Nhiều người bị nhiễm khuẩn E.coli sau khi sử dụng rau xà lách romaine

Quan chức Hoa Kỳ cảnh báo người dân cần cẩn trọng khi sử dụng xà lách romaine do sự bùng phát nhiễm khuẩn E.coli.

27 người đã báo cáo bị nhiễm E.coli sau khi ăn rau xà lách romaine trong tuần qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tiết lộ.

Điều đó đã tăng tổng số ca nhiễm khuẩn do sự bùng phát hiện tại lên 67 người tại 15 tiểu bang. Cho đến nay, 39 người đã phải nhập viện, 6 người trong số họ đã phát triển một loại suy thận gọi là hội chứng huyết tán tăng ure m.áu (HUS). Không có trường hợp t.ử v.ong được báo cáo.

CDC nói rằng đó là cùng một chủng E.coli, O157: H7, gắn liền với các đợt bùng phát trước đó, bao gồm cả đợt bùng phát từ Lễ Tạ ơn cuối cùng.

Cơ quan này đã đưa ra lời khuyên tương tự như tuần trước, cảnh báo mọi người tránh rau xà lách romaine được trồng ở Salinas, California, có liên quan đến các căn bệnh.

Rau xà lách romaine thường xuyên liên quan đến các đợt bùng phát dịch nhiễm khuẩn E.coli tại Hoa Kỳ. (Ảnh minh họa)

Đợt bùng phát hiện nay bắt đầu vào ngày 24 tháng 9, lần gần đây nhất xảy ra vào ngày 14 tháng 11. Những người đã bị nhiễm khuẩn nằm trong độ t.uổi từ 3 đến 89 t.uổi. Các tiểu bang nơi các trường hợp đã được xác định bao gồm Arizona, California, Colorado, Idaho, Illinois, Maryland, Michigan, Minnesota, Montana, Nebraska, New Jersey, New Mexico, Ohio, Oregon Pennsylvania, Texas, Virginia, Washington và Wisconsin.

E.coli (Escherichia coli) là vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật khỏe mạnh. Hầu hết các chủng là vô hại nhưng một số ít, đặc biệt là E.coli O157: H7, có thể gây n.hiễm t.rùng nặng. Theo Mayo Clinic, O157: H7 tạo ra một chất độc cực mạnh, được gọi là độc tố Shiga, gây tổn thương niêm mạc ruột non.

N.hiễm t.rùng xảy ra do tiếp xúc với phân của người hay động vật hoặc ăn thực phẩm và uống nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy ra m.áu, chuột rút dạ dày, buồn nôn và nôn thường kéo dài 5-7 ngày.

CDC ước tính E.coli O157: H7 gây ra 265.000 trường hợp nhiễm khuẩn, 3.600 ca nhập viện và 30 ca t.ử v.ong ở Mỹ mỗi năm. Hầu hết mọi người có thể phục hồi mà không cần điều trị, mặc dù có những trường hợp người ta mắc hội chứng huyết tán tăng ure m.áu.

Đây là một tình trạng trong đó có sự phá hủy bất thường của tiểu cầu và hồng cầu. Các tế bào m.áu bị hư hỏng có thể làm tắc nghẽn hệ thống lọc của thận, dẫn đến suy thận đe dọa tính mạng, theo Mayo Clinic. Đây là cùng một chủng đã làm ít nhất 59 người mắc bệnh ở 15 tiểu bang sau khi họ ăn rau xà lách romaine từ California vào mùa thu năm ngoái.

“Bằng chứng dịch tễ, phòng thí nghiệm và truy nguyên được thu thập cho đến nay cho thấy rằng rau xà lách romaine từ Salinas, California, vùng trồng trọt có thể bị nhiễm vi khuẩn E.coli O157: H7 sản sinh độc tố Shiga và đang làm cho mọi người bị bệnh”, CDC cho biết.

Các quan chức kêu gọi người Mỹ không nên ăn rau lá xanh nếu nhãn ghi rõ nơi nó được trồng. Họ cũng kêu gọi các siêu thị và nhà hàng không phục vụ hoặc bán rau xà lách, trừ khi họ chắc chắn rằng nó được trồng ở nơi khác. Cảnh báo áp dụng cho tất cả các loại romaine từ vùng Salinas, bao gồm cả hỗn hợp salad cắt sẵn.

Không rõ chính xác lý do tại sao romaine liên tục xuất hiện trong các vụ bùng phát dịch, nhưng các chuyên gia an toàn thực phẩm lưu ý sự phổ biến của rau romaine và khó khăn trong việc loại bỏ rủi ro cho sản phẩm được trồng trên các cánh đồng mở và ăn sống.

Hương Giang

Theo: dailymail/vietq

Nuôi con sinh non nặng 1.2kg thành em bé bụ bẫm, hoạt bát: Bí quyết của mẹ Hải Phòng là đây

Khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy con, mình đã bật khóc. Thằng bé quá nhỏ, nhìn chỉ như chai Coca bé, thương lắm…

Hơn 1 tháng mất ăn mất ngủ, khóc ròng vì sợ mất con, đó chính là tâm trạng căng thẳng, hoang mang của vợ chồng chị Ngọc Anh (Hải Phòng) cách đây 5 tháng, khi chị sinh non bé Bảo An – con đầu lòng của anh chị ở tuần thứ 29.

Chị Ngọc Anh tâm sự, chị vốn có t.iền sửsinh non, cổ tử cung quá ngắn nên trong quá trình mang thai rất khó giữ. Trước khi sinh bé Bảo An, chị đã từng mang thai 2 lần nhưng không giữ được vì đặc điểm tử cung của chị như thế. Vậy nên khi có bầu Bảo An, vợ chồng chị giữ gìn cẩn thận vô cùng. Mọi thứ đều theo chỉ định của bác sĩ. Vậy mà đến tuần 29, bé Bảo An (Shin) đã chào đời.

Cậu bé Shin chào đời khi mới được 29 tuần.

Lúc sinh ra Shin chỉ bé bằng chai Coca nhỏ

Chị Ngọc Anh tâm sự: ” Giây phút đầu tiên nhìn thấy con mình đã bật khóc. Thằng bé quá nhỏ, nặng 1,2kg, nhìn chỉ bằng cái chai Coca nhỏ. Chăm sóc con cực lắm. Vì đẻ non nên cho con ăn rất khó, phải ăn từ từ từng chút một. Mà con lại hay nôn trớ.

Cơ địa mình ít sữa, con hầu như phải ăn sữa ngoài. Việc luyện cho con bú bình cũng là cả một chặng đường gian nan, không hề dễ như những đ.ứa t.rẻ đủ ngày đủ tháng khác. Phải chọn đầu ti nhỏ nhất, lựa từng tí, vừa cho con ăn vừa thăm dò. Cho ăn ít, chia làm nhiều bữa bởi động trớ là con lại bị tím người, rất nguy hiểm.

Những ngày ấy vợ chồng mình sống trong nỗi căng thẳng, sợ hãi tột độ. Lúc nào cũng chỉ lo sẽ mất con. Chào đời quá sớm, Shin phải đối mặt với nguy cơ bị n.hiễm t.rùng, nhiễm khuẩn. Vì vậy nhà mình hạn chế không cho người ngoài tới thăm. Thời gian đầu chỉ có vợ chồng mình với bà ngoại được tiếp xúc bé.

Mọi người luôn phải đảm bảo vệ sinh nhất có thể. Trước khi bế con, chân tay phải sửa sạch, sát trùng. Ra ngoài về phải thay hết đồ sạch sẽ mới được vào với con. Đặc biệt, phòng của Shin luôn phải thoáng. Hôm Shin ở viện về, vợ chồng mình mua luôn máy lọc không khí cho con.

Chăm con đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, 10 ngày sau khi chào đời Shin đã tăng được 4 lạng.

Shin còn bị giảm thân nhiệt mấy lần khiến gia đình rất hoảng, chẳng bao giờ dám rời mắt khỏi con. Cũng may trời thương, giờ bé đã phát triển khỏe mạnh bình thường. Nhìn con cứng cáp dần mỗi ngày, vợ chồng mình mới vơi đi nỗi căng thẳng“.

Bé Shin được mẹ vệ sinh cá nhân buổi sáng

Nói thêm về quá quá trình chăm con sinh non, chị Ngọc Anh chia sẻ:

Mọi thứ mình đều phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì đẻ non, hệ miễn dịch của Shin kém hơn những đ.ứa t.rẻ khác rất nhiều nên mình phải chăm kỹ. Nhất là hệ hô hấp của con chưa hoàn thiện, mỗi khi trái gió trở trời bé hay bị khò khè. Khi ấy phải thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp cho con.

Vì mình không có sữa, phải nuôi Shin bằng sữa ngoài nên mình luôn quan tâm tìm hiểu mỗi khi thay sữa cho con. Ngoài đọc các thông tin trên bao bì mình phải quan sát xem con ăn có ngon miệng không. Hàng tháng theo dõi cân nặng của con, mỗi khi thay bỉm phải xem phân của Shin đi hôm ấy có đẹp hay không. Nếu thấy không ổn là phải thay sữa.

Ngoài ra, theo chỉ định của bác sỹ, mình phải thường xuyên bổ sung vitamin giúp con tăng sức đề kháng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Bé Shin bên bố mẹ

Giờ giấc ăn uống sinh hoạt của Shin mình cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Lúc mới sinh con chủ yếu ngủ, ăn rất ít. Giờ trộm vía Shin đã dài rộng hơn nên mình cũng bắt đầu hình thành nề nếp cho con.

Sang nào mình cũng đ.ánh thức Shin vào 6h sáng, vệ sinh mặt mũi, thay bỉm xong, Shin sẽ được ăn sữa rồi lại ngủ tới 9h. Mình cho con ăn thêm cữ sữa nữa để cu cậu chơi tới 11h trưa. Lúc này Shin lại ăn và ngủ tới 2h chiều. Chơi với con tới 5h chiều mới cho con ăn. No bụng rồi, cu Shin ngủ một mạch tới 8h tối.

Khi bụng đói, chàng ta tự thức dậy để được mẹ cho ăn và chơi tới 11h đêm. Ăn no Shin ngủ say tít tới 4h sáng. Thấy con con ọ ẹ, mình lại pha thêm sữa cho con ăn. Ấm bụng chàng ta ngủ tiếp tới 6h, mẹ gọi mới dậy”.

Trộm vía được bố mẹ chăm kỹ nên dù sinh non nhưng Shin rất ngoan, không quấy khóc gì. Đặc biệt ít ốm vặt: ” Có lẽ vì bố mẹ làm bên thể thao nên Shin theo gen gia đình, ít khi ốm lắm. Giờ con được 5 tháng nặng 7kg, luôn luôn vui vẻ, nhanh nhẹn. Nhiều lúc ngồi ngắm con, nhớ lại những ngày đầu chăm con mà mình vẫn sợ vã mồ hôi hạt. Giờ thì ổn rồi, con rất hợp tác chịu ăn chịu chơi. Được như vậy mình hạnh phúc lắm“, chị Ngọc Anh vui vẻ kể.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *