Những cách tự nhiên để làm sạch phổi

Hít thở ô nhiễm không khí, khói t.huốc l.á và các chất độc khác có thể làm tổn thương phổi và thậm chí gây bệnh. Duy trì sức khỏe của phổi là rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếp xúc với ô nhiễm không khí dẫn đến 4,2 triệu ca t.ử v.ong trên toàn thế giới mỗi năm. Hút t.huốc l.á là nguyên nhân gây t.ử v.ong cho 1/5 số người Mỹ.

Dưới đây là một số phương pháp mà mọi người có thể sử dụng để làm sạch phổi.

Có thể làm sạch phổi không?

Sức khỏe phổi là rất quan trọng đối với sức khỏe chung của mỗi người. Phổi là cơ quan tự làm sạch và sẽ bắt đầu tự chữa lành sau khi ngừng tiếp xúc với các chất ô nhiễm, ví dụ, khi bạn bỏ hút thuốc.

Sau khi phổi tiếp xúc với ô nhiễm, như khói t.huốc l.á, bạn có thể cảm thấy tức ngực, sung huyết hoặc bị viêm. Chất nhầy tích tụ trong phổi để bắt giữ vi khuẩn và mầm bệnh, góp phần vào cảm giác tức ngực này.

Có thể sử dụng các kỹ thuật cụ thể để giúp tống chất nhầy và chất gây kích ứng ra khỏi phổi để làm giảm sung huyết ở phổi và các triệu chứng khó chịu khác.

Một số trong những phương pháp này cũng có thể làm thông thoáng đường thở, cải thiện dung tích phổi và giảm viêm, có thể giúp giảm tác động của ô nhiễm và khói trong phổi.

Cách làm sạch phổi

Dưới đây là những bài tập thở và thay đổi lối sống có thể giúp loại bỏ chất nhầy thừa ra khỏi phổi và cải thiện hô hấp.

1. Liệu pháp hơi nước

Liệu pháp hơi nước, hoặc hít hơi nước, bao gồm hít hơi nước để mở thông đường thở và giúp long đờm.

Những người mắc bệnh phổi có thể nhận thấy các triệu chứng nặng lên khi không khí lạnh hoặc khô. Kiểu thời tiết như vậy có thể làm khô niêm mạc đường hô hấp và hạn chế lưu thông m.áu.

Ngược lại, hơi nước bổ sung hơi ấm và độ ẩm cho không khí, có thể cải thiện hô hấp và giúp làm loãng chất nhầy bên trong đường thở và phổi. Hít hơi nước có thể giúp giảm đau ngay lập tức và giúp mọi người thở dễ dàng hơn.

2. Ho có kiểm soát

Ho là cách tự nhiên để cơ thể đào thải những chất độc bị giữ lại trong chất nhầy. Ho có kiểm soát sẽ tống chất nhầy dư thừa ra khỏi phổi, đưa nó ra ngoài qua đường thở.

Các bác sĩ khuyên những người bị COPD nên thực hiện bài tập này để giúp làm sạch phổi.

Có thể làm theo các bước dưới đây để làm sạch phổi khỏi chất nhầy dư thừa:

ngồi xuống ghế với vai thả lỏng, hai chân để phẳng trên sàn

2 tay khoanh đặt trên bụng

hít vào từ từ qua mũi

từ từ thở ra trong khi cúi về phía trước, hai cánh tay ép vào bụng

ho 2 hoặc 3 lần trong khi thở ra, giữ cho miệng hơi mở

hít vào từ từ qua mũi

nghỉ và lặp lại khi cần

3. Dẫn lưu chất nhầy ra khỏi phổi

Dẫn lưu tư thế bao gồm nằm ở các tư thế khác nhau để sử dụng trọng lực đưa chất nhầy ra khỏi phổi. Cách làm này có thể cải thiện hô hấp và giúp điều trị hoặc ngăn ngừa n.hiễm t.rùng phổi.

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế khác nhau tùy thuộc vào tư thế:

Nằm ngửa

Nằm xuống sàn hoặc giường.

Đặt gối dưới hông để đảm bảo ngực thấp hơn hông.

Từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Thời gian thở ra cần dài gấp đôi thời gian hít vào, được gọi là thở 1:2.

Tiếp tục trong vài phút.

Nằm nghiêng

Nằm nghiêng, tựa đầu lên gối.

Đặt một chiếc gối dưới hông.

Thực hành kiểu thở 1:2.

Tiếp tục trong vài phút.

Nằm nghiêng sang bên kia và làm lại.

Nằm sấp

Đặt một chồng gối trên sàn nhà.

Nằm úp bụng xuống gối. Nhớ giữ hông cao hơn ngực.

Khoanh tay dưới đầu để nâng đỡ.

Thực hành kiểu thở 1:2.

Tiếp tục trong vài phút.

4. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm đột quỵ và bệnh tim.

Tập thể dục buộc các cơ phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nhịp thở, dẫn đến tăng cung cấp oxy cho cơ. Nó cũng cải thiện tuần hoàn, giúp loại bỏ hiệu quả hơn lượng carbon dioxid dư thừa mà cơ thể tạo ra khi tập thể dục.

Tập thể dục là một trong những biện pháp hữu hiệu làm sạch phổi. Ảnh: H.Hải

Cơ thể sẽ bắt đầu thích nghi để đáp ứng nhu cầu tập thể dục thường xuyên. Các cơ bắp sẽ học cách sử dụng oxy hiệu quả hơn và tạo ra ít carbon dioxid hơn.

Mặc dù tập thể dục có thể khó khăn hơn đối với những người mắc bệnh phổi mãn tính, song họ sẽ được hưởng lợi từ việc tập thể dục thường xuyên. Những người bị COPD, xơ nang hoặc hen phế quản nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ tập thể dục mới.

5. Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của việc hít phải khói thuốc.

Một nghiên cứu gần đây gồm hơn 1.000 người lớn ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống.

6. Thực phẩm chống viêm

Viêm đường hô hấp có thể gây ra khó thở và khiến ngực cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn. Ăn thực phẩm chống viêm có thể làm giảm viêm để giảm các triệu chứng này.

Thực phẩm giúp chống viêm bao gồm:

nghệ

rau lá xanh

quả mọng

quả việt quất

quả ô liu

hạt óc chó

đậu

đậu lăng

7. Vỗ rung ngực

Vỗ rung là một cách hiệu quả khác để loại bỏ chất nhầy thừa ra khỏi phổi. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ khum bàn tay rồi vỗ nhịp nhàng vào thành ngực để đ.ánh bật chất nhầy bị mắc kẹt trong phổi.

Kết hợp vỗ rung ngực và dẫn lưu tư thế có thể giúp làm sạch đường hô hấp khỏi chất nhầy dư thừa.

Tổng kết

Chất độc từ khói t.huốc l.á hoặc ô nhiễm không khí xâm nhập vào phổi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những chất độc này cuối cùng bị sẽ giữ lại trong chất nhầy.

Sức khỏe hô hấp tốt phụ thuộc vào việc cơ thể có loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở một cách hiệu quả hay không.

Những người bị tổn thương phổi có thể khó làm sạch chất nhầy ra khỏi phổi. Các bệnh mãn tính, như COPD, hen và xơ nang, gây ra sản sinh quá nhiều chất nhầy hoặc chất nhầy đặc bất thường có thể làm tắc nghẽn phổi.

Các kỹ thuật làm sạch phổi, bao gồm dẫn lưu tư thế, vỗ rung ngực và tập thở, có thể giúp đ.ánh bật chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở. Liệu pháp hơi nước có thể giúp giảm nhẹ tạm thời cho những người bị tắc nghẽn hoặc bị bệnh hô hấp mãn tính.

Thường xuyên tập thể dục, uống trà xanh và ăn thực phẩm chống viêm là những thay đổi lối sống có thể cải thiện sức khỏe phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh ở phổi.

Cẩm Tú

Theo MNT/dantri

Cô gái bị xuất huyết não “thập tử nhất sinh” hồi phục kỳ diệu

Sáng 12-12, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế đã hoàn tất các thủ tục xuất viện đối với bệnh nhân Đặng Lê Huỳnh Trang (SN 2001, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) sau khi bệnh nhân này được các bác sĩ cứu sống kỳ diệu do bị xuất huyết não.

Trang là chị cả trong gia đình có 3 chị em và có cuộc sống rất khó khăn. Bố Trang là ông Đặng Thanh Thuận bị mắc bệnh phổi nên sức khỏe yếu, không thể làm được việc nặng. Mọi gánh nặng trong nhà đều do mẹ Trang là bà Lê Thị Hương gánh vác.

Các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế thăm hỏi bệnh nhân Đặng Lê Huỳnh Trang trước lúc bệnh nhân này xuất viện.

Trong suốt 12 năm học, Trang luôn là học sinh khá, giỏi của nhà trường. Sau giờ học, em liền trở về nhà chăm sóc cho bố, làm việc nhà để đỡ đần thêm một phần công việc cho mẹ.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, em đã thi đỗ vào trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên Trang quyết định không nhập học mà vào TP. Hồ Chí Minh đi làm thêm k.iếm t.iền phụ mẹ chăm lo cho người bố bạo bệnh và 2 người em đang độ t.uổi đi học.

Bà Lê Thị Hương xúc động, ôm chầm lấy con gái sau khi con gái được cứu sống kỳ diệu.

Vừa mới đi làm thêm với công việc phụ bán hàng cho một quán sinh tố thì ngày 6-9 vừa qua, Trang bị ngất xỉu và được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) cấp cứu.

Tại đây, em được các bác sĩ thông báo bị xuất huyết não và khó có thể cứu sống, tính mạng “thập tử nhất sinh”. Sau đó, Trang bị liệt nửa người, rơi vào tình trạng hôn mê sâu, không thích ứng với thuốc nên tối 9-9, gia đình xin Bệnh viện cho chuyển đưa em về quê nhà ở Quảng Nam ngay trong đêm. Tuy nhiên, khi vừa về đến nhà thì Trang cử động được chân tay nên gia đình đã chuyển em ra Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện T.Ư Huế để điều trị.

Các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế tặng hoa chúc mừng bệnh nhân Đặng Lê Huỳnh Trang khi Trang xuất viện.

Tại Bệnh viện T.Ư Huế, bệnh nhân Trang không tự thở được nên được các bác sĩ cho thở máy, điều trị kháng sinh phối hợp, dịch truyền và chăm sóc đặc biệt.

Ngày 28-10, bệnh nhân Trang được chuyển đến Khoa Nội Tim Mạch điều trị tiếp trong tình trạng vẫn còn sốt cao, n.hiễm t.rùng nặng, nuôi dưỡng qua sonde dạ dày, thở qua khai khí quản. Bệnh nhân Trang được chăm sóc và điều trị tích cực với điều dưỡng toàn diện…

Gia cảnh khó khăn nhưng may mắn đã đến với bệnh nhân Đặng Lê Huỳnh Trang khi em được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ và được các y, bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế tận tình điều trị, cứu sống tính mạng.

“Sau một thời gian điều trị tích cực, hiện bệnh nhân Trang đã tỉnh táo hoàn toàn, tự thở qua đường tự nhiên, tay chân bên liệt đã cử động được, tự ăn uống và vệ sinh cá nhân được, công thức m.áu và các chỉ số trở về bình thường nên được cho xuất viện. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện tiếp nhận một ca xuất huyết não nhưng sau một thời gian điều trị, bệnh nhân lại phục hồi kỳ diệu như thế”, TS. BS Bùi Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện T.Ư Huế cho biết.

Anh Khoa

Theo congannhandan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *