Một số người trẻ nhiễm HIV nhưng bỏ thuốc điều trị, quan hệ t.ình d.ục không có biện pháp bảo vệ, đây là điều vô cùng nguy hiểm.
Ngày 19.12, thạc sĩ, bác sĩ CK.II Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã đưa ra cảnh báo trẻ v.ị t.hành n.iên, người trẻ t.uổi bị nhiễm HIV quan hệ t.ình d.ục không an toàn, bỏ điều trị. Đặc biệt, sau dịch Covid-19, tỷ lệ bỏ thuốc điều trị HIV, tái khám không đúng hẹn rất cao, đáng báo động.
Bên cạnh đó, một số trẻ v.ị t.hành n.iên quan hệ t.ình d.ục đồng giới bị lây bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy trong một buổi giáo dục giới tính cho trẻ nhiễm HIV. Ảnh BSCC
Giải thích vì sao một số người trẻ nhiễm HIV nhưng bỏ điều trị lại quan hệ t.ình d.ục không thực hiện các biện pháp bảo vệ, bác sĩ Tuấn Quy cho biết, qua tìm hiểu thì số người trẻ này cha mẹ đã mất, sống tự lập. Để tồn tại, các em làm mọi nghề. Với con gái thì có thể làm tiệm cà phê, tiệm tóc, thậm chí là mại dâm để có t.iền mưu sinh và con trai cũng tương tự như vậy. Nhưng các em này quan hệ t.ình d.ục không dùng biện pháp bảo vệ. Có trường hợp em nữ được rủ đi tỉnh qua đêm để có t.iền. Những tâm sự thầm kín này đã được các em chia sẻ với bác sĩ.
Bác sĩ Tuấn Quy cảnh báo, trong dịp gần tết những người trẻ này muốn có t.iền để xài tết, rất nguy hiểm nếu các em bất chấp làm mại dâm, quan hệ t.ình d.ục không an toàn.
Bác sĩ Tuấn Quy kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của gia đình, xã hội với trẻ v.ị t.hành n.iên và người trẻ t.uổi bị nhiễm HIV, tạo điều kiện cho các em sống tốt; hướng nghiệp dạy nghề cho những người trẻ này. Phía cơ sở điều trị cần rà soát trẻ v.ị t.hành n.iên, người trẻ bỏ thuốc điều trị HIV, gọi các em vào cơ sở điều trị để tập huấn, giáo dục lại. Mặt khác, cần giáo dục giới tính cho t.rẻ e.m trong trường học để có biện pháp bảo vệ an toàn, tránh bị lây nhiễm bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV.
Nghiên cứu cho thấy HIV làm tăng tốc quá trình lão hóa tế bào
Virus HIV sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch người nhiễm. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Nghiên cứu mới đây còn phát hiện HIV có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Trong nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí iScience, các nhà khoa học tại Đại học California – Los Angeles (Mỹ) phát hiện các bằng chứng cho thấy virus HIV có thể làm tăng tốc lão hóa tế bào. Tình trạng này chỉ xuất hiện vài năm kể từ khi nhiễm bệnh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thuốc điều trị HIV có thể giúp người bệnh sống lâu và khỏe mạnh nhưng t.uổi thọ có thể rút ngăn do virus thúc đẩy sự lão hóa của cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hiện tại, dù không có cách nào chữa khỏi nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh kiểm soát virus HIV và kéo dài t.uổi thọ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới phát hiện ngay cả khi được điều trị thì virus HIV vẫn thúc đẩy đến quá trình lão hóa của cơ thể.
Các tính toán cho thấy nếu chỉ xét đến yếu tố lão hóa thì những người khỏe mạnh, không nhiễm HIV sẽ sống thọ hơn 5 năm so với những người bị HIV. Từ kết luận này, nhóm tác giả hy vọng sẽ nhắc nhở mọi người không được coi nhẹ HIV dù hiện y học đã có phương pháp giúp khống chế bệnh.
Virus HIV hoạt động bằng cách tấn công hệ miễn dịch. Chúng sẽ phá hủy hệ miễn dịch đến mức cơ thể không còn đủ sức chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ chuyển sang AIDS, giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh nhân HIV, và t.ử v.ong.
Những người đã đến giai đoạn AIDS sẽ mắc những căn bệnh mà người bình thường với hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ không bao giờ mắc. Dù không có cách chữa khỏi HIV nhưng với những người nhiễm trong giai đoạn sớm, các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát virus và kéo dài t.uổi thọ. Nếu được điều trị thích hợp, người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh và lâu dài.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HIV, mọi người cần biết rõ các con đường lây nhiễm của bệnh. Virus HIV lây do tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bệnh. Chất dịch có virus HIV này có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh qua các vết trầy xước trên da hoặc niêm mạc.
HIV cũng thường lây lan qua đường t.ình d.ục, dùng chung kim tiêm với người bệnh. Mẹ nhiễm HIV cũng lây sang cho con khi mang thai, sinh con hay cho con bú, theo Healthline.