Nhiều người c.hết và nhập viện do ngộ độc rượu ở Ấn Độ

Giới chức Ấn Độ ngày 21/11 cho biết, ít nhất 6 người t.hiệt m.ạng và nhiều người khác phải nhập viện do ngộ độc rượu.

Giới chức Ấn Độ ngày 21/11 cho biết, ít nhất 6 người t.hiệt m.ạng và nhiều người khác phải nhập viện do ngộ độc rượu. Vụ việc xảy ra tại làng Amillia, bang Uttar Pradesh. Điều tra cho thấy, các nạn nhân đã mua rượu từ một cửa hàng tư nhân.

Các vụ ngộ độc rượu thường xuyên xảy ra tại nhiều địa phương của Ấn Độ. Theo ước tính của Hiệp hội Rượu và Rượu vang Quốc tế Ấn Độ, mỗi năm có hàng trăm người ở nước này c.hết do uống rượu lậu, được sản xuất tại các điểm sản xuất bất hợp pháp.

Những người buôn lậu rượu thường cho thêm methanol, một loại cồn có độc tính cao để tăng nồng độ rượu. Việc uống lượng lớn methanol trong một thời gian có thể gây mù, tổn thương gan hoặc t.ử v.ong./.

Cảnh báo tình trạng rối loạn tâm thần do rượu

Lạm dụng rượu có thể gây rối loạn tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Loạn thần do rượu xảy ra khi cơ thể không đào thải được các độc tố có trong rượu.

Bà Nguyễn Thị Liên chăm sóc chồng bị loạn thần do rượu.

TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng khoa điều trị rối loạn liên quan đến lạm dụng chất, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết: “Rượu có thể gây rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu có thể do ngộ độc rượu cấp tính hoặc ngộ độc rượu mạn tính (nghiện rượu)”.

Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội tiếp nhận khoảng 20 – 30 bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu . Đa phần các bệnh nhân đều là nam giới trong độ t.uổi 30 – 50 t.uổi.

Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thường không ăn, không ngủ, mê sảng. Trường hợp nặng thì bị kích động, có biểu hiện tấn công người khác, không điều khiển được cảm xúc.

Chuyên gia lý giải, loạn thần do rượu hay do ngộ độc rượu mạn tính gây ra. Rối loạn tâm thần có biểu hiện gồm các ảo giác kéo dài, chủ yếu là ảo thị, ảo thanh, không mê sảng, thường xuất hiện trong vòng 2 ngày khi những người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu.

Loạn thần rượu có thể kéo dài mãn tính và bệnh cảnh lâm sàng gần giống tâm thần phân liệt. Đây là trạng thái hiếm gặp, tỷ lệ mắc của nam/nữ là 4/1, thường gặp ở những người có t.iền sử uống rượu trên 10 năm.

Bà Nguyễn Thị Liên (Hà Nội) – người nhà một bệnh nhân loạn thần do rượu hiện được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, chia sẻ: “Ông nhà tôi những lúc bình thường, ông rất hiền. Tuy nhiên, dạo gần đây, mỗi khi uống rượu, ông có biểu hiện như hoang tưởng. Ông tưởng tượng rất nhiều và nói nhiều”.

Bệnh loạn thần do rượu xảy ra khi cơ thể không đào thải được các độc tố có trong rượu.

Cũng theo bà Liên, khoảng nửa tháng gần đây, ông thường xuyên mắng con và ghen tuông, đ.ánh v.ợ. Khi vừa nhập viện, phải nhiều bác sĩ mới có thể giữ được bệnh nhân này, bởi ông có biểu hiện hoang tưởng nhiều. Những ngày đầu vừa nhập viện, ông vật vã nhiều, chân tay run. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, hiện tại, chồng bà Liên đã ổn định.

“Khi ở nhà, ông sử dụng rượu ngâm, rượu nếp. Tuy nhiên, gia đình không thể theo sát được nên không biết ông uống số lượng là bao nhiêu”, bà Liên tâm sự.

TS.BS Tuấn lý giải, bệnh loạn thần do rượu xảy ra khi cơ thể không đào thải được các độc tố có trong rượu. Từ đó, gây ứ đọng và tác động đến hệ thần kinh trung ương. Sau đó, gây rối loạn chuyển hoá, làm suy giảm các chức năng gan, thận.

Đồng thời, ảnh hưởng vùng cảm xúc, vùng trí nhớ trên của não và khả năng điều khiển hành vi. Loạn thần do rượu xảy ra ảo giác chiếm ưu thế, thường gặp ở những người nghiện rượu mãn tính sau 10 năm.

Điều đáng lưu ý, hầu hết những bệnh nhân nghiện rượu đều không nghĩ mình đang mắc bệnh. Do đó, họ thường không hợp tác với các y bác sĩ. Mặc dù cai nghiện rượu không khó, nhưng nguy cơ tái nghiện rất cao.

TS.BS Tuấn khuyến cáo, người nghiện rượu có dấu hiệu loạn thần cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị đúng cách. Trong khi đó, gia đình và xã hội cần kiên trì vận động để người bệnh từ bỏ thói quen uống rượu. Không nên kì thị, xa lánh mà cần giúp đỡ để người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *