Nhiều người trẻ bị suy thận mạn

Hiện nay, có nhiều người trẻ bị suy thận mạn, phải chạy thận nhân tạo hằng tuần để duy trì sự sống.

Trước đó, họ đều không thấy các triệu chứng rõ ràng của căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh diễn biến âm thầm

Đang nằm chạy thận ở Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, bệnh nhân N.T (29 t.uổi), ở thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành) vẫn còn nhớ như in ngày nhận kết quả bị suy thận mạn sau khi khám sức khỏe cách đây 11 năm.

“Chiều hôm đó tôi thấy chân mình sưng nhẹ. Tối đến, khi đang nằm ngủ thì cảm thấy khó thở. Vì vậy, sáng hôm sau, tôi được ba mẹ chở đi khám tại BVĐK tỉnh. Cầm kết quả thông báo mình bị suy thận mạn và được bác sĩ giải thích suy thận mạn nghĩa là bệnh thận đã ở giai đoạn cuối, phải gắn với giường bệnh suốt đời, tôi suy sụp hoàn toàn. Bởi, lúc đó tôi mới 18 t.uổi, chuẩn bị thi đại học, bao nhiêu dự định còn đang ấp ủ”, bệnh nhân T trải lòng.

Bệnh nhân N.T.C, ở phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi), đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bước sang t.uổi 25, bệnh nhân N.T.C, ở phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) có “thâm niên” 3 năm chạy thận tại Khoa Thận nhân tạo (BVĐK tỉnh). Trước khi phát hiện mình bị bệnh, C vẫn khỏe mạnh, đi làm hằng ngày ở cửa hàng bán hoa tươi. “Có một khoảng thời gian, tôi thấy đau đầu. Nhưng nghĩ đó là những cơn đau bình thường, nên tôi mua paracetamol về uống. Một thời gian sau, khi bản thân khó thở nhiều, tôi mới bắt đầu đi bệnh viện để khám và nhận kết quả suy thận mạn”, C chia sẻ.

Anh trai đã qua đời vì bệnh suy thận mạn, nên từ 2 năm nay, P.V.B (26 t.uổi), ở xã Ba Lế (Ba Tơ) không còn người đồng hành trên hành trình chạy xe trên 60km từ Ba Lế đến BVĐK tỉnh để chạy thận nhân tạo. B chia sẻ, tôi và anh trai ngày trước, đều phát hiện bị suy thận mạn từ khi mới 17, 18 t.uổi. Bệnh diễn biến âm thầm nên hai anh em không hề phát hiện. Chỉ khi cảm thấy khó thở, mệt mỏi, mới đi thăm khám, thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, thành suy thận mạn.

Nhận biết sớm các dấu hiệu

Lý giải vì sao nhiều người đột ngột phát hiện suy thận mạn mà không có các triệu chứng rõ ràng trước đó, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh Hiền, Trưởng khoa Thận nhân tạo (BVĐK tỉnh) cho biết, bệnh suy thận thường tiến triển âm thầm.

Đến khi bệnh chuyển thành suy thận mạn (hay còn gọi là bệnh thận mạn giai đoạn cuối), với dấu hiệu rõ ràng hơn để bệnh nhân nhận biết thì đã trễ.

Cũng theo bác sĩ Hiền, nguyên nhân chính dẫn đến suy thận là do người bệnh lạm dụng thuốc kháng viêm, bị viêm cầu thận nhưng không điều trị kịp thời. Cùng với đó, có nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương thận cấp do bị ong độc chích với các triệu chứng như tiểu ít, toàn thân nhức mỏi, buồn nôn… nhưng lại chủ quan, không đi thăm khám để được điều trị kịp thời, dẫn đến suy thận mạn. Nhiều trường hợp bệnh nhân nghĩ mật cá trắm tốt cho sức khỏe nên đã nuốt mật cá khiến độc tố trong mật gây tổn thương thận, suy thận…

“Bệnh suy thận tiến triển âm thầm, ít có triệu chứng rõ ràng, thường khi phát hiện thì đã ở giai đoạn nặng, phải chạy thận nhân tạo suốt cả cuộc đời. Vì vậy, mỗi người cần đi kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần để tầm soát bệnh này”, bác sĩ Hiền khuyến cáo.

Ngày càng nhiều người trẻ suy thận

Suy thận ở người trẻ t.uổi ngày càng tăng, nhiều ca lần đầu phát hiện bệnh cũng là lúc phải chạy thận cấp cứu.

Chị PTY (28 t.uổi, ngụ TP.HCM) nhập BV Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở, chức năng thận giảm thấp. Cùng với đó còn có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn như thiếu m.áu, rối loạn canxi – phosphor.

Suy thận vì… “nghiện” trà sữa, nước ngọt

Khai thác bệnh sử, bác sĩ ghi nhận chị Y không có t.iền căn bệnh lý. Tuy nhiên, chị cho biết thường xuyên uống trà sữa từ khi học cấp III, khoảng 2-3 ly mỗi ngày, có ngày không ăn cơm, chỉ uống trà sữa.

Cách lúc nhập viện một tháng, chị Y xuất hiện phù tăng dần, tiểu ít đi. Siêu âm bụng ghi nhận hai thận teo nhỏ, mất phân biệt tủy vỏ, BS chẩn đoán bị phù phổi cấp do quá tải thể tích tuần hoàn.

Chị Y được theo dõi tổn thương thận cấp nghĩ do độc chất, theo dõi bệnh thận mạn giai đoạn V, tăng huyết áp, thiếu m.áu và đặt catheter (ống thông nhỏ, mỏng) chạy thận cấp cứu. Sau đó, chị tiếp tục được chạy thận và theo dõi chức năng thận hơn ba tháng. Ghi nhận chức năng thận không phục hồi, bác sĩ (BS) xác định chị đã suy thận mạn giai đoạn cuối, hiện đang chạy thận định kỳ tại BV.

BS Vũ Thị Minh Hoa đang khám cho một bệnh nhân trẻ chạy thận định kỳ tại BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Tiếp đó là anh NMT (25 t.uổi) có thói quen uống khoảng 10 lon nước ngọt/ngày hơn năm năm nay và chưa từng ghi nhận bất thường về thận.

Trước nhập viện một tháng, anh T có triệu chứng mệt, mờ mắt, đau đầu, huyết áp cao nhưng không đi khám. Hai tuần sau thấy mệt nhiều hơn, đi khám tại BV tỉnh anh được chẩn đoán tổn thương thận cấp, không rõ điều trị.

Theo thống kê của Hội Ghép tạng Việt Nam, đến nay Việt Nam có khoảng 7.500 trường hợp ghép tạng, trong đó ghép thận chiếm tỉ lệ cao nhất.

Sau đó anh T về nhà tự uống cỏ mực 4-5 ngày, thấy không cải thiện. Anh lên TP.HCM khám, xét nghiệm kiểm tra thấy chức năng thận và độ lọc cầu thận giảm thấp.

Khám tại BV Nguyễn Tri Phương, các BS ghi nhận anh bị phù hai chân, nhìn mờ, chức năng thận giảm thấp, chẩn đoán mắc hội chứng thận hư, thận viêm. Đồng thời, anh T có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn như thiếu m.áu, rối loạn canxi – phosphor; hai thận teo nhỏ…

Sau hơn ba tháng chạy thận và theo dõi chức năng thận ghi nhận thận không phục hồi, BS xác định anh bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Hiện anh T đã được mổ cầu tay, chuẩn bị chạy thận định kỳ.

Người trẻ suy thận có xu hướng tăng

PGS-TS-BS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận – Lọc m.áu (BV Thống Nhất), cho biết khoa đang theo dõi, điều trị cho nhiều bệnh nhân suy thận (người trẻ chiếm 20%). Trong đó có đến 60% suy thận mạn giai đoạn cuối.

“Hiện có khoảng 80 bệnh nhân trẻ đang điều trị thận nhân tạo và lọc màng bụng, ghép thận tại khoa. Nhiều người trẻ lần đầu phát hiện bệnh thận cũng là lúc phải đặt catheter chạy thận cấp cứu. Đáng báo động, tỉ lệ này ngày càng tăng” – BS Bách thông tin.

Theo BS CKII Vũ Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Thận – Lọc m.áu (BV Nguyễn Tri Phương), bệnh nhân trẻ đến khám tại phòng khám thận của BV có tăng so với trước. Khoa đang có khoảng 320 bệnh nhân chạy thận định kỳ, trong đó 15% có t.uổi đời 19-40 (trước đây bệnh thường xuất hiện ở độ t.uổi ngoài 60).

“Hầu hết người đến khám thận do kết quả khám sức khỏe định kỳ ghi nhận thận yếu, có triệu chứng tiểu đêm nhiều, đau lưng. Không ít người trong đó đã bị suy thận mạn tính” – BS Hoa nói.

Cũng theo BS Hoa, trước đây bệnh nhân trẻ hầu như mắc suy thận do bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý tiềm ẩn (miễn dịch) âm thầm gây tổn thương thận hay bệnh lý di truyền (thận đa nang). Thời gian gần đây, BV ghi nhận nhiều người trẻ suy thận cấp do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, tự uống thuốc điều trị thời gian dài, dinh dưỡng không hợp lý…

Bệnh diễn tiến âm thầm, khó khỏi hẳn

Theo BS Hoa, những người suy thận cấp sau điều trị nhưng chức năng thận không phục hồi có thể suy thận mạn, phải chạy thận định kỳ, lọc màng bụng hoặc ghép thận. Nếu sau điều trị chức năng thận phục hồi, bệnh nhân vẫn phải theo dõi định kỳ, tái khám, đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để không có biến chứng suy thận mạn.

“Bệnh nhân suy thận cấp phải lọc m.áu cấp tính, sau điều trị chức năng thận có phục hồi so với lúc cấp cứu nhưng sau này đa số vẫn suy thận mạn giai đoạn II, III, IV, không trở về như bình thường. Một số rơi vào tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ” – BS Hoa nói.

BS Hoa cũng chia sẻ thêm bệnh thận không có triệu chứng rõ ràng, giai đoạn nhẹ khó nhận biết. Khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đồng nghĩa là đã ở giai đoạn nặng.

Về nguyên nhân dẫn đến suy thận nặng, theo BS Bách, thứ nhất là bệnh lý viêm cầu thận, chủ yếu gặp ở nam giới. Bệnh nhân không có biểu hiện cụ thể, chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là huyết áp cao. Vì vậy, đa số bệnh nhân được chẩn đoán viêm cầu thận khi đã ở giai đoạn muộn.

Thứ hai là viêm ống kẽ thận. Người mắc bệnh chủ yếu do lạm dụng thuốc và hóa chất. Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân này gặp nhiều hơn ở người Việt.

“Để phát hiện sớm bệnh thận, người dân nên đo huyết áp định kỳ, khám tầm soát bằng cách xét nghiệm nước tiểu tìm chất đạm và xét nghiệm độ lọc cầu thận” – BS Bách khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *