Các nhà khoa học Đại học Groningen và Đại học Maastricht ( Hà Lan) cho biết, nhiều loại thuốc phổ biến có tác động đáng kể đến hệ vi sinh vật đường ruột, thậm chí có thể phá vỡ sự cân bằng tinh tế của quần thể vi khuẩn này… dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh n.hiễm t.rùng đường ruột và các vấn đề sức khỏe khác như béo phì và kháng kháng sinh.
Nhiều loại thuốc gây mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột.
Các nhà khoa học đã thu thập và phân tích 1.883 mẫu phân từ những người mắc bệnh viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) và từ những người tham gia đối chứng khỏe mạnh; so sánh kết quả của những người dùng thuốc theo toa với những người không dùng thuốc… đã phát hiện ra nhiều loại thuốc phổ biến có tác động quan trọng đến thành phần vi khuẩn của hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn cho sức khỏe.
Đặc biệt, 4 loại thuốc sau dường như có tác động mạnh nhất đến sự cân bằng vi khuẩn trong ruột. Đó là: thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm sản xuất axit dạ dày; metformin trị tiểu đường, các thuốc kháng sinh và thuốc nhuận tràng trị táo bón. Các phân tích tiết lộ rằng, những người dùng PPI có nhiều vi khuẩn đường tiêu hóa trên và cơ thể họ sản xuất nhiều axit béo hơn. Trong khi đó, những người dùng metformin có nồng độ Escherichia coli (E.coli) – một loại vi khuẩn có thể gây tiêu chảy và n.hiễm t.rùng đường tiết niệu cao hơn.
Bên cạnh đó, nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc có liên quan đến việc tăng mức độ Eubacterium ramulus – một loại vi khuẩn có khả năng gây hại khác – ở những người mắc IBS. Steroid đường uống có liên quan đến mức độ cao hơn của vi khuẩn sản xuất mêtan có thể góp phần tăng cân và béo phì.
Nhà nghiên cứu chính Arnau Vich Vila cho biết, một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới thành phần vi khuẩn của đường tiêu hóa. Khi hệ vi sinh này bị ảnh hưởng lại có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu những hậu quả của việc sử dụng thuốc đối với hệ vi sinh vật đường ruột để có cách ứng phó, phòng ngừa…
Bảo Lâm
Theo SK&ĐS
Con viêm họng, bố mẹ cho dùng kháng sinh: Coi chừng hại trẻ
Thói quen dùng kháng sinh bừa bãi của các cha mẹ không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ.
Thay vì tìm hiểu rõ nguyên nhân hoặc đưa con đi khám để nhận được lời khuyên từ bác sĩ thì có nhiều bậc cha mẹ chỉ cần trẻ ho, viêm họng nhẹ cũng ngay lập tức cho con dùng kháng sinh. Theo các chuyên gia, đây là thói quen xấu, không những không mang lại hiệu quả mà còn hại cho sức khỏe của trẻ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, hầu hết tình trạng viêm họng có đến 70 – 80% là do virus, tức là không được dùng kháng sinh, vì không có hiệu quả trong quá trình điều trị.
Lúc này, thay vì dùng kháng sinh, trẻ chỉ cần điều trị các triệu chứng. Nghĩa là sốt thì dùng hạ sốt, ho thì dùng thuốc ho, thuốc long đờm hoặc nghẹt, sổ mũi thì dùng nước muối biển, thuốc co mạch hay kháng histamin…
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
“Cứ 10 trẻ bị viêm họng thì phải đến 8 trường hợp không cần dùng kháng sinh. Vậy nhưng nhiều cha mẹ không biết điều này. Thậm chí trên thế giới, các phác đồ điều trị viêm họng do virus cũng không sử dụng kháng sinh”, bác sĩ Dũng nói.
Cũng theo bác sĩ Dũng, tác dụng của kháng sinh so với những thuốc điều trị triệu chứng khi viêm họng thấp hơn rất nhiều. Đó còn chưa kể đến việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây ra nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, rất nguy hiểm. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên vì thấy con ho, viêm họng không khỏi mà dùng kháng sinh ngay. Đây là thói quen vừa tốn kém lại vừa không mang lại lợi ích trong điều trị.
Chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thông thường, nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng do virus như: sụt sịt mũi, ho, tiêu chảy, viêm kết mạc… việc đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi con tại nhà, nếu không yên tâm có thể đưa đi khám. Đồng thời chỉ cần vệ sinh cho con bằng dung dịch nước muối biển, nước muối sinh lý hay nước nhỏ mắt.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo cân nặng. Khi trẻ ho nhiều nên đưa đi khám để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc sao cho phù hợp.
Thuốc kháng sinh không thể sử dụng bừa bãi.
Bác sĩ Dũng cho biết, thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Với t.rẻ e.m trong trường hợp ho, viêm họng, khi có xuất hiện sốt cao trên 38,5 độ C, đau đầu, đau bụng, sưng hạch ở cổ và xuất tiết ở họng, amidan, khả năng cao viêm họng do liên cầu tan huyết beta nhóm A, thì có thể sử dụng kháng sinh.
“Tuy nhiên, dùng loại nào và dùng ra sao đều do bác sĩ kê đơn và chỉ định. Việc làm này sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, vi khuẩn c.hết nhưng không thể đột biến, quan trọng nhất là giảm thiếu tình trạng kháng thuốc”, bác sĩ Dũng nói.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo, hiện có nhiều phụ huynh chỉ cho con uống kháng sinh 2 – 3 ngày thì dừng khi thấy triệu chứng đã đỡ vì lo sợ kháng sinh gây hại. Tuy nhiên, đây lại là thói quen “mang họa”, bởi lúc này vi khuẩn mới đang yếu dần đi nhưng chưa c.hết hẳn.
Nếu dừng uống thuốc, khả năng cao vi khuẩn sẽ không bị t.iêu d.iệt, thậm chí còn có thể sống lại và có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống gây ra tình trạng kháng thuốc, rất nguy hiểm.
Theo VTC