Nhìn mờ thế nào thì nguy hiểm và cần phải đi khám mắt trước khi quá muộn?

Bạn thường xuyên chớp mắt, chồm tới sát màn hình máy tính và điều chỉnh màn hình máy tính để nhìn rõ hơn? Hãy đi khám mắt càng sớm càng tốt.

Đau mắt, khó tập trung và chảy nước mắt, là các dấu hiệu của mờ mắt. Đây là một bệnh về mắt hay gặp liên quan đến t.uổi tác, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tầm nhìn hoặc một phần tầm nhìn.

Nhìn mờ là do các vấn đề ở một bộ phận của mắt, như giác mạc, võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài như mất thị lực, theo Timesofindia.

Một người có thể dễ bị các vấn đề về mắt hoặc võng mạc do t.uổi tác. Một trong những vấn đề về thị lực phổ biến nhất mà người cao t.uổi gặp phải là thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác, có thể ảnh hưởng đến thị lực trung tâm, ảnh hưởng đến việc nhận biết màu sắc và các chi tiết nhỏ.

Thoái hóa điểm vàng là bệnh võng mạc mạn tính, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở những người từ 60 t.uổi trở lên, việc phát hiện sớm và kiểm soát bệnh là rất quan trọng.

Có 2 loại thoái hóa điểm vàng là thoái hóa điểm vàng thể khô và thể ướt.

Thoái hóa điểm vàng thể khô chiếm khoảng 90%. Là tình trạng các lớp tế bào nuôi dưỡng võng mạc c.hết đi. Ở thể khô, bệnh sẽ diễn ra trong quá trình dài, có thể kéo dài 5 – 10 năm trước khi người bệnh bị suy giảm thị lực.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt rất ít gặp, nhưng đa số đều là những trường hợp nghiêm trọng. Thị lực của người bệnh không suy giảm dần dần mà lại giảm đột ngột một cách nghiêm trọng.

Bạn thường xuyên chớp mắt, chồm tới sát màn hình máy tính để nhìn rõ hơn? Hãy mau đi khám mắt càng sớm càng tốt. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sau đây là cách để nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng sớm, từ đó có thể tìm cách chăm sóc trước khi bệnh tiến triển thêm, theo Timesofindia.

Giáo sư Vishali Gupta, chuyên gia về thủy tinh thể và võng mạc tại Trung tâm Mắt nâng cao, Viện Nghiên cứu và giáo dục y khoa sau đại học của Ấn Độ, cho biết thoái hóa điểm vàng thể ướt là bệnh không thể ngăn ngừa được vì nó liên quan đến quá trình lão hóa.

Bệnh nhân thoái hóa điểm vàng có thể phát triển các mạch m.áu mới bất thường cần phải tiêm thuốc vào mắt, tái khám thường xuyên và tuân thủ điều trị.

Ba dấu hiệu nên kiểm tra mắt để phát hiện thoái hóa điểm vàng

T.uổi tác

Thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác thường xảy ra ở những người từ 50 t.uổi trở lên.

Bạn cũng có thể bị thoái hóa điểm vàng nếu bạn có t.iền sử gia đình về tình trạng này, nghĩa là có cha mẹ, con cái hoặc anh chị em ruột bị thoái hóa điểm vàng.

Ngoài ra còn có một số yếu tố có thể kiểm soát được như hút thuốc, béo phì, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc huyết áp cao.

Bệnh tim và mức cholesterol cao cũng khiến bạn dễ có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, theo Timesofindia.

Triệu chứng

Các triệu chứng thoái hóa điểm vàng thể ướt điển hình bao gồm giảm thị lực trung tâm, nhìn mờ hoặc nhìn thấy tù mù, nhìn thấy điểm tối trong tầm nhìn và thấy các đường thẳng bị biến dạng méo mó, theo Timesofindia.

Những triệu chứng này có xu hướng nhanh chóng càng nặng theo thời gian.

Thông thường, những vấn đề về thị giác này có thể dẫn đến khó nhận dạng khuôn mặt hoặc khó nhìn thấy ở nơi thiếu ánh sáng, đồng thời cần nhiều ánh sáng hơn khi đọc.

Với thoái hóa điểm vàng, người bệnh thậm chí có thể nhìn vào đồng hồ nhưng chỉ nhìn thấy các con số chứ không thấy kim, vì tầm nhìn ngoại vi có thể không bị ảnh hưởng.

Với thoái hóa điểm vàng thể ướt, nhiều người không nhận thấy tình trạng bệnh cho đến khi các triệu chứng kéo dài – như khi thị lực cực kỳ mờ. Vì vậy, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Dễ bị té ngã

Thông thường, các dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng có thể bị bỏ qua và mọi người cho rằng đó là dấu hiệu của lão hóa. Nhưng không được bỏ qua các triệu chứng như vậy.

Do các triệu chứng mất thị lực, thoái hóa điểm vàng cũng dẫn đến gia tăng nguy cơ té ngã và các chấn thương khác. Nếu gặp phải bất kỳ biến dạng thị giác nào khác và dễ bị ngã hơn, cần phải đến gặp bác sĩ.

Mặc dù thoái hóa điểm vàng thể ướt là không thể ngăn ngừa được một cách hoàn toàn, nhưng phát hiện thật sớm, có thể tìm cách điều trị hiệu quả cho tình trạng này.

Viêm loét giác mạc, đến viện muộn hỏng luôn thị lực

Cô gái 21 t.uổi ở Hà Quảng, ba tháng qua mắt nhìn mờ, đau nhức, tự uống thuốc điều trị tại nhà mới đến trung tâm y tế khám, được chuyển tới bệnh viện tỉnh.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm loét giác mạc, song do đến viện muộn đã mất toàn bộ thị lực.

Loét giác mạc là tình trạng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây loét giác mạc như vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng.

Loét giác mạc thường xuất hiện sau một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào biểu mô (lớp tế bào bề mặt của giác mạc). Tổn thương giác mạc cũng có thể do bệnh tại mắt (do lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt) hoặc điều trị phản khoa học như đ.ánh mộng mắt bằng búp tre, đắp nhái vào mắt để điều trị…

Mắt bị loét giác mạc sẽ đỏ, đôi khi sưng nề, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rất khó mở mắt. Thị lực giảm nhiều, trường hợp nặng chỉ còn cảm nhận được ánh sáng, mi và kết mạc phù nề, có thể sụp mi. Trên giác mạc có một ổ loét.

Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và dẫn đến nhiều biến chứng, để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Điều trị không hiệu quả có thể phải bỏ nhãn cầu. Lạm dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid, bệnh sẽ trầm trọng, biến chứng rất nguy hiểm.

Người bị loét giác mạc cần bác sĩ khám, nạo ổ loét lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng các thuốc đặc hiệu. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc, thay thế giác mạc bệnh bằng mô giác mạc lành. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tại các hiệu thuốc để tự điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *