Những chú ý khi chăm sóc người bệnh suy tim trong dịch Covid-19

Bệnh nhân suy tim nên chích ngừa vaccine Covid-19 nếu đủ sức khỏe; ăn uống đủ chất; cần nhận biết dấu hiệu bệnh trở nặng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi.

Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp. Đây là tình trạng tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim khiến cho tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận m.áu (suy tim tâm trương) hoặc tống m.áu (suy tim tâm thu). Hậu quả là tim không thể cung cấp đủ m.áu cho các tế bào, khiến người bệnh mệt mỏi và khó thở, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, mang vác đồ vật…

Nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, các triệu chứng của suy tim có thể được cải thiện, chức năng tim dần hồi phục. Ngược lại, bệnh nhân sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, t.ử v.ong và đột tử. Tình trạng suy tim nặng giai đoạn cuối không đáp ứng với điều trị nội khoa nếu không được đặt dụng cụ hỗ trợ tim hoặc ghép tim có thể dẫn đến t.ử v.ong. Đột tử cũng là biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân suy tim giai đoạn C và D, ngay cả khi triệu chứng suy tim chưa quá nặng nề.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Người bệnh suy tim cần nhận biết những dấu hiệu bệnh trở nặng để thăm khám ngay như: tăng cân nhanh (tăng từ 1,5 kg/ngày hoặc từ 2,5 kg/tuần); phù; khó thở; ngất, hồi hộp đ.ánh trống ngực; đau ngực hoặc nặng ngực; mệt nhọc hoặc khó thở khi sinh hoạt tập luyện hằng ngày.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, bên cạnh việc tuân thủ điều trị đúng phác đồ của bác sĩ, người bệnh suy tim cần có chế độ chăm sóc nhằm làm chậm tiến triển của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tiêm ngừa vaccine Covid-19 cũng cần được ưu tiên hàng đầu vì không chỉ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà còn ngăn bệnh tiến triển nặng nếu chẳng may người bệnh nhiễm SARS-CoV-2. Người nhà lưu ý phải theo dõi sát sao những biểu hiện sau tiêm, kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử lý các triệu chứng nghiêm trọng.

Điều kiện chủng ngừa Covid-19 và chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân

Khuyến cáo người bệnh suy tim cần chủng ngừa Covid-19 sớm, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh nhấn mạnh: Bệnh nhân suy tim khi mắc Covid-19 có nguy cơ cao bị bệnh nặng, thậm chí t.ử v.ong. Theo Hiệp hội Suy tim Mỹ, vaccine Covid-19 an toàn cho bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân suy tim nên được chủng ngừa sớm nhất có thể khi tình trạng suy tim cấp ổn định.

Lối sống khoa học cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng dẫn đến suy tim. Ảnh: Shutterstock.

Để ổn định sức khỏe trong dịch Covid-19, người bệnh suy tim cần thay đổi lối sống cũng như chế độ sinh hoạt như:

– Tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… trong nhà.

– Không làm việc nặng hoặc hoạt động gắng sức.

– Bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia (nếu có).

– Tránh căng thẳng, duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái.

– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo và thực phẩm chứa nhiều muối.

– Duy trì cân nặng lý tưởng, nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì cần giảm cân.

– Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ.

Cảnh giác sụt cân bất thường ở người cao t.uổi

Nếu một người cao t.uổi đang ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc bình thường, nhưng chỉ trong thời gian ngắn gầy rộc hẳn đi cần cảnh giác bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lí nguy hiểm .

Số cân của một người bình thường luôn ổn định trong những thời gian dài cho nên nếu thấy sút 5% trọng lượng cơ thể trở lên là điều bất thường. Nếu sút cân nhanh chỉ trong vài ngày là do cơ thể bị mất nước, còn sút cân từ từ là do tiêu các mô của cơ thể – điều này có thể là bạn đã mắc một số bệnh trọng nào đó.

Sút cân bất thường ở người cao t.uổi (Ảnh minh họa)

Bệnh ung thư

Đây là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao và khó điều trị ở người già. Thường thấy nhất là ung thư đường tiêu hóa và ung thư phổi. Khi các tế bào ung thư sinh sôi và phát triển sẽ cần nhận dinh dưỡng từ cơ thể và một số dạng ung thư nhất là đường tiêu hóa làm người bệnh chán ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn và tình trạng ăn nhanh no dẫn tới giảm cân.

Bệnh trầm cảm

Đây là bệnh có tỷ lệ mắc rất cao ở người lớn t.uổi, trầm cảm khiến rối loạn giấc ngủ, người bệnh luôn cảm giác chán nản, không muốn làm gì nên đây là yếu tố làm cho người già bị sụt cân nhanh chóng.

Bệnh cường tuyến giáp

Ảnh minh họa

Thường gặp ở nữ giới, biểu hiện bệnh như ăn nhiều, người gầy nhiều, cảm giác nóng bừng, ra nhiều mồ hôi, tim đ.ập nhanh, nói nhiều hơn, hay cáu gắt. Những người cao t.uổi bị cường giáp trạng biểu hiện có thể không rõ ràng, có thể chỉ bắt đầu với tình trạng giảm cân nặng.

Bệnh u tủy thượng thận

Cũng là bệnh lý gây ra tăng chuyển hóa cơ bản, từ đó dẫn tới giảm cân nhanh.

Bệnh đái tháo đường

Người già có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn do nhiều nguyên nhân. Bệnh nhân tiểu đường thường kèm theo dấu hiệu sụt cân.

Ảnh minh họa

Các triệu chứng đi kèm với sụt cân là hay khát nước nước, đi tiểu nhiều và ăn nhiều. Tuy nhiên, một số người già mắc bệnh tiểu đường nhưng những triệu chứng này lại không nổi bật, mà chỉ đột nhiên thấy gầy đi. Một số người khác bị tiểu đường cũng bị rối loạn chức năng thần kinh thực vật, gây trở ngại cho hoạt động của dạ dày dẫn tới đầy bụng, chậm tiêu…dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày.

Sụt cân có nguy hiểm không?

Sụt cân ngoài ý muốn, nhất là ở người cao t.uổi khá phổ biến, nó làm tăng tỷ lệ bệnh tật và t.ử v.ong. Một số nghiên cứu cho thấy, sụt cân nhiều ngoài ý muốn kết hợp với một tỷ lệ t.ử v.ong là 25% trong vòng 18 tháng sau, sụt cân đáng kể ở người cao t.uổi có tỷ lệ t.ử v.ong là 9 – 38% trong khoảng thời gian 2-3 năm sau.

Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu sụt cân bất thường nhất là ở người cao t.uổi cần đưa đi thăm khám và phát hiện điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *