Những câu hỏi đáng chú ý về biến chủng Mu

Một biến chủng mới của SARS-CoV-2 có tên gọi là Mu đang được theo dõi chặt chẽ sau khi nó gây ra làn sóng bùng phát dịch ở Colombia. Nhật Bản gần đây đã xác nhận ca đầu tiên nhiễm chủng này.

Một trung tâm tiêm vắc xin ở Colombia (Ảnh: Bogota Post).

Biến chủng Mu là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/8 đã thêm biến chủng Mu, có tên khoa học là B1621, vào danh sách “biến chủng đáng quan tâm” vì các bằng chứng sơ bộ cho thấy nó có thể “né” các kháng thể.

Biến chủng Mu có một “chùm đột biến cho thấy đặc tính tiềm ẩn về khả năng né miễn dịch”, một bản thông báo cập nhật hàng tuần của WHO được công bố vào ngày 31/8 nêu rõ.

Mu đã xuất hiện ở đâu?

Trong khi hơn 4.500 trình tự gen của chủng này đã xuất hiện ở ít nhất 40 quốc gia, WHO cho biết mức độ lây nhiễm của nó đã giảm. Tuy nhiên, nó chiếm tỷ lệ phổ biến các ca nhiễm ở Colombia (39%) và Ecuador (13%) và con số đang liên tục tăng lên.

Nhật Bản hôm 1/9 xác nhận ca nhiễm đầu tiên của biến chủng này. Đó là 2 du khách đến từ Anh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Japan Times cho biết. Theo bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gen SARS-CoV-2 của GISAID, Hong Kong cũng phát hiện 2 ca nhiễm chủng Mu trong khi số ca nhiễm chủng này ở Mỹ là hơn 2.000 người. Các ca nhiễm chủng Mu cũng đã được ghi nhận ở Anh và các nước châu Âu khác.

“Biến chủng đáng quan tâm” là gì?

Biến chủng mà WHO đ.ánh giá “đáng quan tâm” tức là chủng này có những thay đổi di truyền có thể ảnh hưởng đến các đặc tính của virus, chẳng hạn như tăng khả năng lây nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm nặng, né tránh hệ miễn dịch, khó chẩn đoán hoặc điều trị.

Những biến chủng đáng quan tâm cũng đã được xác định là gây lây nhiễm cộng đồng cao hoặc làm bùng nổ nhiểu ổ dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia. Các biến chủng đáng quan tâm khác nằm trong danh sách của WHO gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.

Mu có dễ lây lan hơn không?

Dữ liệu sơ bộ cho thấy Mu có thể dễ dàng né vắc xin hơn, tương tự như Beta. Theo Guardian , đ.ánh giá rủi ro do Cơ quan Y tế Công Cộng Anh công bố vào tháng trước cho thấy, biến chủng này có khả năng chống lại hệ miễn dịch như Beta, nhưng không có khả năng lây lan nguy hiểm như Delta.

Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu kỹ hơn về các đặc điểm của biến chủng và thông báo cập nhật của WHO cũng cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ đường đi dịch tễ học của biến chủng Mu.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet vào ngày 13/8 lưu ý, một số đột biến của biến chủng Mu được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet vào ngày 13/8 cho thấy rằng biến chủng Mu có “hai trường hợp có khả năng né tránh vắc xin. Nghiên cứu cũng lưu ý một số gai tăng đột biến trong Mu “được báo cáo là cho thấy sự giảm trung hòa bởi các kháng thể”.

Cũng theo nghiên cứu trên, chính sự hiện diện của các đột biến liên quan đến việc né tránh vắc xin có thể khiến WHO phải xem xét phân loại lại Mu là “biến chủng đáng quan ngại” như Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Nhật Bản phát hiện bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến thể Lambda

Theo tờ Japan Times, ngày 6/8, giới chức y tế Nhật Bản đã xác nhận trường hợp bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của nước này nhiễm biến thể Lambda.


Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Bệnh nhân Nhật Bản là nữ, khoảng 30 t.uổi, trở về từ Peru ngày 20/7 và nhập cảnh tại sân bay Haneda. Các xét nghiệm của nữ hành khách này ngay tại sân bay đã cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Kết quả phân tích của Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản sau đó đã xác nhận nữ bệnh nhân nhiễm biến thể Lambda. Biến thể này được phát hiện đầu tiên tại Peru vào tháng 8/2020 và đang lan rộng ở Nam Mỹ. So với chủng thông thường, biến thể này có thể lây nhiễm mạnh hơn và có khả năng cao kháng vaccine phòng bệnh.

Giới khoa học đang cảnh báo thế giới đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới của đại dịch COVID-19, khi làn sóng dịch thứ ba đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các biến thể mới dễ lây lan và có khả năng kháng vaccine.

Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn. Một nghiên cứu của Viện Khoa học và công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy, ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vaccine có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vaccine vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.

“Những biến thể đáng quan ngại” theo phân loại của WHO, được đặt tên theo các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, Gamma và Delta, đều xuất hiện vào nửa cuối năm 2020, mặc dù phải mất một thời gian để chúng lây lan rộng hơn. Danh sách “những biến thể cần quan tâm” tiếp theo, được cho là có khả năng lây lan hoặc kháng vaccine cao hơn, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *