Thống kê tại nhiều bệnh viện cho thấy, thời tiết miền Bắc khắc nghiệt là điều kiện khiến người cao t.uổi kịch phát nhiều căn bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, hen suyễn, đột quỵ…
Bệnh viện Phổi Trung ương tăng cường máy sưởi đối với các bệnh nhân nặng trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại của Hà Nội
Bệnh nhân cao t.uổi mắc phổi, đột quỵ… gia tăng
Trong đợt rét kỷ lục của Hà Nội, bà N.T.H. (83 t.uổi, ngụ TP.Hà Nội) vốn mắc căn bệnh phổi mạn tính, phải vào Bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng giãn phế quản phổi, suy hô hấp, được chỉ định thở máy. Sau vài ngày điều trị, hiện bà H. đã cai máy thở, chuyển sang thở bằng ô-xy. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu hô hấp để tăng thải đờm, tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, khả năng hồi phục của bệnh nhân rất chậm, dự kiến phải nằm viện lâu dài.
Điều trị cùng phòng với bà H., ông Đ.T.B. (75 t.uổi) cũng đang được nhân viên y tế tiến hành vật lý trị liệu bởi căn bệnh viêm phế quản phổi mạn tính. Gia đình bệnh nhân cho hay, cứ mỗi đợt giao mùa hoặc trời chuyển lạnh, ông B. thường tái phát bệnh. Đặc biệt, trong đợt này, tình trạng bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân khó thở, thậm chí xuất hiện cơn sốt nhẹ và ớn lạnh, nhiều đờm đặc không thể ho và suy hô hấp.
Trường hợp của bà H. hay ông B. chỉ là hai trong số nhiều người cao t.uổi đang nằm điều trị tại Khoa Bệnh phổi mạn tính của Bệnh viện Phổi Trung ương. Bác sĩ Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính của bệnh viện, cho biết số lượng bệnh nhân gia tăng mạnh trong đợt rét. Thông thường, mỗi tháng khoa tiếp nhận khoảng 170 lượt người điều trị nội trú nhưng hiện tại tăng hơn 220 lượt bệnh nhân.
“Con số nhập viện gia tăng phụ thuộc vào nhiều tác nhân, trong đó thời tiết là một trong những yếu tố làm kịch phát căn bệnh này. Bởi, thời tiết lạnh khiến khả năng bảo vệ tại chỗ từ đường hô hấp trên tới hô hấp dưới đều bị suy giảm. Đây là yếu tố dẫn tới các bệnh lý bị n.hiễm t.rùng tăng nặng như hen phế quản, co thắt phế quản mạn tính…”, bác sĩ Thành nhấn mạnh. Không chỉ gia tăng về số lượng, theo bác sĩ Thành, hầu hết bệnh nhân nhập viện trong dịp này đều trong tình trạng nặng, nhiều bệnh nhân suy hô hấp phải hỗ trợ thở máy, thở ô-xy.
Còn tại Bệnh viện Hữu Nghị, thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân bị liệt cơ, méo mặt tăng từ 20-30%. Bên cạnh một số bệnh nhân trẻ sử dụng rượu bia, các bác sĩ cảnh báo, rất nhiều người già mắc phải căn bệnh này do không đảm bảo các biện pháp phòng, chống rét. Thời tiết lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh VII, gây ra thiếu m.áu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân bị yếu liệt, xệ một bên cơ mặt. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng miệng méo xệch và một bên mắt không thể khép…
Bác sĩ Phạm Xuân Hiếu, Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện E, cũng thông tin, mặc dù đột quỵ là căn bệnh diễn ra quanh năm, song thời tiết khắc nghiệt khiến số lượng bệnh nhân đột quỵ gia tăng, trong đó tỷ lệ bệnh nặng nhiều. “Bệnh nhân mắc đột quỵ chủ yếu vẫn là nhóm người cao t.uổi. Nhiều bệnh nhân có thói quen nghỉ ngơi một mình, người nhà không biết nên khi chuyển tới bệnh viện tình trạng đã nặng nề”, bác sĩ Hiếu thông tin.
Tăng biện pháp giữ ấm cho bệnh nhân
Trước tình trạng thời tiết lạnh, số lượng người cao t.uổi – đối tượng dễ bị tổn thương – gia tăng, bác sĩ Vũ Văn Thành cho biết, bệnh viện đã có các biện pháp tăng cường giữ ấm cho bệnh nhân để đảm bảo quy trình điều trị hiệu quả, an toàn. Theo đó, đối với các trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh viện trang bị thêm đèn sưởi. Song song đó, hệ thống phòng ốc đảm bảo yếu tố thông thoáng nhưng kín gió. Đặc biệt, các khoa, phòng như Điều trị tích cực, Điều trị hen nặng được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm nên luôn đảm bảo các vấn đề về nhiệt độ, môi trường.
Bác sĩ Vũ Văn Thành khuyên, trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người cao t.uổi nên hạn chế ra ngoài và luôn đảm bảo cơ thể được giữ ấm. Khi ngủ dậy, cần khởi động dần dần để cơ thể làm quen với môi trường. Đặc biệt, cần duy trì chế độ vệ sinh họng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh bụi bặm trong nhà. Bởi, môi trường sạch giúp hạn chế tình trạng n.hiễm t.rùng khi mắc bệnh.
Tương tự, bác sĩ Phạm Xuân Hiếu cũng khuyến cáo, người cao t.uổi cần hết sức cẩn trọng trong trời rét bởi mạch m.áu không thể đàn hồi và co giãn tốt như người trẻ. Nếu từ trong phòng đi ra thời tiết lạnh, co giãn động mạch não đột ngột sẽ dẫn tới hiện tượng tai biến mạch m.áu não. Vị chuyên gia này cũng cho hay, cùng với thời tiết, tết Nguyên đán đang tới gần, người cao t.uổi cần kiểm soát tốt các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim, mỡ m.áu.
“Do dịp tết, việc ăn uống có thể thay đổi, nhiều người có thể “quên mất đang bị bệnh” nên uống thêm nhiều rượu, chế độ ăn không phù hợp… Đây là yếu tố có thể dẫn tới nhiều căn bệnh, trong đó có tim mạch và đột quỵ”, bác sĩ Hiếu lưu ý.
Kỳ tích: Cứu sống bệnh nhân ho ra gần nửa lít m.áu mỗi lần
Bác sỹ Khiếu Mạnh Cường, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực chia sẻ chưa từng thực hiện một ca phẫu thuật phức tạp với tình trạng người bệnh rối loạn đông m.áu như thế này…
Bác sỹ kiểm tra sức khoẻ của bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Các bác sỹ Bệnh viện Phổi Trung ương vừa phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhân ho ra m.áu kéo dài, có lúc ho ra m.áu khoảng 300-500 ml/lần do u nấm thùy phổi, phình động mạch phổi, xơ gan lách to do nghiện rượu.
Thạc sỹ Nguyễn Viết Nghĩa, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết sức khỏe người bệnh đang dần hồi phục, tỉnh táo, giao tiếp được với mọi người và có thể vận động nhẹ nhàng.
Bệnh nhân là V.T.N. (61 t.uổi, Đức Phú, Thạch Trung, Hà Tĩnh) có t.iền sử điều trị lao phổi cách đây 2 năm, nghiện rượu nhiều năm, bị xơ gan lách to và cũng từng phải điều trị giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
Khoảng một tuần gần đây, người bệnh bắt đầu xuất hiện ho ra m.áu nhiều lần, số lượng ho ra m.áu ngày càng nhiều nên đã được bệnh viện tuyến tỉnh chuyển lên Bệnh viện Phổi Trung ương điều trị.
Khi người bệnh nhập viện, đội ngũ y bác sỹ đã nhanh chóng làm các xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân bệnh ho ra m.áu nặng, có u nấm thùy trên phải, phình động mạch phổi, xơ gan rượu.
Đến ngày 5/10, tình trạng của người bệnh diễn biến nặng hơn, biểu hiện ho ra m.áu 300-500 ml/lần dẫn tới thiếu m.áu nặng, rối loạn đông cầm m.áu. Ngay trong ngày, người bệnh được hội chẩn cấp cứu phẫu thuật cắt thùy trên phổi phải.
Tình trạng trước mổ của bệnh nhân rất nguy kịch, người bệnh được truyền m.áu và lập tức đưa vào phòng mổ, vừa hồi sức vừa gây mê để mổ cấp cứu.
Quá trình phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhân là một cuộc chiến căng thẳng. Ngay từ khi bắt đầu tiến hành phẫu thuật, người bệnh luôn được cô lập phổi bệnh, thông khí phổi lành. Tuy nhiên m.áu từ lá phổi bệnh vẫn tiếp tục chảy và liên tục được hút ra qua ống nội khí quản khoảng 1500 ml. Khi thực hiện phẫu thuật màng phổi bóc tách cuống phổi, lượng m.áu của người bệnh lại mất thêm khoảng 1600ml.
Khi thực hiện phẫu thuật, điều khó khăn nhất khi gây mê hồi sức là m.áu ngập tràn đường thở, phải khẩn trương đặt nội khí quản cô lập phổi khai thông bơm rửa hút m.áu ra ngoài, lượng m.áu mất lớn tốc độ nhanh tổng lượng m.áu mất hơn 3 lít cộng với rối loạn đông cầm m.áu nặng, bệnh nhân xơ gan rượu, cơ thể suy kiệt.
Bên cạnh đó, bác sỹ phẫu thật cũng phải xử lý tổn thương nấm sau lao phổi dính bám chặt thành ngực và các mạch m.áu lớn, mạch phình vỡ dẫn đến c.hảy m.áu trong cũng tạo áp lực lớn cho cả êkíp phẫu thuật.
Bác sỹ Khiếu Mạnh Cường, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực chia sẻ chưa từng thực hiện một ca phẫu thuật phức tạp với tình trạng người bệnh rối loạn đông m.áu như thế này. Ca phẫu thuật đòi hỏi vừa phải thực hiện phẫu thuật xử lý tổn thương phình mạch phổi, nấm sau lao phổi bám dính vừa phải gây mê hút m.áu c.hảy từ nhu mô phổi ra với số lượng lớn.
Sau gần 5 tiếng thực hiện, ca phẫu thuật thành công. Thành công của ca bệnh này là sự kết hợp chặt chẽ những kỹ thuật gây mê tiên tiến nhất và kỹ thuật phẫu thuật cao./.