Ngay sau kết thúc ca trực kéo dài 15 ngày và được về nhà, việc đầu tiên chàng trung úy trẻ muốn làm là ghé vào Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương để tham gia hiến m.áu.
Sau khi Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương phát động Chương trình hiến m.áu “Giọt hồng tri ân” hôm 3/8 nhằm kêu gọi người dân tham gia hiến m.áu tình nguyện phục vụ cấp cứu và điều trị, đặc biệt là các bệnh nhân Covid-19, rất nhiều người dân thủ đô không quản ngại khó khăn đi lại khi đang giãn cách để đi hiến m.áu. Họ sẵn sàng cho đi những giọt m.áu quý giá của mình cho người bệnh.
Trung úy Đỗ Đức Xuyên công tác tại Công an Cửa khẩu chàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) cho biết: “Thời gian qua, khi làm nhiệm vụ tại cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, tôi được chứng kiến hàng trăm chuyến bay chở hàng cứu trợ, thiết bị y tế và đặc biệt là vận chuyển hàng nghìn cán bộ y tế vào miền Nam để hỗ trợ đồng bào chống dịch. Hình ảnh ấy đã gây xúc động mạnh mẽ trong trái tim tôi”.
Đây là lần hiến m.áu thứ 11 của anh Đỗ Đức Xuyên.
Vì thế, sau khi kết thúc ca trực kéo dài 15 ngày và được về nhà, việc đầu tiên anh muốn làm là ghé vào Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương để tham gia hiến m.áu.
“Tôi muốn làm điều gì đó để thể hiện trách nhiệm của người chiến sỹ công an dành cho cộng đồng trong hoàn cảnh đặc biệt này”, Trung úy Xuyên chia sẻ.
Cùng suy nghĩ đấy, chị Trịnh Trà Linh, Hà Nội cho biết: “Trong giai đoạn cả nước đang tập trung cho việc chống dịch, mỗi cá nhân có nhiều cách để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và hiến m.áu cũng là một hành động góp phần giúp người bệnh, giúp cuộc sống trở nên tốt hơn đẹp trong hoàn cảnh này”.
Không quản ngại TP đang giãn cách, cô Đỗ Thị Hiệp (58 t.uổi) ở Hà Đông cũng đến Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương hiến m.áu.
“Những ngày qua, tôi thấy nhiều bệnh viện trong Nam cũng kêu gọi hiến m.áu cứu người. Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương cũng đã chuyển hàng nghìn đơn vị m.áu vào Nam để hỗ trợ các bệnh viện trong đó điều trị cho bệnh nhân. Vì thế, tôi cũng muốn gửi tặng những giọt m.áu của mình cho những người bệnh cần m.áu ở trong Nam – nơi đang gặp nhiều khó trong phòng chống dịch bệnh Covid-19″, cô Hiệp chia sẻ.
Từ Hà Đông, cô HIệp đi hiến m.áu vì muốn gửi tặng những giọt m.áu của mình chô những người bệnh cần m.áu ở miền Nam.
Trong những ngày này cả nước đang dồn tổng lực để chống dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành phố phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ dẫn đến tình trạng khan hiếm m.áu cho điều trị tại một số địa phương.
Trong một tuần vừa qua, sau khi kêu gọi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, đông đảo người dân Thủ đô và tại các tỉnh có thể tổ chức hiến m.áu được đã hưởng ứng rất nhiệt tình. 10 ngày qua đã có 11.000 đơn vị m.áu được tiếp nhận tại Hà Nội, Sơn La, Nam Định, Hưng Yên, Lạng Sơn, Yên Bái…
Chương trình “Giọt hồng tri ân” là sự kiện hiến m.áu tình nguyện quy mô lớn, nằm trong chuỗi chương trình Hành trình Đỏ 2021, do Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, Hội thanh niên vận động hiến m.áu Hà Nội và Ban Chỉ đạo Vận động hiến m.áu tình nguyện Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức. Hoạt động dự kiến sẽ diễn ra trong 6 ngày từ 3-8/8 tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương và 3 điểm hiến m.áu cố định gồm Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Trạm Y tế phường Nhân Chính (132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Phòng khám đa khoa số 2, Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Số 10, ngõ 122, đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội).
Người trong vùng dịch từ chối tiêm vắc xin Covid-19 có bị xử phạt?
Theo Bộ Y tế, tiêm vắc xin Covid-19 sẽ giúp người dân phòng tránh được sự lây lan của vi rút SARS-CoV-2 cũng như nguy cơ t.ử v.ong khi nhiễm bệnh.
Người dân Hà Nội tiêm vắc xin. ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Tuy nhiên trên thực tế, đã có tình trạng một số người từ chối tiêm. Vấn đề này đang được pháp luật điều chỉnh như thế nào?
Theo luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Hồng Thanh), khoản 1, điều 29, luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc như sau: “1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh”.
HCDC: TP.HCM thêm 3.207 ca Covid-19 xuất viện, tổng cộng 37.846 bệnh nhân khỏi bệnh
Tại điểm a, khoản 2, điều 30 của luật nêu Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại khoản 1, điều 29 của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007. Như vậy người dân có nghĩa vụ tiêm vắc xin đối với loại bệnh nằm trong danh mục phải sử dụng vắc xin bắt buộc. Tuy nhiên, theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17.10.2017 của Bộ Y tế, Covid-19 không nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin bắt buộc. Điều 2 Thông tư 38 yêu cầu tiêm chủng đối với 8 loại bệnh truyền nhiễm: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, tả, sởi, viêm não Nhật Bản B và bệnh dại.
“Không rõ đến thời điểm này Bộ Y tế đã cập nhật và bổ sung bệnh Covid-19 vào danh mục nêu trên hay chưa. Nếu đã bổ sung thì người dân bắt buộc phải tiêm vắc xin. Trong trường hợp người dân không tiêm có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 – 3 triệu đồng theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 9, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28.9.2020”, luật sư Giang Hồng Thanh cho hay.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết hiện có quy định bắt buộ̂c mộ̂t số tình huống. Tùy tình hình thực tiễn và yêu cầu chống dịch, cơ quan có thẩm quyền ban hành thì mới bắt buộc và khi đó mới xử phạt.
Theo nhiều chuyên gia y tế, Việt Nam cần bao phủ vắc xin Covid-19 đến 70% dân số, để có miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch, cuộc sống mới có thể trở lại bình thường. Do đó, tiêm vắc xin là quyền lợi và nghĩa vụ. Vắc xin được cấp phép an toàn, hiệu quả. Ngay cả khi không đảm bảo 100% người đã tiêm có kháng thể, nhưng tất cả những người tiêm đều giảm được tình trạng nặng, giảm nguy cơ t.ử v.ong nếu nhiễm vi rút SARS-CoV-2.