Ngứa là tình trạng ai cũng gặp và thường không phải dấu hiệu nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn thấy ngứa ở những khu vực này kèm theo các biểu hiện bất thường, nên đi kiểm tra sớm vì rất có thể sức khỏe đang gặp vấn đề.
Cơ thể không chỉ có đầy đủ các mạch m.áu mà còn có một hệ thống thần kinh phức tạp, các dây thần kinh ngoại vi có nhiệm vụ nhận các phản ứng bất thường từ các mô khác nhau của cơ thể, sau đó thu thập các tín hiệu này và truyền đến não.
Ví dụ, cơ thể đột ngột bị ngứa thực chất là một tín hiệu do dây thần kinh gửi đến não, cho thấy một bộ phận nào đó trên cơ thể bạn có vấn đề hoặc bị kích ứng.
Nhiều người đã gặp phải các triệu chứng ngứa nhưng phản ứng đầu tiên của hầu hết mọi người là dùng tay gãi hoặc rửa bằng nước nóng, miễn là có thể giảm ngứa thì họ sẽ không quá chú ý đến. Tuy nhiên có một số người ngoài bị ngứa còn thấy đau rát, gãi đến rách da nhưng tình trạng ngứa vẫn không thuyên giảm.
Nếu vậy, bạn nên chú ý tới những nguyên nhân dưới đây và chú ý tới những bộ phận nào đang bị ngứa. Đó có thể là lời cảnh báo một cơ quan nào đó gặp vấn đề.
1. Ngứa “vùng kín”
Khi trong kỳ k.inh n.guyệt: Nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa â.m h.ộ khi hành kinh, thậm chí có ban đỏ và sẩn trên â.m h.ộ, đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm da tiếp xúc.
Thông thường nó liên quan đến chất liệu băng vệ sinh kém và không được thay băng vệ sinh kịp thời, viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da dị ứng, thường thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi hết k.inh n.guyệt của phụ nữ.
Khi không trong kỳ kinh: Ngứa bộ phận s.inh d.ục không do k.inh n.guyệt là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Đồng thời, triệu chứng ra m.áu và đau vùng bụng dưới là biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa, thường liên quan đến các yếu tố như viêm â.m đ.ạo, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm mốc.
2. Ngứa da
Ngứa da và vàng da: Nếu tình trạng vàng da không thể giải thích được đột ngột xuất hiện trong thời gian gần đây, thì đây là một chứng vàng da điển hình trên lâm sàng, thường liên quan đến các bệnh lý về gan và túi mật. Do gan có nhiệm vụ tiết mật, còn túi mật có nhiệm vụ dự trữ và cô đặc dịch mật nên khi quá trình chuyển hóa dịch mật diễn ra bất thường, chất bilirubin sẽ tràn vào m.áu gây vàng da.
Đồng thời, muối mật sẽ tiếp tục tích tụ trên da, kích thích các dây thần kinh ngoại vi sinh ra hiện tượng ngứa ngáy.
Ngứa da và có khối u hoặc đau: Thông thường ngứa da sẽ hay liên quan tới bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là tổn thương mô da khi ung thư đến. Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ở vùng da đó thì có thể là bệnh ung thư sắp đến.
Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư da, trên bề mặt da có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường, có thể có u, thậm chí có thể bị đau và ngứa ở bộ phận bị ung thư. Nếu bạn nhận thấy da luôn ngứa trong thời gian dài mà không có biểu hiện của các bệnh ngoài da thì bạn cần chú ý, đó có thể là bệnh ung thư sắp đến.
3. Ngứa cổ
Nhiều người thường cảm thấy ngứa ngáy trên cổ. Nếu gặp trường hợp này thì bạn cũng nên chú ý, vì cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không. Nếu bạn đã bị ung thư hạch, bạn cần tiến hành điều trị kịp thời. Nếu không, ngứa cục bộ sẽ rõ ràng hơn, thậm chí gây ra các triệu chứng bất lợi nghiêm trọng khác.
4. Ngứa mũi
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng. Khi thời tiết thay đổi, vào mùa đông nhiệt độ giảm, độ ẩm cao sẽ dễ bị bệnh này. Những người mắc bệnh về khoang mũi rất dễ bị ngứa mũi, hắt hơi và sổ mũi thường xuyên.
Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như c.hảy m.áu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,… đều liên quan đến ung thư vòm họng.
5. Ngứa bụng
Phần bụng này là nơi sinh ra chứng béo phì của con người. Nếu tình trạng ngứa bụng thường xuyên xảy ra và bạn không thể xác định vị trí ngứa, bạn cũng nên nghi ngờ rằng lượng đường trong m.áu của bạn đang tăng cao. Chắc chắn bụng bị ngứa không phải là điều tốt, bạn nên kiểm tra lượng đường huyết càng sớm càng tốt.
6. Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân
Bỗng dưng lòng bàn chân, bàn tay cứ ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa… Hầu hết nguyên nhân ngứa là do “nước ăn” chân hoặc mắc các bệnh về da.
Tuy nhiên, lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, c.hảy m.áu răng, c.hảy m.áu cam… có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.
7. Ngứa lỗ tai
Ngứa lỗ tai có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính do nước bị mắc kẹt trong tai tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Đôi khi ngứa lỗ tai có thể là do bạn vệ sinh tai quá nhiều khiến tai bị khô hoặc có thể do ráy tai tích tụ bên trong nhiều.
8. Ngứa toàn thân
Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.
Hơn nữa, khi nồng độ đường trong m.áu quá cao, vi khuẩn dễ dàng phát triển trên da, đây cũng là nguyên nhân chính gây ngứa.
Hạn chế ra đường buổi tối vì ánh sáng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú lên 10%
Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc nghiên cứu kéo dài 16 năm trên 200.000 phụ nữ thông qua các bảng khảo sát cùng với hình ảnh vệ tinh về lượng ánh sáng ở môi trường sống xung quanh họ. Kết quả cho thấy…
Mới đây, các nhà khoa học ở Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo rằng việc tiếp xúc với ánh sáng đèn đường vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ lên 10%. Điều này có nghĩa là những người phụ nữ sống ở thị trấn hoặc các thành phố có khả năng bị ung thư vú cao hơn các chị em sống ở thôn quê.
Cụ thể, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc nghiên cứu kéo dài 16 năm trên 200.000 phụ nữ thông qua các bảng khảo sát cùng với hình ảnh vệ tinh về lượng ánh sáng ở môi trường sống xung quanh họ.
Tiếp xúc với ánh sáng đèn đường vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ lên 10% (Ảnh minh họa).
Kết quả cho thấy ánh sáng của đèn đường làm đảo lộn nhịp sinh học của người phụ nữ, thậm chí là phá vỡ các quá trình sinh học tự nhiên. Ánh sáng này cũng ngăn chặn cơ thể người phụ nữ sản xuất ra một loại hormone quan trọng, đó là melatonin – một hormone giúp cơ thể ngủ ngon, phục hồi lại các cơ quan nội tạng và giúp ngăn ngừa các khối u phát triển.
Giáo sư Peter James, người đứng đầu cuộc nghiên cứu nói: “Trong xã hội công nghiệp hóa hiện đại của chúng ta, ánh sáng nhân tạo gần như có mặt khắp nơi. Và kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng của đèn đường vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú”.
Tiến sĩ Rena Jones, một thành viên của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết thêm: “Chúng tôi đã tiến hành điều tra theo bảng câu hỏi kết hợp với dữ liệu phơi nhiễm chủ quan nhưng kết quả không nhất quán, nên chúng tôi đã sử dụng một biện pháp phơi nhiễm khách quan. Đó là ước tính ánh sáng ngoài trời vào ban đêm từ dữ liệu vệ tinh. Đây được xem là kết quả tương đối chính xác”.
Ánh sáng của đèn đường làm đảo lộn nhịp sinh học cũng như ngăn chặn cơ thể người phụ nữ sản xuất ra một loại hormone quan trọng, đó là melatonin (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Y Harvard (Mỹ) cũng theo dõi 110.000 người trên khắp nước Mỹ trong 15 năm. Kết quả thu được cho thấy những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng đèn đường có khả năng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú cao hơn 14% so với những người còn lại.
Được biết, ung thư vú là một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ nhất hiện nay, với hơn 54.5000 phụ nữ được chẩn đoán ở Anh mỗi năm. Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ lớn t.uổi, những người bị bệnh béo phì hay hút thuốc. Đàn ông cũng không miễn dịch hoàn toàn với ung thư vú, tại Anh mỗi năm có 300 người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh này.
Vậy ung thư vú là gì?
Nếu bạn thấy vú có một khối u và nách bị sưng hay bị nổi lên một cục hạch thì nghĩa là bạn đã bị hạch bạch huyết ở nách – nơi đầu tiên mà ung thư vú lây lan (Ảnh minh họa).
Ung thư vú là sự phát triển của một tế bào ung thư nằm trong niêm mạc của ống dẫn hoặc thùy ở một trong hai bên vú. Khi các tế bào ung thư đã lan vào các mô vú xung quanh thì nó được gọi là ung thư vú xâm lấn. Còn có một số người được chẩn đoán là ung thư biểu mô tại chỗ, nghĩa là không có tế bào ung thư nào phát triển ngoài ống dẫn hoặc thùy.
Nguyên nhân gây ung thư vú?
Một khối u ung thư luôn bắt đầu từ một tế bào bất thường. Lý do chính xác tại sao tế bào đó trở thành ung thư thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, nhưng họ cho rằng có một cái gì đó đã làm hỏng hoặc thay đổi gen trong tế bào. Điều này khiến cho tế bào trở nên bất thường và nhân lên ngoài tầm kiểm soát.
Các triệu chứng của ung thư vú là gì?
Thông thường triệu chứng đầu tiên là bạn sẽ có một khối u không đau ở vú. Nhưng sau đó bạn thấy nách bị sưng hay bị nổi lên một cục hạch thì nghĩa là bạn đã bị hạch bạch huyết ở nách – nơi đầu tiên mà ung thư vú lây lan.
Vì vậy, khi thấy bản thân có một khối u bất thường ở vú, dù không đau bạn cũng nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mà tốt nhất là bạn nên đi khám định kỳ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.