Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa chủ trì một nghiên cứu đột phá về tác động của nghệ thuật lên hàng loạt bệnh nan y, bao gồm tim mạch, mất trí nhớ, trầm cảm, PTSD…
Chi nhánh khu vực Châu Âu của WHO đã thực hiện một nghiên cứu lớn, xem xét dữ liệu từ 3.000 công trình khoa học khắp thế giới khác để có cái nhìn tổng quan lên tác động của nghệ thuật tới sức khỏe loài người.
5 loại hình nghệ thuật rộng lớn đã được xem xét bao gồm nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, khiêu vũ, ca hát, sân khẩu, phim ảnh); nghệ thuật thị giác (thủ công, thiết kế, hội họa, nhiếp ảnh); văn học (viết, đọc, tham dự các lễ hội văn học); văn hóa (tham quan bảo tàng, phòng trưng bày, hòa nhạc); nghệ thuật trực tuyến (hoạt hình, nghệ thuật kỹ thuật số)… Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên kết rõ ràng của nhiều môn nghệ thuật trong số này với sự chuyển biến tích cực của các bệnh nhân mắc vấn đề nan y về tâm thần lẫn thể chất (tiểu đường, tim mạch – đột quỵ, bại não, ung thư…).
Kèn Didgeridoo của người Úc đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện về hô hấp – ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Các tác giả trích dẫn một số ví dụ cụ thể đối với văn hóa vùng miền. Ví dụ môn thổi kèn Didgeridoo ở Úc giúp tăng cường chức năng hô hấp ở nam giới, quản lý tốt bệnh hen suyễn và hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Trong khi đó, viết thư pháp được chứng minh là giúp giảm cơn bùng nổ giận dữ, hoảng loạn, lo âu trong hội chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), sau khi nhiều người bị tổn thương vì động đất ở Trung Quốc. Hát hợp xướng, đ.ánh trống hay nỗ lực tạo nên những tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ lại giúp giảm sự suy sụp tinh thần và các vấn đề liên quan đến trầm cảm – rối loạn lo âu ở người trưởng thành.
Khiêu vũ rất có lợi cho người bị PTSD và tiểu đường, nhờ cơ chế giúp điều tiết sự căng thẳng của cơ bắp, giảm huyết áp và tăng khả năng kiểm soát đường huyết. Riêng điệu Waltz được “kê toa” cho bệnh nhân suy tim mạn tính vì giúp cải thiện chức năng tim. Với nhóm bệnh mất trí nhớ – bệnh nan y đang là nguyên nhân c.hết sớm xếp hàng thứ 5 thế giới – các nhà khoa học khuyên bệnh nhân hãy thử học đan len cùng bạn bè.
“Các ví dụ được trích dẫn trong báo cáo đột phá này của WHO cho thấy những cách mà nghệ thuật có thể giải quyết “kẻ xấu”, hoặc những thách thức sức khỏe phức tạp như bệnh tiểu đường, béo phì và tâm thần. Nghệ thuật đưa ra các giải pháp mà các thực hành y tế thông thường trước nay chưa thể giải quyết hiệu quả” – tiến sĩ Piroska Ostlin, giám đốc khu vực châu Âu của WHO, nhấn mạnh.
A. Thư
Theo WHO, Daily Mail/nguoilaodong
Bệnh lạ: Căn bệnh lạ khiến mùa hè mặc áo mùa đông, mùa đông khoác áo mùa hè
Những người sống nội tâm, hoang tưởng, nhạy cảm có nhiều khả năng mắc căn bệnh khó giải thích này.
Đã 10 năm, người dân Ninh Ba đã quá quen với hình ảnh một người phụ nữ trung niên mặc áo bông giữa trời hè nóng như đổ lửa và mặc áo cộc giữa trời tuyết âm độ.
Vào đầu tháng 6 khi mọi người phải dùng điều hòa để chống trọi với cái nóng như đổ lửa thì bà Wang 52 t.uổi, là người gốc Ninh Ba bắt đầu mặc đồ mùa đông với một chiếc áo len, áo khoác và đi ủng để giữ ấm cơ thể.
Còn vào tháng 12, khi mọi người co ro trong những tấm áo lông khổng lồ vì tuyết dày thì bà Wang chỉ mặc độc một chiếc áo cộc bởi bà cảm thấy nóng nực không thể chịu đựng nổi.
Bà bắt đầu thường xuyên cảm thấy lạnh từ hơn 10 năm trước. Ban đầu, bà còn có thể chịu đựng được nhưng tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà Wang khi khám không hề có bệnh nhưng luôn nghĩ rằng bản thân mắc bệnh nan y.
Cuối cùng vì tình trạng này, bà Wang chỉ có thể nghỉ việc, không thể ra khỏi nhà mà chỉ tập trung cho việc sưởi ấm cơ thể.
Bà Wang tìm đến bệnh viện Chiết Giang để chữa bệnh. Việc kiểm tra và xét nghiệm được thực hiện rất nhiều nhưng lại không tìm ra bất cứ điều gì bất thường.
Các bác sĩ vô phương cứu chữa, bà Wang dần mất tự tin vì thế bà dần trở nên trầm lặng, không muốn ra ngoài hay giao tiếp với mọi người.
“Mỗi khi có bão vào mùa hè, nhiệt độ giảm thấp một chút là bà ấy lập tức mở máy sưởi, không dám ra khỏi nhà, ăn cơm luôn trong phòng”, chồng bà Wang chán nản nói.
Sau một thời gian dài điều trị mà không khỏi, bác sĩ tại bệnh viện địa phương khuyên bà Wang đi khám ở khoa tâm thần tại bệnh viện thứ hai thuộc Đại học Chiết Giang.
Cuối cùng, bác sĩ tâm thần Chen Yiping đã tìm ra căn bệnh mà bà Wang mắc là chứng rối loạn bản thể.
Hội chứng rối loạn bản thể là một hội chứng rối loạn tâm thần đặc biệt. Người mắc bệnh có một nỗi sợ hãi hoặc niềm tin dai dẳng vào các triệu chứng thực khác nhau.
Bệnh nhân do vấn đề tâm lý dẫn đến lo lắng và trầm cảm trong cơ thể, gây ra sự khó chịu về thể chất.
Nguyên nhân hiện tại của bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Có thể đặc điểm tính cách, yếu tố tâm lý xã hội và yếu tố sinh học, chẳng hạn như chấn thương đã trải qua hoặc thiếu sự chăm sóc của con người trong cuộc sống dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
Khi bà Wang đến bệnh viện, thân nhiệt bà hoàn toàn bình thường, bà thậm chí còn đổ mồ hôi với lòng bàn tay ướt sũng.
Trong quá trình khám và điều trị, bác sĩ Chen Yiping phát hiện lý do khiến bà Wang bị lạnh là do đã trải qua thắt ống dẫn trứng nhưng bác sĩ không phẫu thuật đúng cách nên sau khi thực hiện thủ thuật, cô Wang có các triệu chứng như đau lưng, đau bụng.
Càng ngày bà Wang càng thấy yếu, bà không muốn ra ngoài và từ đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng kì lạ trên. Sau khi nhập viện hơn 20 ngày để điều trị, bà Wang được điều trị để có cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Trả lời phỏng vấn Beijing News, bà Wang nói: “Bác sĩ nói rằng, những người sống nội tâm, hoang tưởng, đặc điểm tính cách nhạy cảm, hay suy nghĩ tiêu cực là những người có nguy cơ cao mắc bệnh rối loại bản thể. Tôi đã để cảm xúc của mình không được cân bằng, thường chú ý đến mặt xấu của vấn đề. Hiện tại tôi đã trở lại là chính mình và không khác thường dưới ánh mắt của mọi người nữa”.
“Khi sự khó chịu về thể chất và cảm xúc này được tăng cường nhiều lần, bệnh nhân khó tự điều chỉnh và khó thoát khỏi chu kỳ bệnh. Lúc này, cần có sự trợ giúp chuyên môn và chẩn đoán của bác sĩ tâm thần, và điều trị được chuẩn hóa để cuối cùng vượt qua bệnh”, bác sĩ Chen Yiping nhận định.
Minh Anh (Nguồn Beijing news)
Theo nguoiduatin