Những câu chuyện ám ảnh bác sĩ hơn 30 năm điều trị bệnh nhân tâm thần

Trong hơn 30 năm làm nghề, bác sĩ Dũng đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân nghiện game, nghiện internet. Trong số đó, có nhiều câu chuyện khiến ông thực sự đau lòng, ám ảnh.

Sự phát triển như vũ bão của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến khái niệm “nghiện” ngày nay không chỉ dùng để nói về những người nghiện m.a t.úy, nghiện rượu, t.huốc l.á. Nghiện internet, nghiện game online cũng đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội.

Ta gọi một người là nghiện internet, game online (hay còn gọi là hội chứng cai) nếu họ sử dụng chúng quá nhiều và không thể kiểm soát được thời gian chơi, khiến nhịp sống hàng ngày bị gián đoạn. Khi bị tách biệt với internet, game, người bệnh thường có biểu hiện biến đổi cảm xúc, bồn chồn, thậm chí kích thích, vật vã, la hét.

Nghiên cứu ở Trung Quốc năm 2013 cho thấy, nước này có đến 0.7 đến 1.2% quần thể dân cư bị biến đổi cảm xúc do sử dụng internet. Tại Úc, nghiên cứu chỉ ra rằng, 0.7 % người dân có những biến đổi, bạo động sau khi sử dụng internet kéo dài. Tại Nhật Bản, con số này là từ 0.5 đến 0.8%.

Hơn 30 năm làm việc trong ngành tâm thần, thầy thuốc ưu tú – TS. BSCK II Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho rất nhiều trường hợp nghiện internet và game online.

Tiến sĩ Dũng tâm sự, khoảng 10 năm về trước, các gia đình thường quan niệm chỉ cần cấm con dùng thiết bị công nghệ thì “một vài ngày là hết” nên không đưa bệnh nhân đi khám, thậm chí một số người áp dụng cúng bái với hy vọng con cải thiện. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều phụ huynh đã hiểu hơn và đưa con đi điều trị tại chuyên khoa tâm thần.

Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, thương tâm về bệnh nhân nghiện internet, nghiện game đã trở thành nỗi ám ảnh, đau lòng cho người thầy thuốc mỗi khi nhớ lại.

Thầy thuốc ưu tú – TS. BSCK II Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Năm 2014, bác sĩ Dũng tiếp nhận điều trị cho 2 cháu bé ở Hà Nội, là chị em ruột trong một gia đình thương gia rất khá giả. Người chị năm ấy 14 t.uổi, cậu em trai 11 t.uổi. Do bận việc kinh doanh, cha mẹ thường xuyên để hai chị em ở nhà trông nhau cùng với chiếc máy vi tính và điện thoại có kết nối internet.

Đến một ngày, bố mẹ phát hiện đứa em thường lén sang ngủ với chị, gia đình mới biết các cháu đã xem những video s.ex trên mạng và học làm theo.

Khi tách các em ra khỏi internet và không cho tiếp xúc cùng nhau, hai cháu rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, bồn chồn, vật vã.

Với cho trường hợp này, bác sĩ vừa phải điều trị tâm lý, giúp các cháu điều chỉnh cảm xúc và đặc biệt là điều chỉnh hành vi. Bác sĩ Dũng tâm sự, đây là ca rất phức tạp, phải trường kỳ trong vấn đề điều trị do sinh lý của các cháu đang phát triển. Sau khoảng 1 năm rưỡi, hai bệnh nhân mới có thể dần ổn định.

Đồng hành cùng con chữa bệnh, bố mẹ các cháu phải nghỉ việc, bán công ty. Vết thương lòng để lại cho những người trong cuộc có lẽ không bao giờ có thể chữa lành.

Việc trẻ được “thả nổi” cho sử dụng internet tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

Cũng trong năm 2014, bác sĩ Dũng tiếp tục điều trị cho nam thanh niên 24 t.uổi, khi ấy đang là sinh viên năm 3 một trường đại học ở Hà Nam. Cậu là con trai út trong gia đình, trước cậu còn 2 chị gái.

Trước đây, thanh niên này học rất giỏi, tuy nhiên từ khi lên đại học, cậu bắt đầu nghiện internet và suốt ngày chỉ chăm chú bên chiếc máy tính cá nhân. Thú vui của cậu là vừa sử dụng internet, vừa t.hủ d.âm. Ngoài ra, cậu còn biến đổi tính cách, hay ăn trộm đồ của các sinh viên khác và giấu trong phòng.

Đến giai đoạn nặng, nam thanh niên gầy xanh xao và bỏ đi lang thang. Cậu trở nên loạn dục, cưỡng chế, quan hệ bừa bãi với rất nhiều kiểu người.

Khi gia đình đưa bệnh nhân tới khám tâm thần, cậu cho biết thêm mình thường xuyên bị tiểu rắt. Sau thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã mắc bệnh lậu (một bệnh xã hội phổ biến, lây truyền qua đường t.ình d.ục).

“Rất đau lòng” là câu mà bác sĩ Dũng phải thốt lên khi nhắc đến trường hợp này.

Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Dũng tâm sự, những câu chuyện thương tâm mà ông chứng kiến về bệnh nhân nghiện game, nghiện internet chủ yếu liên quan đến vấn đề t.hủ d.âm, loạn dâm. Ngoài ra, một số trường hợp là kích động hành vi, tấn công người khác và trộm cắp.

Ngoài những trường hợp điều trị trong thời gian ngắn, Tiến sĩ Dũng chia sẻ, có những bệnh nhân nghiện internet, game online nặng, phải điều trị tới một vài năm, thậm chí gần chục năm nhưng vẫn chưa thể ổn định hoàn toàn…

(Còn nữa)

Thành lập hội đồng chuyên môn tâm thần liên quan dịch Covid-19

Mới đây, Bộ Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hội đồng do TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ tịch. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế làm Phó chủ tịch.

22 thành viên còn lại là giám đốc bệnh viện chuyên khoa tâm thần và các chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, nghiệm thu tài liệu chuyên môn hướng dẫn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Chiều 20/4, tại Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19, hội đồng đã họp, nghiệm thu tài liệu này.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, ưu tiên hàng đầu trong các đại dịch như Covid-19 là ngăn ngừa và kiểm soát quá trình lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ cho các bệnh nhân tâm thần và nhân viên y tế của cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần, tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần liên quan đến stress cho cả người dân, nhân viên y tế, các nhân viên phòng chống dịch.

Bộ Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Việt Linh.

“Hiện tại, các bệnh viện tâm thần không được phân công điều trị ca bệnh dương tính, nhưng nhiệm vụ là phải thực hiện công tác sàng lọc, phân luồng, cách ly”, ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.

Bên cạnh việc xây dựng tài liệu hướng dẫn cho người bệnh tâm thần, ông Khoa cũng đề nghị Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai xây dựng các khuyến cáo bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người dân như những người mắc tâm lý lo âu do mất việc làm, cách ly.

Hiện, nhiều đối tượng phải cách ly như cách ly tại bệnh viện, cơ sở tập trung, ở nhà, trong đó nhiều trường hợp gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cần sự hướng dẫn, chăm sóc và hỗ trợ về sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần như vấn đề kỳ thị của người bệnh, các vấn đề lo âu khác.

Lê Hảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *