Người mắc bệnh da liễu, bụng dạ yếu hay người có t.iền sử huyết áp thấp không nên ăn rau cần để đảm bảo sức khỏe.
Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần…, tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt… Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ m.áu.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất m.áu… Tất cả các bộ phận của rau này đều có tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn rau cần. Dưới đây là nhóm người không nên ăn rau cần để tránh mang họa:
Phụ nữ đang thời kỳ k.inh n.guyệt
Những phụ nữ trong thời kỳ k.inh n.guyệt cần giữ cho m.áu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Rau cần có tính hàn, ăn vào sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ làm m.áu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Rau cần có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại rau này.
Người mắc bệnh da liễu
Theo các chuyên gia, những người có t.iền sử mắc các bệnh về da liễu như: vảy nến, dị ứng, tỳ vị hư, ngứa ngáy không nên ăn nhiều rau cần. Bởi thành phần của loại rau này có chứa arachidon – một dạng chất xúc tác gây ra phản ứng viêm tấy khiến các bệnh về da liễu lâu khỏi hơn.
Người huyết áp thấp
Trong Đông y, rau cần có tính thanh nhiệt, mát, có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp thấp cần tuyệt đối không ăn rau cần để tránh bệnh thêm trầm trọng.
Người bụng dạ yếu
Rau rần, rau rút, rau ngổ hay rau muống đều là những loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng giun, sán. Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Theo VTC
Những thực phẩm cực tốt cho người huyết áp thấp
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị có hiệu quả huyết áp thấp và duy trì huyết áp bình thường. Nho, cà rốt, sữa và hạnh nhân là những loại thực phẩm giúp bạn đối phó với chứng huyết áp thấp.
Bị huyết áp thấp nên ăn gan lợn, tim lợn… rất tốt cho m.áu huyết. Ảnh: Internet
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh huyết áp thấp. Đây là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng tránh và chữa trị thì bệnh cũng nguy hiểm không kém gì cao huyết áp.
Huyết áp được xem là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Người bị huyết áp thấp hầu hết có những triệu chứng cơ bản như mệt mỏi, rối loạn chức năng tim mạch, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu. Bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn, da nhăn và khô kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.
Huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường m.áu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch m.áu dẫn đến kết quả là tụt huyết áp.
Nội tạng động vật
Bị huyết áp thấp nên ăn gan lợn, tim lợn… rất tốt cho m.áu huyết. Ăn nhiều thịt nạc, trứng gà, các loại đậu, khoai lang, rau đay, quả lựu, sữa, tôm cá…
Nho khô được coi là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị huyết áp thấp. Ảnh: Internet
Nho khô
Nho khô được coi là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận. Hãy ngâm khoảng 30 đến 40 quả nho khô trong một cốc nước qua đêm và ăn chúng vào buổi sáng khi đói. Thực hiện cách này ít nhất một tháng sẽ thấy hiệu quả.
Hạnh nhân là thực phẩm giúp điều trị huyết áp thấp. Ảnh: Internet
Hạnh nhân
Ngâm 4-5 quả hạnh nhân trong nước qua đêm, sáng hôm sau bóc vỏ và xay nhuyễn. Cho thêm một cốc sữa vào hỗn hợp này và uống vào mỗi buổi sáng trong vài tuần. Bài thuốc này sẽ kích hoạt tuyến thượng thận và giúp điều trị huyết áp thấp.
Lá húng quế chứa nhiều kali, magiê, vitamin C và vitamin B5 (axit pantothenic) có hiệu quả trong kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân huyết áp thấp. Ảnh: Internet
Húng quế
Lá húng quế chứa nhiều kali, magiê, vitamin C và vitamin B5 (axit pantothenic) có hiệu quả trong kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân huyết áp thấp. Bạn có thể nhai 4-5 lá húng quể vào mỗi sáng hoặc uống một thìa nước lá húng quế với mật ong hàng ngày khi đói.
Muối giúp điều trị huyết áp thấp vì natri trong muối giúp làm tăng huyết áp. Ảnh: Internet
Muối
Muối giúp điều trị huyết áp thấp vì natri trong muối giúp làm tăng huyết áp. Nhưng cần lưu ý tránh bổ sung thừa muối vì như vậy có thể gây ra các tình trạng lâm sàng khác.
Nước chanh rất hiệu quả trong điều trị huyết áp thấp do tác dụng giảm mất nước. Ảnh: Internet
Nước chanh
Nước chanh rất hiệu quả trong điều trị huyết áp thấp do tác dụng giảm mất nước.
Các chất chống oxy hóa có trong nước chanh có thể điều hòa tuần hoàn m.áu và duy trì huyết áp. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức hoặc mệt mỏi do huyết áp thấp, hãy uống một cốc nước chanh pha thêm 1 thìa đường và muối để kiểm soát huyết áp.
Tỏi chứa thành phần giúp ổn định huyết áp cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ảnh: Internet
Tỏi
Nhóm nghiên cứu người Úc cũng đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 11 năm về việc tỏi giúp điều trị cao huyết áp. Họ tiến hành so sánh hiệu quả của tỏi và những thực phẩm khác đối với những người bị cao huyết áp. Nhóm ăn tỏi được đề nghị ăn từ 600 – 900mg tỏi mỗi ngày tương ứng với 3,6 – 5,4mg chất allixin có trong tỏi. Nói cách khác 1 giọt nước tỏi chứa từ 5 – 9mg chất này.
Kết quả cho thấy hệ mạch của những người ăn tỏi đã giảm được áp lực m.áu. Tác dụng của tỏi được ghi nhận không kém gì những loại thuốc tân dược đang được dùng điều trị căn bệnh này. Vì thế, có thể khẳng định được rằng tỏi giúp điều trị cao huyết áp rất hiệu quả.
Tỏi chứa thành phần giúp ổn định huyết áp cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bạn có thể ăn tỏi sống (2 tép) 1 giờ trước khi đi ngủ hoặc bổ sung khi chế biến thức ăn.
Rễ cam thảo có tác dụng như một vị thuốc tự nhiên giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp gây ra bởi hàm lượng cortisol trong m.áu thấp. Ảnh: Internet
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo có tác dụng như một vị thuốc tự nhiên giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp gây ra bởi hàm lượng cortisol trong m.áu thấp. Hợp chất có trong cam thảo bằng cách ức chế hoạt động của enzym chịu trách nhiệm phân giải cortisol. Cho rễ cam thảo đã sấy khô hoặc tán bột vào cốc nước sôi. Lọc và uống trà này vài ngày để kiểm soát huyết áp thấp.
Thực phẩm chứa caffein, cola, sôcô la nóng và các loại đồ uống chứa caffein khác làm tăng huyết áp tạm thời. Ảnh: Internet
Các loại thực phẩm chứa caffein
Thực phẩm chứa caffein, cola, sôcô la nóng và các loại đồ uống chứa caffein khác làm tăng huyết áp tạm thời. Nguyên nhân chính xác còn chưa rõ, nhưng nó có thể ức chế hoạt động của hormon chịu trách nhiệm làm giãn động mạch hoặc kích thích giải phóng hormon tuyến thượng thận. Nếu bạn thường xuyên bị huyết áp thấp, hãy uống một cốc cà phê đen mỗi sáng hoặc trong bữa ăn.
Thực phẩm người bị huyết áp thấp nên tránh
Cà rốt chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.
Cà chua có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn. Những người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Táo mèo tốt cho những người cao huyết áp nhưng không tốt cho người có huyết áp thấp.
Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa làm giảm huyết áp, vì thế người huyết áp thấp không nên ăn.
Các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương đều có tác dụng hạ huyết áp, vì thế không nên ăn.
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong