Trào lưu sinh con ‘thuận tự nhiên’ khá rầm rộ tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Tuy nhiên nhiều người vẫn hiểu lầm về khái niệm sinh ‘thuận tự nhiên’ là “tự sinh tự diệt”, sinh đẻ hay chăm sóc con cái không cần đến can thiệp y tế.
Suýt nguy kịch vì kiên quyết đòi “sinh thuận tự nhiên”
Nhiều người vẫn hiểu lầm khái niệm về sinh “thuận tự nhiên”. Hình minh họa.
Vào khoảng tháng 3 năm ngoái dư luận được một phen dậy sóng khi một bà mẹ đến từ Hưng Yên chia sẻ thông tin trên mạng xã hội về quá trình ‘’sinh con thuận tự nhiên” của mình. Theo đó, người mẹ này đã ăn chay trong thai kỳ, tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt rốn, da kề da liên tục sau 4h sinh và em bé đã tự tìm ti mẹ sau 30 phút sinh con. Vào ngày thứ 6, con chị tự rụng rốn và được khen là có rốn rất đẹp.
Ngay sau đó một tài khoản facebook tên M.P đã chia sẻ thông tin về một ca t.ử v.ong cả mẹ và con vì sinh con thuận tự nhiên tại nhà. Mặc dù sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh thông tin trên là sai sự thật nhưng trào lưu ‘’sinh con thuận tự nhiên” vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó đa số những người chỉ trích cho rằng trào lưu này đi ngược sự tiến hóa, phản khoa học.
Tưởng như trào lưu này đã “hạ nhiệt” khi không có nhiều người nhắc đến thì mới đây tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM lại tiếp nhận một sản phụ gặp nguy hiểm vì kiên quyết lựa chọn “sinh con thuận tự nhiên”.
Sản phụ mang thai 40 tuần, có dấu hiệu chuyển dạ, thai to, khung xương chậu nhỏ, cổ tử cung không mở và vết mổ cũ. Các bác sĩ xác định sản phụ không thể sinh thường và chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên sản phụ và gia đình không chấp thuận mà kiên quyết đòi sinh con “thuận tự nhiên”.
Không chỉ không chấp nhận biện pháp can thiệp nào mà gia đình còn yêu cầu các bác sĩ không được thăm khám â.m đ.ạo, sản phụ sẽ không sinh trên bàn như thông thường mà phải sinh trong tư thế đứng, không được tiêm kháng sinh, truyền hạ sốt cho mẹ, không được tiêm vắc-xin cho con khi sinh ra, phải để nửa tiếng mới được cắt dây rốn, không cho con bú sữa bình.
Đến khi tình trạng em bé có thể gặp nguy hiểm, các bác sĩ buộc phải mở cấp cứu. Rất may ca mổ thành công nhưng do vỡ ối lâu nên cả hai mẹ con sản phụ đều phải tiêm kháng sinh, em bé cũng cần hỗ trợ hô hấp. Được biết cả 2 vợ chồng sản phụ đều là thành viên của cộng đồng khá lớn về “sinh con thuận tự nhiên”.
Nhiều người chưa hiểu đúng về sinh “thuận tự nhiên”
GS.TS Nguyễn Viết Tiến – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Trần Ngọc Kha.
Chia sẻ về trào lưu “sinh con thuận tự nhiên” từng gây xôn xao, GS.TS Nguyễn Viết Tiến – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết nhiều người vẫn hiểu lầm rằng sinh con tự nhiên, tức là đợi đến ngày chuyển dạ, các con tự sinh ra mà không có sự can thiệp của bất kể nhà chuyên môn nào.
Theo GS Tiến đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và hiện nay, không có tổ chức y tế nào khuyến cáo bà mẹ sinh con mà không có sự can thiệp và giúp đỡ từ y tế.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, sinh con theo tự nhiên hiểu nên được hiểu là trong trường hợp thuận lợi, thì để cho người phụ n.ữ s.inh tự nhiên tức sinh thường, chỉ khi không sinh được tự nhiên thì mới can thiệp bằng thủ thuật hay bằng cách mổ lấy thai.
“Tôi xin khẳng định rằng, dù sinh tự nhiên (sinh thường) thì vẫn phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa, có bác sĩ chuyên khoa để thực hiện sinh đẻ”, GS.Tiến khẳng định.
Cũng chia sẻ về trào lưu “thuận tự nhiên” , TS.BS Bùi Chí Thương, giảng viên bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP.HCM cho rằng từ thủa xa xưa, con người sinh đẻ theo tự nhiên, sinh ngay tại nhà, nếu may mắn em bé khỏe mạnh, mẹ an toàn. Tuy nhiên với những trường hợp sinh khó thì mẹ và con đều t.ử v.ong, được cho là số mệnh định đoạt.
Vào thời điểm đó khoa học chưa phát triển, nhận thức kém nên việc sinh đẻ thuận theo tự nhiên là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên ở thời đại hiện nay, hình thức sinh này rỷ lệ rủi ro cao và không được khuyến khích.
Theo vị bác sĩ này khi lựa chọn sinh con “thuận tự nhiên” tại nhà không có sựu can thiệp y tế, không có sự hỗ trợ của chuyên gia sản khoa, sản phụ sẽ phải đối diện với các nguy cơ như: Nguy cơ n.hiễm t.rùng hậu sản như: viêm nội mạc tử cung, n.hiễm t.rùng tầng sinh môn; Nguy cơ n.hiễm t.rùng rốn và uốn ván rốn do vi khuẩn uốn ván núp lùm trong dao hay vật dụng gỉ sét; Nguy cơ băng huyết sau sanh do đờ tử cung hay sót nhau; nguy cơ rách tầng sinh môn phức tạp vì rặn em bé không đúng gây rách nát cửa mình, rách qua h.ậu m.ôn, khâu phục hồi khó khăn, có thể để lại di chứng són phân hay rò â.m đ.ạo trực tràng sau này; Nguy cơ ô nhiễm môi trường hay lây nhiễm bệnh cho người xung quanh nếu lỡ bánh nhau có mang mầm bệnh trong bào thai mà không được xử lý rác y tế phù hợp…
Bên cạnh đó với các trường hợp sinh khó như thai ngôi ngược, đầu em bé bị kạt gây ngạt; thai ngôi ngang, người mẹ rặn nhiều không được gây vỡ tử cung hay sa dây rốn; nhau t.iền đạo: ra m.áu nhiều gây t.ử v.ong…
Với vô vàn nhưng nguy cơ tai biến có thể phải đối mặt trong quá trình sinh nở như trên, TS.BS Bùi Chí Thương khuyến cáo: “Phong trào sống thuận theo tự nhiên: như đẻ ở nhà, không thèm tiêm vaccine, không thèm “đói ăn rau, đau uống thuốc” có khắp thế giới, kể cả Mỹ, Úc chứ không riêng gì Việt Nam. Nhưng nói thiệt, sống theo tự nhiên thì cũng được nếu ai muốn mình và con mình sống sót theo kiểu hên xui, bệnh tật rình rập, t.uổi thọ ngắn lại, thì cứ áp dụng.”
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Suýt t.ử v.ong cả mẹ lẫn con vì “sinh thuận tự nhiên”
Chuyển dạ khi thai 40 tuần nhưng cổ tử cung không mở, vỡ ối, sốt cao, gia đình sản phụ kiên quyết không cho bác sĩ can thiệp, yêu cầu để “sinh thuận tự nhiên” khiến mẹ con sản phụ suýt nguy kịch.
Một ca đỡ sinh tại Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM.
Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM mới tiếp nhận sản phụ N.T.T. (32 t.uổi, ngụ tại TPHCM) nhập viện vào tuần thai thứ 40. Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết chị T. đã có dấu hiệu chuyển dạ, thai to, khung xương chậu nhỏ, cổ tử cung không mở và vết mổ cũ. Với tình trạng này, các bác sĩ đ.ánh giá sản phụ không thể sinh tự nhiên qua ngả â.m đ.ạo, chỉ định nên mổ lấy thai để đảm bảo tính mạng cho thai nhi. Tuy nhiên sản phụ và gia đình không những không nghe theo lời khuyên của bác sĩ mà còn muốn “sinh thuận tự nhiên”, cương quyết từ chối mọi sự hỗ trợ của bác sĩ trong suốt cuộc sinh mà để sản phụ tự chịu đựng cơn đau, tự rặn…
Sau 2 giờ nhập viện, chị T. bị vỡ ối, nước ối vàng, đau bụng dữ dội, sốt cao, tim thai rất nhanh. Lúc này, bác sĩ trực đ.ánh giá chuyển dạ khó khăn, chỉ định truyền dịch, truyền thuốc hạ sốt, nhưng chị T. và gia đình vẫn không đồng ý thực hiện bất cứ can thiệp nào. Đồng thời, gia đình đưa ra rất nhiều yêu cầu như: không được thăm khám â.m đ.ạo, không để sản phụ sinh trên bàn mà phải sinh trong tư thế đứng, không được tiêm kháng sinh, truyền hạ sốt cho sản phụ, không được tiêm vắc xin cho con khi sinh ra, phải để nửa tiếng mới được cắt dây rốn, không cho con bú sữa bình…
Qua theo dõi phản ứng của vợ chồng chị T., các bác sĩ được biết, vợ chồng chị T. hiện đang là thành viên của một cộng đồng chọn sinh con theo phương pháp thuận tự nhiên. Điều này khiến chị T. và gia đình quyết định sinh thuận tự nhiên và từ chối mọi can thiệp của bác sĩ, thậm chí còn ký giấy cam kết tự chịu trách nhiệm khi có trường hợp xấu xảy ra.
Chỉ đến khi dấu hiệu nguy hiểm lên thai đến mức báo động, lãnh đạo Khoa kiên quyết giải thích rằng mổ lấy thai là để cứu sống thai nhi thì sản phụ và gia đình mới đồng ý để bác sĩ can thiệp. Ca mổ thành công nhưng do vỡ ối lâu nên mẹ con chị T. đều phải tiêm kháng sinh, riêng em bé phải được hỗ trợ hô hấp.
Sau khi ca mổ thành công, chị T. và gia đình mới bộc bạch rằng, vào tháng thứ tư của thai kỳ, chị biết đến trào lưu “sinh con thuận tự nhiên” trên mạng xã hội. Sau đó, chị quyết tâm sinh con theo phương pháp này, không để bác sĩ can thiệp vì muốn con được sinh ra được khỏe mạnh và an toàn nhất. Nếu biết trước tình trạng của mình lúc tự sinh con có nhiều nguy hiểm đến vậy, có lẽ chị đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ ngay từ đầu.
“Sinh thuận tự nhiên” là một trào lưu mới xuất hiện gần đây khi mà sản phụ bác bỏ mọi sự can thiệp của y tế để tự mình sinh con. Họ cho rằng những kỹ thuật y tế tiên tiến sẽ khiến bản thân và con cái họ gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn sau này. Tuy nhiên trên thực tế, có không ít trường hợp nguy hiểm xảy ra khi mà các sản phụ lầm tưởng về lợi ích kỳ diệu của “sinh thuận tự nhiên”, cương quyết tự sinh con mà không chịu nghe theo lời khuyên, chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân của tình trạng trên là bởi sản phụ và người thân tin vào những thông tin chưa đầy đủ, chưa chính xác thậm chí phản khoa học trên các mạng xã hội. Với những nhận thức chưa đẩy đủ về “sinh thuận tự nhiên”, không ít sản phụ đã đẩy bản thân và thai nhi vào tình huống nguy hiểm.
TS BS. Trần Nhật Thăng – Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, việc lựa chọn phương pháp sinh phù hợp để hạn chế tối đa những nguy cơ gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé là điều mà cả sản phụ, gia đình và các bác sĩ, nhân viên y tế đều hướng đến. Hơn ai hết, bác sĩ và nhân viên y tế là người thấu hiểu được lợi ích và nhu cầu được sinh tự nhiên của sản phụ. Tuy nhiên, nếu như không có quá trình theo dõi và hỗ trợ đúng mức của y học hiện đại thì quá trình sinh nở đều là những giai đoạn nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Mục tiêu của y khoa là nhận biết trường hợp nào không thể sinh tự nhiên để can thiệp đúng phương pháp, đúng thời điểm nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Việc chọn sinh tự nhiên đã được ứng dụng nhiều tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada… Tuy nhiên để thực hiện phương pháp này, sản phụ và gia đình phải luôn có sẵn một ekip hỗ trợ từ bác sĩ chuyên môn cho đến chuyên viên tư vấn tâm lý. Bên cạnh đó, sản phụ còn phải được chuẩn bị chu đáo các trang thiết bị tại nhà. Đến khi chuyển dạ, toàn bộ ekip sẽ có mặt để theo dõi và đảm bảo quá trình sinh con của sản phụ diễn ra an toàn và theo trình tự.
Tại Việt Nam, phương pháp sinh thuận tự nhiên đã nở ra khá rầm rộ tại trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phương pháp này lại được truyền bá trên những trang mạng không chính thống, không nêu rõ những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi và sản phụ. Điều này đã gây ra nhiều lầm tưởng cho các bà mẹ về việc “tự sinh tự diệt”, không cần đến sự can thiệp y tế nào.
ThS BS. Lê Thị Kiều Dung – Khoa Phụ sản Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM cho biết, mục đích cuối cùng của sản phụ và nhân viên y tế đều hướng đến “mẹ tròn, con vuông”, do đó sản phụ nên tham khảo thông tin trên những trang y khoa chính thống và được tư vấn cụ thể bởi các chuyên gia, từ đó có những lựa chọn đúng đắn và an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Theo infonet