Người thừa cân nên cắt dạ dày không, phẫu thuật xong có được quan hệ t.ình d.ục… là những thắc mắc thường gặp của người bệnh.
Hiện, để điều trị các trường hợp ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng biến chứng, bệnh nhân béo phì,… bác sĩ có thể phẫu thuật cắt dạ dày. Có hai phương pháp cắt dạ dày là mổ mở hoặc phẫu thuật ít xâm lấn. TS.BS Đỗ Minh Hùng, Giám đốc trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trả lời những câu hỏi thường gặp liên quan đến phẫu thuật cắt dạ dày.
Người bị cắt dạ dày muốn ăn nhiều được không?
Khi một phần dạ dày bị cắt đi, tức là khả năng chứa thức ăn của nó giảm. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, tốt nhất là nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để không tạo ra áp lực cho dạ dày. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều một bữa.
Phẫu thuật cắt dạ dày xong bao lâu thì có thể xuất viện?
Thông thường, 5-7 ngày sau phẫu thuật là người bệnh có thể xuất viện. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt, có thể bạn cần phải nằm viện lâu hơn để bác sĩ theo dõi thêm vết thương sau mổ.
Người mắc bệnh dạ dày khổ sở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa: affinityhealth
Người thừa cân có nên cắt dạ dày không?
Hiện nay, phẫu thuật cắt dạ dày chỉ áp dụng đối với những người mắc bệnh béo phì bệnh lý. Đối với tình trạng thừa cân, bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nào là tối ưu nhất.
Sau phẫu thuật cắt dạ dày có được quan hệ t.ình d.ục không?
Mặc dù dạ dày không liên quan gì đến bộ phận s.inh d.ục, song những tác động từ việc quan hệ t.ình d.ục có thể tạo áp lực lên ổ bụng, dạ dày, gây đau, có nguy cơ làm nứt vết thương (đối với vết thương chưa phục hồi hoàn toàn). Do đó, trong thời gian chờ phục hồi sau mổ, bạn không nên quan hệ t.ình d.ục cho đến khi vết thương lành hẳn.
Cắt dạ dày có phải là phương pháp giảm cân, giúp làm đẹp không?
Phẫu thuật cắt dạ dày được chỉ định trong những trường hợp nghiêm trọng với tính chất chữa bệnh chứ không phải làm đẹp. Do đó, người dân không nên xem đây là một phương pháp giảm cân phổ thông, có thể áp dụng bừa bãi. Phẫu thuật cắt dạ dày cần được thực hiện ở các bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại. Như thế mới đảm bảo quá trình phẫu thuật, phục hồi của bệnh nhân diễn ra suôn sẻ, tránh biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh.
Những người này tuyệt đối không nên ăn đu đủ
Đu đủ rất độc hại với những người bị m.áu loãng, dạ dày, thận, da vàng đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Đu đủ là loại quả rất có lợi với người bình thường nhưng cực độc hại với những nhóm người dưới đây.
Người bị m.áu loãng
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng m.áu hoặc thuốc chống đông m.áu như aspirin, hoặc vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, cần tuyệt đối tránh xa đu đủ bởi vì tính chống đông m.áu của nó rất nguy hiểm với sức khỏe của bạn.
Đu đủ rất độc hại với một số người.
Người bị vàng da
Đu đủ chứa nhiều beta caroten. Không ít người ăn nhiều đu đủ dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều Beta caroten trong cơ thể. Những người có bệnh nền bị vàng da thì phải tuyệt đối không ăn loại quả này.
Người bị bệnh dạ dày
Người bị bệnh dạ dày ăn đu đủ có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng… Sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều chính là nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên.
Người bị bệnh thận
Đu đủ rất giàu vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, liều lượng vitamin C cao có thể gây ra sự hình thành các khối u trong thận.
Phụ nữ mang thai
Đu đủ xanh có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do nhựa của nó. Nếu phụ nữ mang thai ăn đu đủ có nhựa có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường, thậm chí thai c.hết lưu.