Nhờ cách này, bệnh nhân đột quỵ não đi lại được sau 2-3 ngày điều trị

Một ca đột quỵ não vào viện giờ thứ 3 khởi phát đột quỵ não được cứu thành công nhờ kỹ thuật can thiệp nút túi phình động mạch não bằng coil.

Một ca can thiệp đột quỵ não

Mới đây, Trung tâm Đột quỵ, BVĐK tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận một ca đột quỵ não vào viện giờ thứ 3 sau khởi phát đột quỵ não. Người bệnh Phùng Văn S, 53 t.uổi (Tam Nông, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, kích thích vật vã, đau đầu dữ dội, nôn nhiều. Được biết, người bệnh có t.iền sử cao huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên.

Theo ThS.BS Phan Ngọc Nhu, bác sĩ điều trị chính cho người bệnh cho biết, trường hợp người bệnh S, kết quả chụp cắt lớp cho thấy bị c.hảy m.áu não, màng não lan tỏa mức độ nặng, nguyên nhân do vỡ túi phình động mạch thông trước.

“Chúng tôi phải điều trị song song, vừa phải hồi sức tích cực để điều trị hậu quả c.hảy m.áu, màng não nặng, vừa xử lý nguyên nhân gây c.hảy m.áu bằng cách gây tắc túi phình động mạch não để cầm m.áu và chống c.hảy m.áu tái phát. Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân không được xử lý, điều trị kịp thời người bệnh sẽ nặng lên và nguy cơ vỡ túi phình tái diễn có thể dẫn đến t.ử v.ong”, BS Nhu nói và cho biết, sau khi can thiệp bằng kỹ thuật nút túi phình động mạch não bằng coil (coil là các vòng xoắn kim loại), người bệnh đã dần ổn định trở lại và sau 2,3 ngày người bệnh có thể tự đi lại sinh hoạt được.

Theo cảnh báo của BS. Nhu, còn một số người dân chưa hiểu rõ đột quỵ não, thường nhầm lẫn nó với một số bệnh lý khác và chậm trễ đưa người bệnh đến bệnh viện. Trường hợp người bệnh S, rất may là người bệnh đã được người nhà đưa đến bệnh viện kịp thời, vẫn nằm trong khung giờ vàng nên được cấp cứu và điều trị thành công. Đối với người bị đột quỵ thì thời gian là yếu tố quyết định rất nhiều tới việc điều trị thành công.

Được biết, BVĐK tỉnh Phú Thọ đang là Bệnh viện Vệ tinh của 8 bệnh viện trung ương Chính vì vậy, Bệnh viện đã nhận được sự hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật từ các bệnh viện hạt nhân này.

Theo baogiaothong

Nhồi m.áu não chiếm tỷ lệ khoảng 80-85% đột quỵ não

Bệnh nhồi m.áu não xảy ra khi một động mạch não bị tắc làm ngừng trệ sự tưới m.áu và cung cấp ô-xy cho vùng não bị động mạch đó chi phối dẫn đến các tế bào não bị hủy hoại và c.hết.

Nếu quá trình thiếu m.áu này không được tái hồi phục nhanh chóng, các tế bào não đó sẽ c.hết vĩnh viễn. Nhồi m.áu não chiếm tỷ lệ khoảng 80-85% đột quỵ não.

TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội – Hội sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong các nguyên nhân thường gặp của nhồi m.áu não, chiếm 50% là do xơ vữa mạch m.áu lớn, tắc các mạch m.áu nhỏ trong não – thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chiếm 25%, bệnh động mạch không xơ vữa chiếm tỷ lệ dưới 5%…

Bệnh có thể gây ra có nguyên nhân từ tim gây cục huyết khối như bệnh hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim… tạo cục m.áu đông đi đến não, chiếm 20%. Bệnh về m.áu như bệnh lý đông m.áu, bệnh tế bào m.áu, bất thường bẩm sinh của mạch m.áu… chiếm dưới 5%.

Do đó, để nhận biết các dấu hiệu đột quỵ nhồi m.áu não, TS Nguyễn Anh Tuấn lưu ý những dấu hiệu như liệt mặt: Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ; Yếu, liệt tay hoặc chân: Khi cho bệnh nhân giơ cả hai tay thì một tay yếu hơn không nâng được; Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói không rõ hoặc không hiểu lời nói. Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

“Các triệu chứng của nhồi m.áu não xảy ra đột ngột, tăng nặng dần, thường gặp như liệt nửa người, liệt các dây thần kinh sọ, méo miệng, nói khó, tê bì rối loạn cảm giác… Triệu chứng có thể rất kín đáo hoặc rầm rộ, rối loạn ý thức trong trường hợp người bệnh tổn thương nhồi m.áu não rộng, nhồi m.áu hai bên bán cầu não hoặc nhồi m.áu thân não”, TS Tuấn nói.

Để điều trị nhồi m.áu não, cần tái thông mạch m.áu càng sớm càng tốt bằng liệu pháp tan cục m.áu đông (rTPA ) cho những người bệnh nhồi m.áu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ). Mục tiêu tiếp theo là hạn chế biến chứng, tìm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng sớm ngay sau 24 giờ kể từ lúc khởi phát triệu chứng.

THU PHẠM

Theo Nhân dân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *