Liệu các nhóm m.áu và kháng thể có thể ảnh hưởng thế nào đến sự lây nhiễm hoặc mức độ nghiêm trọng của Covid-19?
Kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, chủng virus corona mới có tên gọi SARS-CoV-2 đã không ngừng càn quét khắp thế giới. Sự hỗn loạn toàn cầu, và quy mô của dịch bệnh Covid-19 mà nó gây ra, đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải tuyên bố đây là một đại dịch vào đầu tháng 2 năm 2020.
Nghiên cứu để hiểu rõ SARS-CoV-2 luôn là điều mà các nhà khoa học trăn trở. Bởi làm sáng tỏ những bí ẩn của chủng virus này chính là bước đầu tiên giúp tìm ra được một giải pháp ngăn chặn dịch bệnh cùng một vắc-xin chống lại nó.
Và cứ mỗi ngày trôi qua, các nhà khoa học lại tìm hiểu thêm được một vài điều mới về virus SARS-CoV-2, cùng căn bệnh Covid-19 mà nó đang gây ra.
Một trong những khía cạnh mà khoa học đang nghiên cứu về SARS-CoV-2 là mối quan hệ của nó với các chủng virus corona khác. Ví dụ, SARS-CoV-2 đã được xác định là một chủng trong cùng một họ virus corona với virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Virus SARS lần đầu tiên được xác định vào năm 2002. Nó cũng đã gây ra một đại dịch nghiêm trọng, khiến 10% bệnh nhân nhiễm phải t.ử v.ong. MERS, mặt khác, có nguồn gốc từ Trung Đông. Và dù cho độ lây nhiễm của nó có thấp hơn, tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh nhân MERS lại cao gấp nhiều lần SARS, lên tới khoảng 37%.
Các nhà khoa học nghiên cứu SARS-CoV-2 đã phát hiện ra rằng cấu trúc của virus này rất giống với SARS-CoV. Nhưng nó cũng có một số khác biệt đáng lưu ý. Ví dụ, một trong những khác biệt đáng kinh ngạc nhất của Covid-19 là sự lây lan nhanh chóng của nó trên toàn cầu.
Thu hẹp khoảng cách để hiểu những khác biệt và tương đồng này là những gì đang đứng chặn giữa các nhà khoa học và một giải pháp cho căn bệnh đang lây lan nhanh chóng. Và một khía cạnh nghiên cứu quan trọng trong đó là cách mà cơ thể con người chiến đấu và vượt qua căn bệnh mà virus SARS-CoV-2 gây ra, các kháng thể liên quan trong các nhóm m.áu người bệnh có thể ảnh hưởng tới phản ứng miễn dịch của họ.
Điểm tương đồng và khác biệt
SARS-Cov-2 có dạng hình cầu với một số protein gọi là gai trên bề mặt. Giống với virus SARS-CoV Những gai này gắn vào cùng một thụ thể có trên tế bào người gọi là enzyme chuyển đổi angiotensin 2 -ACE2.
Thông tin này rất quan trọng vì nó gợi ý rằng virus SARS-CoV-2 sử dụng cùng một cơ chế với SARS để đảm bảo các gen của nó xâm nhập được vào tế bào vật chủ, sao chép và lây nhiễm sang các tế bào khác. Các nhà khoa học có thể sử dụng kiến thức này để phát triển các loại thuốc ức chế protein gai, và từ đó làm chậm khả năng nhân lên của virus
Một điểm tương đồng khác của SARS-CoV-2 là một cấu trúc trên bề mặt protein gai được gọi là NSP15. Các nhà khoa học từ một số trường đại học ở Mỹ đã nghiên cứu cấu trúc của protein này và thấy nó giống với protein NSP15 của virus SARS-CoV tới 89%.
Giống như Covid-19, SARS có khả năng lây nhiễm cao. Nhưng có một điều trớ trêu: không phải tất cả những người tiếp xúc với những người đã bị nhiễm đều phát bệnh.
Một vấn đề nghiên cứu ở đây là liệu các nhóm m.áu và kháng thể xuất hiện tự nhiên có thể ảnh hưởng thế nào đến sự lây nhiễm hoặc mức độ nghiêm trọng của Covid-19?
Như chúng ta đã biết, con người có 4 nhóm m.áu chính (A, B, AB và O) khác nhau giữa các nhóm dân cư và khu vực địa lý do chọn lọc tự nhiên, môi trường sống và bệnh tật. M.áu nhóm A có kháng nguyên A (cùng kháng thể anti-B trong huyết tương), nhóm B có kháng nguyên B (cùng kháng thể anti A trong huyết tương) và nhóm AB có cả 2 kháng nguyên (không có kháng thể nào trong huyết tương). Trong khi đó, m.áu nhóm O không có kháng nguyên nào (nhưng lại có cả kháng thể anti A và anti B trong huyết tương).
Cho đến gần đây, các nhóm m.áu được phân loại mớ thể hiện vai trò quan trọng trong truyền m.áu. Nếu bệnh nhân nhận được m.áu không tương thích, các kháng thể anti A hoặc anti B mạnh xuất hiện tự nhiên có thể gây ra phản ứng truyền m.áu.
Theo đó, một người không thể nhận m.áu có kháng nguyên lạ vào cơ thể, bởi hệ thống miễn dịch sẽ t.iêu d.iệt toàn bộ tế bào m.áu có kháng nguyên lạ, coi chúng như mầm bệnh.
Nhưng một số nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng các nhóm m.áu cũng có thể đóng vai trò trong n.hiễm t.rùng và cách hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với mầm bệnh. Một giả thuyết cho rằng các kháng nguyên nhóm m.áu có thể hoạt động như các thụ thể liên kết, cho phép virus hoặc vi khuẩn bám vào và xâm nhập vào tế bào cơ thể.
Một ví dụ về điều này là các virus thuộc chủng norovirus thường gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Virus này có khả năng liên kết với các kháng nguyên ABO trên bề mặt niêm mạc của ruột, và một khi điều này xảy ra, nó có thể xâm nhập vào tế bào chủ và sau đó sao chép.
Mặt khác, các kháng thể anti A và anti B có thể là một phần cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể, và có thể hạn chế hoặc thậm chí ngăn ngừa nhiễm norovirus.
Thế còn với virus corona thì sao?
Trong một nghiên cứu năm 2005, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Hồng Kông đã xem xét hiện tượng này và báo cáo rằng những người thuộc nhóm m.áu O dường như ít nhạy cảm với SARS-CoV hơn những người thuộc nhóm A, B hoặc AB.
Các nhà nghiên cứu cho thấy virus có thể biểu hiện các kháng nguyên trên bề mặt của nó tương tự như các loại được tìm thấy trong nhóm m.áu O. Họ cũng báo cáo rằng các kháng nguyên A xuất hiện tự nhiên có thể ức chế hoặc thậm chí ngăn chặn sự liên kết của virus với tế bào chủ.
Điều này dẫn đến giả thuyết rằng các cá nhân nhóm m.áu O, có cả kháng thể anti A và anti B, có thể có một số cơ chế bảo vệ chống lại virus.
Nhưng một nghiên cứu mới đăng trên nền tảng công bố các bài báo khoa học trước xuất bản medRxiv cho thấy: Trong số 2.173 bệnh nhân mắc Covid-19 tại 3 bệnh viện ở Vũ Hán và Thâm Quyến, những người có nhóm m.áu A lại có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn các nhóm m.áu còn lại. Và những người có nhóm m.áu O lại được bảo vệ tốt hơn các nhóm m.áu khác.
Thực tế, nhóm m.áu và các kháng nguyên liên quan của chúng tác động đến phản ứng miễn dịch như thế nào vẫn là một trong những câu hỏi cần trả lời, để hiểu về cách cơ thể có thể chiến đấu và vượt qua bệnh tật.
Điều này diễn ra như thế nào với Covid-19? Đó vẫn còn là một việc cần nghiên cứu thêm.
Một phát hiện khác là gai protein của SARS-CoV-2 là độc nhất và có khả năng gắn vào tế bào người cao gấp 10-20 lần. Điều này có thể giải thích sự lây lan nhanh và mạnh của nó.
Cấu trúc của các gai protein độc đáo này rất quan trọng, bởi vì chúng sẽ tạo thành cơ sở mà dựa trên đó, các nhà khoa học có thể phát triển một loại vắc-xin ngăn chặn virus.
Nhóm m.áu ABO đã phát triển để đáp ứng với bệnh tật trong hàng ngàn năm. Các kháng nguyên và kháng thể tạo thành một phần của hệ thống này, chúng tương tác với các tế bào của hệ thống miễn dịch và có thể ảnh hưởng đến cách chúng phản ứng lại với bệnh tật. Khi các nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu về SARS-CoV-2, vai trò của các nhóm m.áu, nếu có, có thể trở nên rõ ràng hơn.
Virus SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu trên từng bề mặt?
Theo nghiên cứu mới, virus SARS-CoV-2 tồn tại các khoảng thời gian khác nhau, tùy thuộc vật mà nó tiếp xúc.
Giống như virus gây các bệnh hô hấp khác, virus SARS-CoV-2 lây lan từ các giọt b.ắn ra từ miệng, mũi của một người nhiễm bệnh. Một cái ho có thể thả vào môi trường 3.000 giọt b.ắn.
Các giọt này đậu vào quần áo, bề mặt xung quanh chúng ta nhưng một số hạt nhỏ hơn lơ lửng trong không khí.
Nhóm nghiên cứu tới từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) mới đây làm một số thử nghiệm để xem chủng virus corona mới có thể tồn tại bao lâu trên các bề mặt khác nhau.
Thời gian tồn tại của virus corona chủng mới phụ thuộc vào bề mặt mà nó tiếp xúc. (Ảnh: NPR)
Nghiên cứu này chỉ ra rằng virus có thể tồn tại ở các giọt lơ lửng trong không khí lên tới 3 tiếng sau khi b.ắn ra từ một cái ho. Những hạt li ti với đường kính khoảng 1-5 micrometres, nhỏ hơn 30 lần bề ngang sợi tóc có thể tồn tại vài giờ trong không khí tĩnh.
Với hộp giấy, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại tới 24 giờ. Một số bề mặt nhựa và thép không gỉ có thể lưu giữ chủng virus này từ 2-3 ngày.
Nghiên cứu trên cũng lưu ý virus có thể tồn tại lâu hơn ở tay nắm cửa, bàn làm việc bọc nhựa hoặc các bề mặt cứng khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhận thấy virus sẽ bị t.iêu d.iệt sau 4 giờ đậu trên bề mặt bằng đồng.
“Khắc tinh” của virus được liệt ra trong nghiên cứu này là cồn 62%-71%, thuốc tẩy hydro peroxide 0,5% hoặc thuốc tẩy có chứa 0,1% sodium hypochlorite. Các loại này có thể t.iêu d.iệt virus trong vài phút.
Nhiệt độ và độ ẩm cao hơn cũng có xu hướng khiến các virus corona chủng mới c.hết nhanh hơn.
Vincent Munster, Trưởng bộ phận sinh thái virus tại Phòng Thí nghiệm Rocky Mountain và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm của ông đang tiếp tục các thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm một cách chi tiết hơn.
“Khả năng tồn tại quá lâu của virus nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay và vệ sinh các bề mặt”, ông Munster nhấn mạnh và nói thêm rằng virus này có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau.