Giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ ngày 9 đến 16/2, TP ghi nhận 8 ca mắc sốt xuất huyết, không có ổ dịch mới.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 432 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Cũng theo CDC Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 70 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023) nhưng hiện không có ổ dịch mới. Ngoài ra, với dịch Covid-19, hiện nước ta vẫn đang kiểm soát tốt. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh cũng chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Ảnh minh họa
Các chuyên gia y tế lưu ý, theo quy luật, ngay sau Tết Nguyên đán là giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, nếu không chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng./.
Ngày 3/10, Hải Dương ghi nhận 2 ổ dịch sốt xuất huyết mới, hàng nghìn người đau mắt đỏ
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ngày 3/10, Hải Dương ghi nhận thêm 18 ca mắc sốt xuất huyết mới và xuất hiện thêm 2 ổ dịch mới tại khu Nhân Đào (thị trấn Nam Sách) và thôn Ngọc Trại, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ).
Phun thuốc diệt muỗi để phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở xã An Sơn (Nam Sách). Ảnh do cơ sở cung cấp
Ngay sau khi ghi nhận ổ dịch, các địa phương trên đã phun thuốc diệt muỗi, tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.
Toàn tỉnh hiện có 12 ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động tại các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, Kim Thành và TP Hải Dương. Từ ngày 1/1-3/10, Hải Dương ghi nhận 495 ca mắc bệnh này, tăng 88 ca so với cùng kỳ năm 2022, chưa có bệnh nhân nào t.ử v.ong.
Trong khi đó, tình hình dịch đau mắt đỏ tại Hải Dương vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi trong ngày 3/10 đã ghi nhận thêm 2.138 ca mắc mới và 35 chùm ca bệnh tại các huyện Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Miện và TP Hải Dương (các địa phương còn lại chưa có báo cáo). Bệnh nhân bị đau mắt đỏ chủ yếu là học sinh.
Từ ngày 18/9-3/10, toàn tỉnh ghi nhận 142 chùm ca bệnh, 6.289 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp nặng, t.ử v.ong.