chỉ cần con bị sốt co giật, hãy đưa con đi bệnh viện uy tín và tuyệt đối không được để co giật quá lâu, tránh bị virus tấn công gây viêm màng não.
Theo infonet