Nhiễm vi khuẩn uốn ván qua vết xước nhỏ

Bệnh nhân 58 t.uổi, ngã gây vết thương nhỏ, không sưng. Năm ngày sau ông đau cơ, co cứng cơ vùng ngực và lưng, hạn chế vận động.

Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, chẩn đoán ban đầu đau lưng, đau thần kinh vai gáy.

Bác sĩ khám phát hiện bệnh nhân cứng hàm, vết thương xước vùng da ở ngón tay phải và ống chân phải, chẩn đoán bị uốn ván toàn thể. Chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân nhanh chóng xuất hiện các cơn co cơ toàn thân, khó thở, đe dọa tính mạng. Bác sĩ mở khí quản cấp cứu, dùng thuốc đặc hiệu điều trị uốn ván và thở máy liên tục.

Sau 18 ngày điều trị, bệnh nhân ngừng t.huốc a.n t.hần, giãn cơ, tỉnh táo nhưng vẫn còn các cơn co cứng cơ, đổ mồ hôi, rối loạn thần kinh thực vật. Sau 25 ngày, bệnh nhân cai thở máy, phục hồi tích cực. Sau 35 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nói được và ăn uống bình thường, không còn các cơn cứng cơ. Ngày 5/1, bệnh nhân tiếp tục điều trị phục hồi chức năng tại khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng.

Bác sĩ Đỗ Huy Đính, Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, nhận định đây là ca uốn ván khởi phát sớm, thời gian ủ bệnh ngắn (5 ngày). May mắn các bác sĩ phát hiện kịp thời, chẩn đoán chính xác, cứu sống người bệnh.

Bác sĩ cho biết uốn ván là bệnh n.hiễm t.rùng, nhiễm độc toàn thân do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn… sinh ra độc tố. Độc tố của nó sẽ tác động vào hệ thần kinh cơ gây co cứng cơ liên tục hoặc co giật toàn thân.

Thông thường, nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ t.ử v.ong rất cao do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, n.hiễm t.rùng toàn thân, xuất huyết. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì tình trạng bệnh càng nặng và sẽ diễn biến xấu rất nhanh. Nhiều năm nay, bệnh viện không phát hiện ca uốn ván nào.

Bác sĩ khuyến cáo không nên chủ quan với các vết thương trên cơ thể. Nếu vết thương nhỏ, cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không bịt kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết thương. Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc bẩn, người dân cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử trí kịp thời. Tiêm vaccine uốn ván là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người phụ nữ ngộ độc pate Minh Chay cai máy thở sau 5 tháng nằm viện

Bệnh nhân nữ, 57 t.uổi, ngộ độc botulinum sau khi ăn pate Minh Chay, đã cai máy thở sau 5 tháng điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nguyên, Phó Khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, ngày 1/1 cho biết bệnh nhân quê Long An đến viện khám ngày 17/7/2020 vì khó nuốt, khó há miệng, thỉnh thoảng nuốt sặc.

Trước đó bệnh nhân đến một bệnh viện đa khoa, bác sĩ nghi ngờ uốn ván nên khuyên sang khám Bệnh Nhiệt đới.

“Người mắc uốn ván thường nuốt khó, cứng hàm, trường hợp này lại xuất hiện sụp mi, chứng tỏ có bất thường”, bác sĩ Nguyên phân tích.

Bệnh nhân nhanh chóng diễn tiến khó thở, có đờm nhiều ở miệng nên các bác sĩ phải mở khí quản cho thở máy, hỗ trợ hô hấp. Triệu chứng của bệnh nhân gợi ý các bệnh lý về thần kinh cơ, dễ gây chẩn đoán nhầm. Chụp CT, MRI, chọc dò dịch não tủy, đo điện cơ… không tìm ra chính xác bệnh.

Khai thác bệnh sử nhiều lần, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân ngộ độc pate Minh Chay. Cách nhập viện vài ngày, bệnh nhân ăn khoảng hai muỗng nhỏ pate cùng bánh mì. Em gái bệnh nhân cũng ăn thực phẩm này và có triệu chứng giống chị, cùng vào nhập viện điều trị.

“Khi ấy các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng ghi nhận một số bệnh nhân tương tự”, bác sĩ Nguyên nhớ lại. Hai bệnh viện hội chẩn, phối hợp với nhau, làm các xét nghiệm cho ra kết quả những bệnh nhân này nhiễm độc botulinum sau khi ăn pate Minh Chay chứa vi khuẩn Clostridium botulinum.

Bệnh nhân ngộ độc botulinum nặng cần sớm điều trị bằng huyết thanh kháng độc tố, giá khoảng 8.000 USD một lọ. Ngộ độc botulinum chưa từng xuất hiện tại Việt Nam trong 30 năm qua, vì vậy không nhập sẵn huyết thanh này.

Bệnh nhân vừa cai máy thở tại khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Lê Phương.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, đã liên hệ với văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại TP HCM để nhờ hỗ trợ huyết thanh. WHO sau đó đã tài trợ Bộ Y tế Việt Nam 10 lọ huyết thanh để phân chia về các bệnh viện. Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, một số địa phương như Khánh Hòa, Đồng Nai, Quảng Nam… cũng ghi nhận các ca bệnh.

“Sau khi chích thuốc kháng độc tố ngày 14/9, bệnh nhân cử động khá hơn”, bác sĩ Nguyên nói. Bệnh nhân tiếp tục được duy trì thở máy, nâng đỡ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu để cải thiện sức cơ.

Nhiều tháng liền, sự sống của bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở. Người thở máy dài ngày thường đối mặt nguy cơ n.hiễm t.rùng, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng. Bệnh nhân này cũng không ngoại lệ, nhiều lần viêm phổi, n.hiễm t.rùng tiểu. Các bác sĩ phải tìm nguyên nhân, phát hiện sớm và kháng sinh điều trị triệt để từng đợt n.hiễm t.rùng để giữ tính mạng bệnh nhân.

Cơ hô hấp của bệnh nhân yếu nên các bác sĩ nhiều lần tập cai máy bằng cách ngưng máy cho bệnh nhân tự thở vài giờ để đ.ánh giá khả năng hô hấp. Đến cuối tháng 12, bệnh nhân được cai hẳn máy thở. Bệnh nhân tiếp tục điều trị tại viện, tập vật lý trị liệu, hỗ trợ dinh dưỡng…

“Tôi ăn chay trường mấy chục năm nay, không nghĩ chỉ ăn vài muỗng pate đã phải nằm viện mấy tháng, khắp người đau mỏi”, bệnh nhân nói.

Em gái 54 t.uổi của bệnh nhân nhiễm độc botulinum nhẹ hơn, xuất viện cuối tháng 9, hiện nay sức khỏe hồi phục tốt.

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cuối tháng 8 cảnh báo khẩn cấp về pate Minh Chay vì gây ngộ độc cho nhiều người. Hàng chục bệnh nhân ngộ độc bolutinum do ăn pate này ở nhiều địa phương trên khắp cả nước. Nhà chức trách xác định hàng nghìn người đã mua sản phẩm này và tiến hành thu hồi được gần 300 lọ.

Botulinum là loại độc tố thần kinh cực mạnh, sinh ra bởi vi khuẩn yếm khí – loại vi khuẩn ưa môi trường kín như thức ăn đóng hộp hoặc môi trường thực phẩm không đủ tiêu chuẩn kềm chế vi khuẩn phát triển, sinh độc tố.

Khi dùng thức ăn chứa độc tố botulinum, người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngộ độc sau 12-36 giờ, thậm chí lâu hơn. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân. Cuối cùng, bệnh nhân khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp. Các triệu chứng này xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng botulinum ăn phải.

Bệnh nhân ngộ độc botulinum nặng thường phải thở máy trung bình hai tháng hoặc hơn, mất nhiều tháng để phục hồi và có thể gặp nhiều biến chứng. Nếu không điều trị kịp thời có thể t.ử v.ong, liệt không hồi phục.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người ăn chín uống sôi, sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc. Khi nghi ngờ thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn bị ôi thiu, biến dạng thì không nên sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *