Nhiều khó khăn trong điều trị HIV cho người đồng giới

Số bệnh nhân nhiễm HIV là người đồng giới ngày càng gia tăng ở Khánh Hòa. Đặc biệt, độ t.uổi ngày càng trẻ hóa dần.

Khi phát hiện bệnh, mặc cảm và ngại giới tính của mình, nhiều người không muốn đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, bệnh nặng thêm và nguy cơ lây lan cho người khác.

Tăng và trẻ hóa

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa thì: Trong năm 2018, dù đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa với HIV, các nhóm tuyên truyền đã tiếp cận nhiều địa bàn dân cư để phổ biến các kiến thức cần thiết nhưng vẫn có trên 30 trường hợp bị nhiễm HIV do quan hệ t.ình d.ục đồng giới. Riêng hết tháng 9/2019, số người đồng giới nhiễm HIV tăng lên gần 40 người. Đặc biệt, đáng báo động là 80% số người nhiễm nằm trong độ t.uổi 14 – 29 t.uổi.

Chị Nguyễn Thị Thu – tình nguyện viên tuyên truyền phòng chống HIV ở Nha Trang (Khánh Hòa) nhìn nhận: Là tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển năng động, nhất là lĩnh vực du lịch nên kéo theo nhiều dịch vụ khác phát triển. Chúng tôi đã mở rộng tuyên truyền đến tận các cơ sở, các tụ điểm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như: quán bar, các tiệm hớt tóc, tiệp spa, massage… Tuy nhiên, người đồng giới rất ngại tiếp xúc với các tuyên truyền viên, khi họ đã cặp với nhau thì chỉ muốn tìm không gian riêng cho mình hoặc xúc tiếp với những người có cùng sở thích tâm sinh lý như họ. Có người đồng giới cùng lúc quan hệ với 2-3 người. Đó cũng là rào cản lớn trong việc ngăn ngừa lây nhiễm trong các đối tượng này.

Các nhóm CBO (nhóm tình nguyện dựa vào cộng đồng) đang hoạt động trên địa bàn Khánh Hòa cũng cho rằng, quan hệ đồng giới ngày càng trẻ và hầu như không biết sử dụng hoặc ít sử dụng các biện pháp an toàn. Gần 40 ca mới ghi nhận nhiễm HIV là người đồng giới – đó chỉ là con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật còn thực tế có thể cao hơn nhiều.

Khi có dấu hiệu nhiễm HIV, hãy đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để được tư vấn chữa trị tốt nhất.

Đồng đẳng viên Lê Thị Trang chia sẻ: Ở Khánh Hòa, hầu hết các cặp quan hệ đồng giới tập trung chủ yếu ở Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa… Khi bị phát hiện nhiễm HIV, tâm lý chung là tự ti, phó mặc cho số phận hoặc sẵn sàng quan hệ tiếp với những đối tượng khác làm lây cho chính bạn tình của mình. Đó chính là nguyên nhân người đồng tính nhiễm HIV không ngừng gia tăng. Việc chuyển biến nhận thức của nhóm đối tượng này cần áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp khác nhau.

Nên cởi bỏ mặc cảm

Nguyễn Duy C (ở Nha Trang) bị nhiễm HIV khi mới 17 t.uổi bộc bạch: Sợ nhất là gia đình buồn và xã hội kỳ thị nên khi biết bị nhiễm HIV, ban đầu không dám đi chữa trị, cũng không dám cho bạn mình biết. Cứ để liều vậy cho đến khi diễn biến bệnh nặng thêm, được người thân động viên mới đi điều trị. Nguyễn Văn Tr ở Cam Ranh (Khánh Hòa) vừa phát hiện nhiễm HIV cũng cho biết: Đồng giới cũng là bệnh, vậy nên chúng tôi rất cần được cảm thông. Có người bị nhiễm khi còn là học sinh, sinh viên nên ảnh hưởng lớn đến học tập. Hiểu rõ tâm trạng của người cùng cảnh nên giờ khi biết ai bị như mình, chúng tôi đều tìm đến an ủi kịp thời. Cởi bỏ mặc cảm càng sớm, điều trị ngay từ đầu thì sẽ kiểm soát bệnh được tốt hơn, tránh tối đa sự lây lan trong cộng đồng, người thân.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa thì: Kỹ năng truyền thông phòng, tránh nhiễm HIV trong người đồng giới được nâng cao, đổi mới liên tục. Hàng tuần đều có kế hoạch tiếp cận các nhóm, cặp đồng giới để kịp thời phát hiện người nhiễm HIV động viên, khích lệ họ đi xét nghiệm. Bên cạnh đó, các dịch vụ y tế trong điều trị HIV cũng không ngừng được nâng cao, thích ứng với hầu hết các nhóm đối tượng. Để ngăn ngừa sớm nhiễm HIV với người đồng giới là học sinh, sinh viên, công tác phối hợp phổ biến kiến thức với các trường học cũng được thực hiện thường xuyên. Bất kể độ t.uổi nào, khi có dấu hiệu nhiễm HIV, hãy đến với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để nhận được tư vấn, phác đồ điều trị tốt nhất.

Cùng với việc cởi bỏ mặc cảm, người đồng tình cần bảo vệ an toàn cho mình và bạn tình khi sử dụng đầy đủ các biện pháp, dụng cụ phòng ngừa như: dùng b.ao c.ao s.u, không tiêm chích m.a t.úy, không quan hệ bừa bãi khi phát hiện nhiễm HIV… Các bậc phụ huynh, người thân khi có con em đồng giới nhiễm HIV nên động viên điều trị bằng thuốc ARV ngay từ đầu, xem người nhiễm là bệnh nhân đặc biệt để chăm sóc chu đáo.

HÀ VĂN ĐẠO

Theo SK&ĐS

Nam Phi ra mắt thuốc điều trị HIV/AIDS hiệu quả cao

Ngày 28/11, Bộ Y tế Nam Phi giới thiệu một loại thuốc điều trị HIV hoàn toàn mới mang lại hiệu quả cao cùng chi phí hợp lý.

Một tấm biển tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bệnh HIV/AIDS tại tỉnh Western Cape, Nam Phi. Ảnh: TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn thông báo của Bộ Y tế Nam Phi cho biết đây là loại thuốc kháng retrovirus có khả năng đẩy lùi rất nhanh sự lan truyền của virus HIV trong cơ thể. Được đặt dưới tên dược học là TLD, loại thuốc mới này dự kiến sẽ được đưa ra thị trường vào ngày 1/12 tới nhân Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS.

Đây được xem là một bước tiến vượt bậc trong nỗ lực đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS tại quốc gia có số người mắc cao nhất thế giới này.

Theo Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize, được phát triển từ nguồn hỗ trợ tài chính của Tổ chức sức khỏe toàn cầu Unitad, TLD là loại thuốc 3 trong 1 bao gồm hoạt chất Tenofovir Disoproxil, Lamivudine và Dolutegravir. Trong số này, Dolutegravir là hoạt chất hiện được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị HIV giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tại các nước có thu nhập đầu người cao.

Đ.ánh giá về TLD, Giám đốc điều hành Unitad Robert Matiru nhấn mạnh so với các liệu pháp điều trị hiện hành, TLD có hiệu quả vượt trội trong việc ngăn chặn và đẩy lùi một cách nhanh chóng sự lây lan của virus HIV. Ngoài ra, LTD ít gây phản ứng phụ cũng như có giá thành rẻ hơn hẳn so với các loại thuốc khác.

Theo Unitad, chi phí điều trị bằng LTD chỉ khoảng 75 USD cho một người trong một năm và sẽ tiếp tục giảm xuống trong những năm tiếp theo, qua đó sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí dành để tiến hành điều trị cho 5 triệu người mắc HIV/AIDS khác.

Hiện số người t.ử v.ong vì HIV/AIDS tại Nam Phi chiếm tới 10% số người c.hết vì bệnh này trên toàn thế giới trong khi số ca nhiễm mới chiếm tới 15% số ca trên quy mô toàn cầu.

Quốc gia 57 triệu dân này hiện tiến hành chương trình điều trị HIV lớn nhất thế giới thông qua việc cung cấp thuốc cho 4,7 triệu bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện có tới 7,7 triệu người dân Nam Phi hiện sống chung với căn bệnh HIV/AIDS trong đó độ t.uổi từ 15 đến 49 chiếm tỷ lệ cao nhất.

Phi Hùng

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *