Những dấu hiệu trẻ đã mắc bệnh nặng cần phải đi khám

Có một số gia đình không nhận biết được các dấu hiệu bệnh của con mình nên đưa trẻ đi khám muộn, bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.

Trong khi đó, một số bậc phụ huynh lại lo lắng thái quá, đưa trẻ tới bệnh viện khám khi không cần thiết. Vậy, khi nào thì phụ huynh cần đưa con tới bệnh viện để khám?

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bệnh nặng hoặc lo lắng, không an tâm về trẻ.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị bệnh kịp thời:

Hô hấp không bình thường

Trẻ có biểu hiện khó thở, thở nhanh hơn so với mức bình thường kèm theo các biểu hiện rút lõm lồng ngực, hõm ức, cánh mũi phập phồng…

Có thể nghe thấy các tiếng thở rít rõ hay tiếng trẻ thở khò khè, thở rên ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng hoặc trẻ có dấu hiệu tím môi, đầu ngón chân, ngón tay.

Sắc da xanh, tái, có biểu hiện rối loạn nhịp thở ví dụ: có cơn ngừng thở hoặc ngừng thở.

Tuần hoàn bị rối loạn

Trông trẻ xanh sao mệt mỏi, da tái nhợt do thiếu m.áu, hoặc mất m.áu nặng do chấn thương, xuất huyết ra ngoài cơ thể hoặc xuất huyết bên trong cơ thể.

Cha mẹ thấy trẻ xuất huyết kéo dài mà không thể cầm m.áu.

Trẻ mất nước nặng do nôn nhiều, tiêu chảy cấp hoặc biểu hiện bằng các triệu chứng uống nước háo hức, kích thích vật vã hoặc li bì, hôn mê.

Trong trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ có biểu hiện tím tái, ngừng tim, áp tai vào vùng ngực không nghe thấy tiếng tim đ.ập.

Bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương chup ảnh cùng bệnh nhi đến khám

Biểu hiện về thần kinh

Trẻ co giật hoặc li bì, hôn mê, gọi hỏi không khóc, không trả lời hoặc không co tay, chân lại khi bị cấu véo; khó đ.ánh thức trẻ dậy. Trẻ rất đau, tinh thần hoảng loạn, kích thích.

Trẻ có biểu hiện của một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, xoắn ruột, tắc tá tràng, không h.ậu m.ôn… kèm các triệu chứng nôn trớ, đau quặn bụng, đi ngoài ra m.áu, kích thích nhiều…

Trẻ bị chấn thương nặng do rơi từ độ cao hơn 2m, do tai nạn xe cộ có tốc độ lớn hơn 60km/h, tai nạn do hỏa hoạn, vết thương xuyên thấu…

Một số biểu hiện khác

Trẻ có thân nhiệt thấp hơn 35.5 độ C hoặc sốt cao hơn 40 độ C.

Trẻ bị ngộ độc cấp, ví dụ ngộ độc rượu, thuốc trừ sâu, thuốc gây nghiện….

Trẻ được chuyển gấp từ các cơ sở y tế khác đến.

Bên cạnh đó, tất cả trẻ ở độ t.uổi sơ sinh dưới 28 ngày t.uổi có biểu hiện sốt, bú kém, có các di tật bẩm sinh gồm tim bẩm sinh, không h.ậu m.ôn, trẻ đẻ non, thấp cân…

Ngoài ra, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khác gồm nôn, sốt, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu… hoặc cha, mẹ cảm thấy con “khang khác”, lo lắng, không yên tâm về trẻ.

Theo viettimes

Bệnh hô hấp tăng cao ở trẻ

Gần đây, Khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai liên tiếp nhận nhiều ca bệnh viêm phổi.

Ghi nhận tại khoa cho thấy, hành lang bệnh viện phải kê thêm giường, nhiều gia đình mắc võng cho trẻ nằm. Đáng chú ý, nhiều trẻ nhỏ, chỉ vài tháng t.uổi đã phải nằm viện điều trị viêm phổi.

Số trẻ nhập viện do viêm phổi tăng cao, nhiều trẻ phải nằm hành lang Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. Ảnh:K.Ngọc

* Không đủ giường bệnh, trẻ phải nằm hành lang

Vợ chồng chị Lê Thị Hạnh (ngụ xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) có 2 con phải nhập viện Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai để điều trị bệnh viêm phổi cho biết: “Cả hai vợ chồng phải nghỉ làm để vào viện chăm con. Đông bệnh nhân, phải nằm hành lang khá mệt nhưng không còn cách nào khác”.

Dù được sắp xếp nằm giường trong phòng bệnh nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Mai Nhi (ngụ xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom) vẫn mắc võng ngoài hành lang cho con nằm. Theo chị Nhi, phòng bệnh kê kín giường, đông bệnh nhân, rất chật chội nên con gái chị (mới 2 tháng t.uổi) luôn khóc. “Sợ làm phiền những bệnh nhân khác, tôi đành đưa con ra ngoài hành lang nằm cho thoáng và bé cũng bớt khóc” – chị Nhi kể.

Cùng tình trạng như gia đình chị Nhi, gia đình chị Phan Thị Kim Hà (ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc) cho hay, con chị mới hơn 1 tháng t.uổi nhập viện từ ngày 22-9 vì bé ho, ói dồn dập. Các bác sĩ phải cho bé thở oxy và chẩn đoán bé bị viêm phổi. Sau 1 ngày, bé đã ổn định, không phải thở CPAP (là một dạng máy thở, không phải đặt ống thở). Chị Hà băn khoăn: “Hằng ngày con tôi chỉ ra ngoài tắm nắng, ở trong phòng cũng sạch sẽ, ít tiếp xúc với người lạ mà vẫn bị bệnh. Lúc nhập viện, bé bị nặng nên tôi lo lắng lắm, không biết phải làm sao để phòng bệnh cho con tốt nhất”.

Theo các bác sĩ, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung nước, sinh tố… để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu: tím tái, li bì, bỏ bú hoặc bú kém, ói, co giật, thở nhanh hoặc gắng sức, thở co lõm ngực, sốt cao liên tục, nhà quá xa… cần phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, các bé dưới 2 tháng t.uổi bị viêm phổi thường rơi vào tình trạng nặng, cần phải nhập viện ngay khi bị bệnh để bác sĩ theo dõi sát.

* Bệnh lây lan nhanh

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, từ đầu tháng 8 đến nay, trẻ mắc các bệnh về hô hấp (viêm phổi, tiểu phế quản) nhập viện tăng cao. Trung bình mỗi ngày, khoa nhập điều trị 20-30 bệnh nhân mới. Theo chỉ tiêu, khoa chỉ có 62 giường bệnh nhưng hiện nay, khoa đã phải kê lên đến 92 giường bệnh mà vẫn không đủ. “Lượng bệnh tăng cao khiến chúng tôi phải kê thêm giường ngoài hành lang. Có thời điểm, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép” – bác sĩ Thủy chia sẻ.

Một trẻ thở CPAP do viêm phổi tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai.

Tình trạng bệnh đông cũng xảy ra ở Khoa Nhi Bệnh viện đại học y dược Shing Mark (TP.Biên Hòa). Bác sĩ Lê Hoàng Phong, Trưởng khoa cho hay, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nặng, phải thở CPAP. Đây là căn bệnh theo mùa, phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt, trong những môi trường như nhà trẻ; dân cư đông đúc, ẩm thấp sẽ có tỷ lệ trẻ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, vì điều kiện công việc, nhiều gia đình vẫn cho con đi học khi bé bị bệnh nên sẽ lây cho nhiều bé khác.

Theo bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, bệnh hô hấp lây lan nhanh qua giọt b.ắn. Khi nói, hắt hơi hoặc ho sẽ văng ra những giọt b.ắn. Chúng có khả năng văng vào mắt hoặc mũi của những người không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Mầm bệnh từ các giọt b.ắn của người bị nhiễm bệnh có thể lây truyền bệnh cho người khác khi tiếp xúc. Càng ở nơi đông người, tỷ lệ lây bệnh càng cao, nhất là ở trường học, bệnh viện… Những bệnh nhi quá nhỏ, nhà xa, hoặc đã điều trị dài ngày nhưng không bớt phải nhập viện điều trị có khả năng lây nhiễm chéo cao. “Chúng tôi hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo tối đa bằng cách xếp phòng bệnh theo từng bệnh riêng. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến cáo người nhà cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tránh tụ tập đông người” – bác sĩ Thủy nhấn mạnh.

Với các trẻ lớn, tình trạng bệnh nhẹ nên chăm sóc tại nhà, tránh lây nhiễm chéo. Khi chăm sóc trẻ tại nhà cần giữ ấm cho trẻ; rửa mũi bằng nước muối sinh lý và hút mũi nhẹ nhàng (vệ sinh kỹ đồ hút mũi cho trẻ); tránh tiếp xúc với khói, bụi. Chỉ đưa trẻ nhập viện khi có dấu hiệu nặng như: cánh mũi phập phồng khi thở, hõm sườn lõm vào, sốt cao…

Khánh Ngọc

Theo baodongnai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *