Nhiều người chấn thương động mạch chủ được cứu sống nhờ phẫu thuật HYBRID

Bằng phẫu thuật HYBRID, nhiều bệnh nhân bị phình bóc tách động mạch chủ cũng như chấn thương động mạch chủ được Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống.

Ngày 1-5, Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết trong tháng 4 vừa qua, Trung tâm Tim mạch trực thuộc bệnh viện đã điều trị thành công cho 4 trường hợp bệnh lý động chủ, trong đó có những trường hợp cấp cứu rất nặng, đe doạ tính mạng bằng phẫu thuật HYBRID.

Cụ thể, Bệnh nhân Lê H. (67 t.uổi; ngụ Quảng Nam) được chuyển viện trong tình trạng ho ra m.áu với lượng lớn gây tụt huyết áp. Qua thăm khám và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và động mạch chủ có thuốc phát hiện bệnh nhân bị phìn động mạch chủ xuống dạng túi, nghi ngờ dò vào đường thở gây ho ra m.áu.

Các bác sĩ phẫu thuật HYBRID cứu sống cho một bệnh nhân

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật HYBRID động mạch chủ cấp cứu, đặt Stentgraft che phủ vùng động mạch chủ thương tổn, bệnh nhân ổn định hết ho ra m.áu và ra viện sau 4 ngày. Hai bệnh nhân khác bị đa chấn thương rất nặng do tai nạn giao thông gây vỡ eo động mạch chủ cũng đã được tiến hành phẫu thuật HYBRID động mạch chủ. Hai bệnh nhân này đều đến từ Quảng Bình, bị chấn thương động mạch chủ độ 3 gây giả phình kèm bóc tách động mạch chủ. Sau phẫu thuật, hiện tại cả hai sức khỏe ổn định và chuẩn bị ra viện.

Theo Bệnh viện Trung ương Huế, hiện nay tại Việt Nam, số lượng các trung tâm tim mạch có thể thực hiện kỹ thuật này bằng chính đội ngũ phẫu thuật viên tại chỗ là rất ít. Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế là nơi đầu tiên triển khai phẫu thuật HYBRID để điều trị các bệnh lý động mạch chủ giúp điều trị và cứu sống nhiều bệnh nhân có bệnh lý động mạch chủ phức tạp trong khu vực cũng như cả nước.

Rất nhiều các bệnh nhân bị bệnh lý động mạch chủ vào viện trong tình trạng rất nặng đã được điều trị thành công bằng phương pháp này.

Đến nay, đội ngũ phẫu thuật viên của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật và can thiệp để điều trị phình bóc tách và chấn thương động mạch chủ cho hơn 30 trường hợp với tỷ lệ thành công hơn 98%.

Nhận biết bệnh van 2 lá do thấp

Mẹ cháu 46 t.uổi, sức khoẻ bình thường. Gần đây mẹ cháu hay bị khó thở nhất là khi leo cầu thang. Cháu đọc báo thì thấy có thể mẹ cháu bị bệnh van 2 lá do thấp.

Xin bác sĩ cho biết cách nhận biết căn bệnh này.

Hoà Bình (Hải Phòng)

Ảnh minh họa

Bệnh van 2 lá là bệnh van tim phổ biến tại Việt Nam, đa số nguyên nhân do thấp tim. Nguyên nhân chính làm cho van 2 lá bị hỏng là do thấp tim không được điều trị triệt để, dẫn đến tổn thương van tim, khiến cho các lá van dầy lên, có thể lắng đọng canxi làm lá van cứng lại, hạn chế di động. Các mép van dính lại với nhau gây hẹp lỗ van, các dây chằng dầy dính lại với nhau thành một khối khiến van bị hở.

Người bệnh ban đầu thấy khó thở khi làm việc nặng hoặc khi gắng sức như lên cầu thang, sau đó mức độ khó thở sẽ tăng dần, chỉ cần làm việc nhẹ như sinh hoạt hàng ngày người bệnh đã thấy khó thở và sẽ đỡ khi nghỉ ngơi. Nếu bệnh không được điều trị, mức độ khó thở sẽ tăng hơn nữa, khiến người bệnh khó thở cả khi nghỉ không làm gì, ban đêm thường phải ngồi dậy để thở; bên cạnh dấu hiệu khó thở, đôi khi bệnh nhân có ho ra m.áu.

Rất nhiều bệnh nhân có những biểu hiện trên, nhưng do điều kiện khó khăn hoặc chủ quan không đến khám, khiến mức độ bệnh nặng dần lên. Vì thế đa số người bệnh đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chính vì vậy khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần đưa mẹ đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và điều trị sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *