Những dấu hiệu u xơ tuyến t.iền liệt

U xơ tuyến t.iền liệt còn gọi là bướu lành tuyến t.iền liệt, đây là một khối u lành tính thường xuất hiện ở nam giới khi t.uổi bắt đầu cao. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng làm tắc đường tiết niệu.

Khi đi tiểu đứng nếu thấy triệu chứng nước tiểu không thoát ra mạnh và b.ắn đi xa mà rơi xuống gần làm ướt mũi chân hay mũi giày dép thì lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tuyến t.iền liệt, cần phải đi khám và điều trị phù hợp.

Đặc điểm u xơ tuyến t.iền liệt

Tuyến t.iền liệt được hình thành từ tuần thứ 12 của thai nhi nam, phát triển theo quá trình biệt hóa đến khi trẻ ra đời. Lúc dậy thì, tuyến t.iền liệt tiếp tục phát triển và hoạt động giống như một tuyến s.inh d.ục phụ, trọng lượng trung bình của tuyến khoảng 20g. Tuyến t.iền liệt cùng với mào t.inh h.oàn, bóng tinh và túi tinh tiết ra t.inh d.ịch gồm các chất kẽm, axít citric, fructose, phosphorylcholine, spermine, axít amin tự do, prostaglandin, các men phosphatase axít và lactico dehydrogenase để nuôi dưỡng và kích thích sự chuyển động của t.inh t.rùng.

Từ 45 t.uổi trở lên, tuyến t.iền liệt ngừng tăng trưởng và bắt đầu có xu hướng tăng sản bệnh lý để hình thành u xơ tuyến t.iền liệt từ 60 t.uổi trở lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngược lại có hiện tượng tuyến t.iền liệt ngày càng teo dần với khối lượng thu nhỏ. Tần số u xơ tuyến t.iền liệt thường tăng lên theo lứa t.uổi, không có mối liên quan giữa sự xuất hiện u xơ tuyến t.iền liệt với thành phần giai cấp xã hội, hoàn cảnh gia đình và các nhóm m.áu.

Các bệnh khác thường đi kèm theo u xơ tuyến t.iền liệt cũng được ghi nhận là tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ gan…; đây có thể nói là sự biểu hiện tính chất đa bệnh lý của t.uổi cao. U xơ tuyến t.iền liệt và ung thư tuyến t.iền liệt tuy không có liên quan với nhau nhưng hai bệnh này có thể xuất hiện cùng một lúc ở bệnh nhân cao t.uổi.

Thực tế hiện nay tại nước ta, bệnh u xơ tuyến t.iền liệt ngày đang có xu hướng gia tăng, vì vậy cần được quan tâm. Việc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa thường đem lại kết quả tốt, tuy nhiên thời gian gần đây nhờ những nghiên cứu về sinh hóa và dược lý nên đã hình thành khuynh hướng điều trị nội khoa, không dùng phẫu thuật để điều trị những biến chứng thông thường của bệnh u xơ tuyến t.iền liệt.

Triệu chứng bệnh lý

Trong thực tế tùy theo sự phát triển của u xơ và sự thích ứng của cơ thể bệnh nhân, triệu chứng bệnh lý của u xơ tuyến t.iền liệt có thể chia ra làm 3 giai đoạn gồm: giai đoạn cơ năng, giai đoạn đã có tổn thương thực thể và giai đoạn có tổn thương thực thể nặng.

Giai đoạn cơ năng là giai đoạn chưa có tổn thương thực thể. Bệnh nhân thường đi tiểu khó với các biểu hiện như nước tiểu thoát ra chậm, dòng nước tiểu nhỏ và yếu, bị ngắt quãng, đi tiểu xong còn nhỏ giọt, thời gian đi tiểu kéo dài; dấu hiệu cũng thường được ghi nhận là khi đứng tiểu, nước tiểu không thoát ra mạnh và b.ắn đi xa mà rơi xuống gần làm ướt đầu mũi chân hoặc đầu mũi giày dép. Đồng thời do sự kích thích của cơ bàng quang phì đại, bệnh nhân có chứng đi tiểu vội, buồn đi tiểu là phải đi tiểu ngay, đi nhiều lần trong ngày và đêm, đặc biệt là về gần sáng.

Giai đoạn đã có tổn thương thực thể là giai đoạn bàng quang đã giãn ra và có tình trạng tồn đọng nước tiểu trên 100ml. Trong giai đoạn này, bệnh nhân vẫn đi tiểu khó, đi tiểu nhiều lần với mức độ tăng lên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vừa đi tiểu xong nhưng bệnh nhân vẫn còn cảm thấy đi tiểu không hết và một lúc sau lại phải đi tiểu thêm. Những hiện tượng này làm cho bệnh nhân lo lắng, đặc biệt sự ứ đọng nước tiểu thường kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn với các biểu hiện đi tiểu buốt, nước tiểu đục.

Giai đoạn đã có tổn thương thực thể nặng là giai đoạn ảnh hưởng đến chức năng thận và sự thích ứng của cơ thể đã bị giảm sút, đây là giai đoạn không bù trừ. Trong giai đoạn này, cơ thành bàng quang mỏng, mất tính trương lực, sự ứ đọng nước tiểu tăng kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng đi tiểu khó tăng đến mức bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần, có khi dẫn đến tình trạng nghịch lý là đi tiểu liên tục do nước tiểu tràn đầy bàng quang giãn căng. Lúc đó, các triệu chứng toàn thân xuất hiện rầm rộ như thiếu m.áu, buồn nôn, ăn kém, buồn ngủ, mệt mỏi, phù, tăng huyết áp…; đây là những biểu hiện suy thận do tắc đường tiết niệu.

Thực tế quá trình diễn biến bệnh lý theo 3 giai đoạn được mô tả ở trên không phải khi nào cũng xuất hiện đầy đủ. Sự tiến triển của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là sự tăng trưởng của u xơ, sự thích ứng của cơ thể và cách sinh hoạt của từng người. Dù ở bất cứ giai đoạn nào, sự bí tiểu hoàn toàn vẫn có thể xảy ra và đặt bệnh nhân trong tình trạng phải xử trí can thiệp cấp cứu.

Những biến chứng thường gặp của u xơ tuyến t.iền liệt là bí tiểu hoàn toàn làm bệnh nhân đau quặn dữ dội vùng bụng dưới, bí tiểu không hoàn toàn với hiện tượng bệnh nhân có thể đi tiểu được nhưng nước tiểu còn ứ đọng trong bàng quang trên 100ml; ngoài ra còn có biến chứng túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang, đi tiểu ra m.áu, nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận do viêm thận bể thận.

Quan trọng nhất là dùng ngón tay để thăm khám trực tràng

Chẩn đoán xác định bệnh

Về lâm sàng, đầu tiên cần kiểm tra dòng nước tiểu, sau đó thăm khám vùng hạ vị xem có cầu bàng quang hay không và khám vùng thắt lưng vì thận có thể bị ứ nước. Quan trọng nhất là dùng ngón tay để thăm khám trực tràng, nếu có u xơ tuyến t.iền liệt có thể thấy khối tuyến t.iền liệt to, mềm và cân xứng, mất rãnh giữa, tròn đều, ranh giới rõ rệt và không đau; khi khối u xơ phát triển lên cao, có thể không sờ thấy bờ trên; đặc điểm là mật độ u xơ mềm hoặc chắc nhưng không bao giờ cứng như gỗ thường gặp trong các trường hợp ung thư tuyến t.iền liệt.

Lưu ý trong thăm khám trực tràng cũng cần kiểm tra trương lực cơ thắt h.ậu m.ôn để phát hiện các trường hợp viêm nhiễm tuyến t.iền liệt và các rối loạn thần kinh có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu khó hoặc bí tiểu. Trong trường hợp nghi vấn có ung thư tuyến t.iền liệt, cần làm kỹ thuật sinh thiết khối u để xác định.

Về cận lâm sàng, cần thực hiện các xét nghiệm tìm bạch cầu, hồng cầu, vi khuẩn trong nước tiểu; định lượng urê m.áu và creatinin m.áu để đ.ánh giá chức năng thận. Trong các phòng xét nghiệm hiện đại, các nhà khoa học định lượng các chất đ.ánh dấu của ung thư tuyến t.iền liệt là phosphatase acid và kháng nguyên đặc hiệu của tuyến t.iền liệt là PSA (prostate specific antigen).

Có thể chụp phim X-quang để kiểm tra có sỏi ở thận và bàng quang hay không; chụp niệu đồ tĩnh mạch có thể thấy hình khuyết ở đáy bàng quang do u xơ gây nên, thành trong bàng quang có khía hoặc túi thừa, phương pháp chụp này cho thấy mức độ giãn bể thận và niệu quản. Trong u xơ tuyến t.iền liệt, khi hai niệu quản đều giãn thì có sự cân xứng ở cả hai bên, khác với hình ảnh mất cân xứng trong ung thư tuyến t.iền liệt; khi chụp hình niệu đạo ngược dòng, hình ảnh niệu đạo được kéo dài ra và có hình lưỡi liềm.

Ngoài ra, soi niệu đạo và bàng quang để xác định sỏi bàng quang không cản quang, túi thừa, u bàng quang; phương pháp này cho phép đ.ánh giá khối lượng và sự phát triển của u xơ trong lòng bàng quang để quyết định biện pháp phẫu thuật. Siêu âm cũng là phương pháp xác định ít gây tác dụng phụ và rất có giá trị trong chẩn đoán, nhờ siêu âm có thể chẩn đoán chính xác khối lượng u xơ và chẩn đoán phân biệt với ung thư tuyến t.iền liệt. Ngoài ra, các phương pháp đo áp suất bàng quang và đo lưu lượng dòng nước tiểu để đ.ánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện chỉ được dùng trong những trường hợp đặc biệt.

Điều trị và phòng bệnh

U xơ tuyến t.iền liệt có thể điều trị nội khoa và ngoại khoa tùy theo từng trường hợp bệnh được phát hiện, chẩn đoán.

Việc điều trị nội khoa u xơ tuyến t.iền liệt đã được các nhà khoa học khẳng định từ lâu. Bệnh u xơ tuyến t.iền liệt không chỉ phát triển đơn điệu từ nhẹ đến nặng, gây bí tiểu mà thực tế bệnh lý ở mỗi người bệnh tiến triển rất khác nhau. Ngoài một số trường hợp nặng cần phải thực hiện phẫu thuật, phần lớn các u xơ tuyến t.iền liệt được điều trị bằng nội khoa như chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng kháng sinh đặc hiệu, sử dụng các loại thuốc giảm đau trong những bệnh vùng tầng sinh môn hay phẫu thuật hạ vị để giảm kích thích gây rối loạn tiểu tiện.

Lưu ý hạn chế sử dụng các loại thuốc như ephedrine, phenylephrine… để tránh làm tăng sức cản ở cổ bàng quang. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu hoàn toàn, phải đặt ống thông niệu đạo trong vài ngày để điều trị viêm, tránh cương tụ m.áu ở vùng cổ bàng quang và tuyến t.iền liệt; sau đó bỏ ống thông và tập cho bệnh nhân đi tiểu. Hiện nay các bác sĩ đang cố gắng sử dụng những phương pháp không phẫu thuật trong điều trị u xơ tuyến t.iền liệt.

Các nhà khoa học nhận thấy có 2 yếu tố gây tắc tiểu tiện trong u xơ tuyến t.iền liệt là yếu tố tĩnh do sự phì đại của u xơ và yếu tố động là trương lực cơ trơn của tuyến t.iền liệt; nếu sử dụng các loại thuốc tác động lên 2 yếu tố này sẽ làm cho nước tiểu lưu thông. Nhiều nhà khoa học còn tìm ra các loại thuốc khác hay dùng phương pháp cơ học để điều trị u xơ như thuốc đối kháng alpha-adrenergic, thuốc điều trị nội tiết…

Việc điều trị bằng phẫu thuật cho đến nay được xem là phương pháp có hiệu quả nhất trong điều trị u xơ tuyến t.iền liệt lúc có biến chứng. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp can thiệp, phải tuân thủ những chỉ định chặt chẽ. Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối các trường hợp như: bí tiểu hoàn toàn, sau khi đặt ống thông niệu đạo vài ngày nhưng bệnh nhân vẫn không tự đi tiểu được lúc rút bỏ ống thông; bí tiểu không hoàn toàn do ứ đọng nước tiểu là nguyên nhân gây trào ngược nước tiểu lên niệu quản gây nhiễm khuẩn và suy thận; nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt là viêm tuyến t.iền liệt, viêm bàng quang, viêm thận bể thận; sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, u bàng quang.

Chỉ định phẫu thuật tương đối được thực hiện đối với bệnh nhân hen suyển hoặc thường xuyên mất ngủ, u xơ tuyến t.iền liệt có thể gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt. Bác sĩ cần trao đổi với bệnh nhân về lợi hại của phẫu thuật trong mọi tình huống và công tác thăm khám để chuẩn bị phẫu thuật rất quan trọng.

Phải thăm khám toàn diện từ tim, phổi đến tiêu hóa, thận, thần kinh, tâm thần. Đối với bệnh nhân có urê m.áu cao, cần đặt ống thông niệu đạo trong vài tuần, có khi phải dẫn lưu bàng quang trong nhiều tháng. Khi phẫu thuật có thể dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống vì ít ảnh hưởng xấu đến tâm thần và chức năng các cơ quan chủ yếu như tim mạch, thận, phổi, nội tiết. Việc phẫu thuật tiến hành đơn giản, nhanh chóng và ít gây biến chứng. Tuy nhiên đối với các trường hợp phẫu thuật kéo dài, phải hỗ trợ thêm bằng phương pháp gây mê.

Việc phòng bệnh có mục đích với khuynh hướng ngăn ngừa các biến chứng và phát hiện giai đoạn tiến triển của bệnh để xây dựng phương pháp điều trị thích hợp do nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ. Cần có chế độ ăn uống điều độ, tránh uống rượu bia quá nhiều; có chế độ sinh hoạt, lao động, làm việc, vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tránh ngồi, nằm lâu một chỗ gây cương tụ m.áu ở vùng khung chậu.

Thường xuyên luyện tập và vận động các cơ có chức năng điều hòa khi đi tiểu tiện, đại tiện như cơ thành bụng, cơ hoành và các cơ vùng tầng sinh môn. Không được để tình trạng viêm nhiễm và ứ đọng nước tiểu lâu vì viêm nhiễm làm tăng nguy cơ tắc đường tiểu tiện gây ra bí tiểu. Một vấn đề cũng cần lưu ý là phải điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh về đường tiêu hóa nếu có kết hợp với bệnh u xơ tuyến t.iền liệt.

Lời khuyên của thầy thuốc.

Mặc dù u xơ tuyến t.iền liệt là khối u lành tính của tuyến t.iền liệt thường gặp ở những người cao t.uổi nhưng chúng có thể gây trở ngại trong sinh hoạt; vì vậy bệnh phải được phát hiện, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Điều trị ngoại khoa được thực hiện trong những trường hợp có biến chứng thường đem lại cuộc sống bình thường như trước cho bệnh nhân.

Tuy vậy, việc phòng bệnh và điều trị nội khoa cũng có khả năng giải quyết những biến chứng nhẹ thường gặp trong đa số các trường hợp số người cao t.uổi mắc bệnh lý này. Hy vọng rằng phương pháp điều trị nội khoa bệnh u xơ tuyến t.iền liệt có những bước phát triển mới trong thời gian tới sẽ mang lại hiệu quả tốt, ít gây nên tác dụng phụ để giúp người cao t.uổi khắc phục được tình trạng bệnh lý khá phổ biến mà không cần can thiệp bằng phẫu thuật.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

Theo SK&ĐS

Rau má: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo mang họa vào thân

Rau má có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Với một số đối tượng, ăn rau má có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Rau má là loại rau đã được nghiên cứu nhiều ở nước ta và trên cả thế giới vì đặc tính quý giá của nó. Tại Việt Nam, công dụng của rau má vô cùng phong phú, có thể kể một số công dụng đặc trưng như:

Giải nhiệt

Rau má giúp giải quyết chứng nóng nảy bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt,…

Bạn có thể dùng rau má tươi 30 – 100g giã hoặc xay lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận hãy chần qua nước sôi). Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rau má với rau sam và kinh giới.

Giải độc

Theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, nếu ăn nhầm lá ngón, nấm độc hay bị say sắn thì hãy dùng 250g rau má và 250g rễ rau muống để giã nát, hòa với nước sôi uống để giải độc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng cách này để sơ cứu, sau đó hãy đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa: Internet

Cầm m.áu

Rau má có công dụng cầm m.áu trong các trường hợp như ra m.áu chân răng, ra m.áu cam, thổ huyết, đi tiểu ra m.áu, đại tiện ra m.áu vì kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Cũng theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, bạn có thể dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc bá mỗi vị 15g sao lên và sắc nước uống.

Tương tự như dùng rau má để giải độc, bạn chỉ nên dùng những bài thuốc từ rau má để hỗ trợ cho các trường hợp bị ra m.áu, sau đó đến ngay bệnh việc để được điều trị đúng phương pháp.

Trị ho

Dùng rau má tươi giã lấy nước uống hoặc sắc nước để uống.

Trị tiểu buốt, tiểu rắt

Dùng rau má tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt uống.

Ảnh minh họa: Internet

Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn

Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Bã rau má còn lại lấy đắp lên trán và thái dương.

Làm lành vết thương

Một vài báo cáo khoa học cho thấy công dụng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn m.áu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ làm liền sẹo.

Cải thiện các vấn đề về tuần hoàn và da

Rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “Vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.

Những ‘đại kỵ’ khi dùng rau má:

Rau má dẫu là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, vì thế không thể lạm dụng khi sử dụng. Nếu dùng nhiều rau má sẽ dẫn đến hậu quả xấu sau đây:

Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.

Ảnh minh họa: Internet

Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.

Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.

Làm tăng cholesterol và lượng đường trong m.áu: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong m.áu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Không dùng rau má khi uống thuốc: Khi bạn đang uống thuốc tây thì không nên sử dụng rau má, bởi trong thành phần của rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nước rau má cũng làm giảm tác dụng của insulin và thuốc tiểu đường, thuốc trị bệnh mỡ m.áu khiến cho bệnh tình của bạn tăng nặng.

Dùng bao nhiêu thì đủ?

Theo nhiều khuyến cáo rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có t.iền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.

Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má rở lại.

Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *