Những điều bạn cần biết để không bị đột quỵ

Triệu chứng của bệnh đột quỵ thường xảy ra đột ngột, không cấp kịp thời có thể dẫn đến t.ử v.ong hoặc để lại hậu quả tàn phế nặng nề.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch m.áu não xảy ra khi việc cung cấp m.áu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Khi một phần não bị thiếu m.áu nuôi dưỡng, các tế bào não thiếu ôxy sẽ c.hết. Bệnh nhân rất dễ t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì một người có nguy cơ bị đột quỵ. Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ não. Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, ở cả nam và nữ. Nhiều bệnh nhân dưới 30 t.uổi đã bị đột quỵ não.

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong, xếp thứ 3 sau ung thư và tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật. Bệnh để lại hậu quả vô cùng nặng nề.

Có hai loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu m.áu não chiếm 80-85% (nguyên nhân do tắc nghẽn một động mạch), còn lại là đột quỵ do xuất huyết não (do rách thành động mạch gây ra m.áu c.hảy vào trong nhu mô não hay não thất, khoang dưới nhện xung quanh não – xuất huyết màng não).

Có hai loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu mãu não và đột quỵ do xuất huyết não.

2. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ ở người già thường do cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ m.áu… Ở người trẻ chủ yếu do các nguyên nhân về não và tim mạch, đặc biệt ở não. Đó là tình trạng xuất huyết do vỡ dị dạng mạch m.áu não. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ.

Những yếu tố nguy cơ không thế tác động được

T.uổi, gene, dân tộc, di truyền đó là những yếu tố như một dấu ấn của nguy cơ đột quỵ. Các yếu tố này không thể tác động đến nhưng sự xuất hiện của nó đặt những đối tượng này vào nhóm nguy cơ cao.

Những yếu tố nguy cơ có thể tác động được

Tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao, dễ gây tổn thương nội mạc thành mạch do áp lực dòng m.áu mạnh hơn, làm tăng tính thấm của thành mạch đối với các lipoprotein m.áu, do đó làm vữa xơ động mạch phát triển, từ đó dễ hình thành các tai biến.

Đái tháo đường

Theo các nghiên cứu ở châu Âu và Bắc Mỹ, đái tháo đường là yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu m.áu não cục bộ. Điều trị tốt đái tháo đường sẽ làm giảm khả năng đột quỵ thiếu m.áu não. Dự phòng tăng đường huyết có thể làm giảm mức độ nặng của các tổn thương não trong giai đoạn cấp của đột quỵ thiếu m.áu não.

Các bệnh tim

Nhiều bệnh tim có thể tăng nguy cơ đột quỵ thiếu m.áu não như: rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi m.áu cơ tim diện rộng, phình thành thất trái, bệnh cơ tim, can xi hoá vòng van hai lá, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái. Một số nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, những rối loạn nhịp tim khác như nhịp nhanh kịch phát trên thất cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu m.áu não.

Tăng lipid m.áu

Tăng lipid m.áu là yếu tố nguy cơ quan trọng của vữa xơ động mạch và nguy cơ này sẽ được giảm một cách có ý nghĩa khi đưa lipid m.áu trở về bình thường.

Hút t.huốc l.á

Hút t.huốc l.á là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ nhất là đối với đột quỵ nhồi m.áu não. T.huốc l.á làm giảm nồng độ cholesterol tốt HDL trong m.áu, gây tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển.

Nghiện rượu

Ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính đều là các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ.

Tai biến thiếu m.áu não thoảng qua và đột quỵ cũ

Thiếu m.áu não thoảng qua phải được chẩn đoán và điều trị tốt để dự phòng đột quỵ thiếu m.áu não thực sự. Thiếu m.áu não thoảng qua càng xuất hiện nhiều lần khả năng xuất hiện đột quỵ thiếu m.áu não càng lớn.

Béo phì

Nghiên cứu cho thấy riêng béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quỵ. Béo phì là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch và như vậy có thể là yếu tố thứ phát của đột quỵ thiếu m.áu não thông qua bệnh tim.

Hẹp động mạch cảnh

Bệnh vữa xơ động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân chính của nhồi m.áu não trên lâm sàng.

3. Dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ

Thời gian vàng để xử trí hiệu quả đột quỵ là trong vòng 3 tiếng. Không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể để lại di chứng kéo dài như hôn mê, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, mất ngôn ngữ không thể tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân được…

Triệu chứng bệnh thường xảy ra đột ngột. Bệnh hay tái phát, lần sau thường nặng hơn lần trước. Vì thế, nguyên tắc chủ đạo của chăm sóc đột quỵ là phát hiện và chẩn đoán sớm, điều trị đợt cấp, dự phòng biến chứng, vận động sớm và phục hồi chức năng.

Hãy gọi cấp cứu ngay nếu thấy một người bỗng dưng bị liệt mặt, yếu tay, nói khó…

Hội Tim mạch Việt Nam đưa ra 3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ gồm:

– Đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân.

– Đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói.

– Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

PGS.TS Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết cách đơn giản kiểm tra một người bị đột quỵ là yêu cầu người đó thực hiện 4 kỹ năng hàng ngày: Cười – Nói – Chào – Đi lại. Cách này giúp kiểm tra khuôn mặt có bị mất cân đối, có giơ được cánh tay đang bị yếu lên, giọng nói có thay đổi so với ngày thường…

Nếu thấy bất thường thì cần gọi ngay cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất.

4. Điều trị và tập phục hồi chức năng

Tiến sĩ Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi đột quỵ thiếu m.áu não (do tắc mạch m.áu não), bệnh nhân có thể được dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong 4-5 giờ đầu. Nếu tắc các động mạch não lớn, có thể lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học qua đường động mạch trong 6 giờ đầu. Bệnh nhân đột quỵ thiếu m.áu não được xử trí cấp cứu sớm có thể giảm khả năng t.ử v.ong cũng như tỷ lệ tàn phế.

Với bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não, nếu do dùng thuốc chống đông quá liều sẽ có thuốc điều trị đặc hiệu giúp tình trạng đông m.áu trở về bình thường. Những vị trí xuất huyết sẽ được dẫn lưu ổ xuất huyết ra ngoài hoặc lấy khối m.áu tụ đi để não không bị chèn ép, sau đó dùng dụng cụ nút lại để không xuất huyết.

Tuỳ từng trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Người thân tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ bấm huyệt, châm cứu hay đ.ánh gió. Những tác động này vô tình có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài can thiệp kịp thời để cứu sống người bệnh thì cần phải phục hồi chức năng. Hiệu quả của việc điều trị phục hồi chức năng tùy thuộc nhiều yếu tố như độ t.uổi, mức độ, vị trí. Tổ chức Đột quỵ Thế giới khuyến cáo những liệu pháp phục hồi chức năng cần được tiến hành một cách bài bản, có thể bắt đầu từ 24 giờ sau khi đột quỵ khởi phát.

5. Phòng đột quỵ

Có rất ít dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến mạch m.áu nhưng bệnh nhân có thể c.hết ngay nếu không được cấp cứu kịp. Cách tốt nhất là phòng ngừa và tránh tái phát.

Điều trị tích cưc những nguy cơ chính như đái tháo đương, tăng huyêt áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục m.áu đông.

Người bệnh không hút thuốc hay uống nhiều bia rượu, tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần, chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học… Đồng thời, duy trì một chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn quá nhiều chất đạm và béo.

Khi trời lạnh cần mặc ấm, không tiếp xúc với thời tiết lạnh một cách đột ngột. Khi ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, ra khỏi chăn là phải khoác thêm áo ấm để sẵn trong giường, không nên dậy vào 4-5h sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng, không tập thể dục vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn.

Minh Anh

Theo vietnamnet

Làm cách nào giảm thiểu biến chứng sau đột quỵ?

Đột quỵ gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba, sau các bệnh ung thư và tim mạch. Loại bệnh này đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh để lại nhiều di chứng, gây nên tàn tật nặng nề dẫn đến tàn phế, đặc biệt về vận động.

Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ (BVCC).

Các biến chứng của bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong đó các dấu hiệu đột quỵ thường gặp đó là: Đột ngột tê dại; yếu hoặc liệt mặt, tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể; Nói hoặc lĩnh hội khó khăn; Đột nhiên mờ, giảm hoặc mất thị lực một hoặc cả hai mắt; Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác; Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân.

Tại Khoa Y Dược Cổ truyền Vật lý trị liệu (YDCT-VLTL), Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, 6 tháng gần đây có khoảng 13.766 lượt bệnh nhân (bệnh nhân Đột quỵ điều trị phục hồi chức năng chiếm 30%).

Số lượt bệnh tăng liên tục hàng quý, đồng thời mức độ trẻ hóa của mặt bệnh ngày càng tăng, chiếm tỉ lệ 40%. Sau khi điều trị tích cực bằng các phương pháp tại khoa, đa số bệnh nhân đều tiến triển tốt. Nhiều bệnh nhân có thể quay lại công việc cũ.

BS. Hà Thị Xuân – Khoa Y Dược cổ truyền – Vật lý trị liệu cho biết: Đột quỵ não gây nhiều khiếm khuyết: yếu hoặc liệt tay hoặc chân nửa người cùng bên, co cứng cơ, liệt mặt; Rối loạn lời nói giao tiếp như thất ngôn, không thể diễn đạt bằng lời nói, nói khó, không hiểu lời nói;

Rối loạn về nhận thức như mất khả năng định hướng, sự chú ý, trí nhớ, tư duy; Rối loạn cảm giác và các rối loạn về tâm lý, cảm xúc, trầm cảm…

Hậu quả là bệnh nhân trở thành tàn tật, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ não là tổng thể các phương pháp nhằm giảm thiểu các khiếm khuyết và các biến chứng, từ đó nâng cao khả năng độc lập, hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lương cuộc sống cho người bệnh.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ được chia thành phục hồi chức năng: giai đoạn cấp, giai đoạn hồi phục và giai đoạn duy trì.

Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ

Theo BS. Hà Thị Xuân, việc phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ nhằm giúp bệnh nhân tránh được tình trạng nằm tại giường quá lâu, gây teo cơ, cứng khớp hoặc viêm loét do tì đè. Giúp bệnh nhân có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác;

Giúp bệnh nhân thích nghi với bệnh và các di chứng, cũng như có khả năng tự thực hiện các động tác chức năng trong sinh hoạt hằng ngày: tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân…Đồng thời bệnh nhân có thể tái hòa nhập xã hội, trở lại công việc cũ hay tìm được một nghề mới phù hợp.

Tất cả bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cần được đ.ánh giá bởi chuyên gia phục hồi chức năng, lý tưởng nhất trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện. Theo tuyên ngôn của Tổ chức đột quỵ thế giới, phục hồi chức năng là quyền lợi của tất cả bệnh nhân đột quỵ, ngay cả đối với những bệnh nhân không cần thực hiện phục hồi chức năng.

Hoạt động đưa bệnh nhân ra khỏi giường diễn ra quá sớm (trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát đột quỵ) không được khuyến cáo. Vận động sớm có thể phù hợp đối với một số bệnh nhân đột quỵ cấp nhưng cần đ.ánh giá lâm sàng cẩn thận. Tất cả bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp nên được bắt đầu vận động sớm (trong vòng 24 giờ đến 48 giờ sau khi đột quỵ khởi phát) nếu không có chống chỉ định.

Chống chỉ định vận động sớm: các bệnh nhân làm các thủ thuật can thiệp có đ.âm kim vào động mạch, tình trạng nội khoa không ổn định, tình trạng phù não đang nhiều, độ bão hòa oxy thấp, gãy hoặc chấn thương chi dưới.

Cũng theo BS Hà Thị Xuân, nguyên tắc tập luyện cần theo dõi huyết áp, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Cần tập chậm rãi, điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng trong lúc tập luyện, không tập quá sức. Tập một ngày hai lần: sáng và chiều. Khi mới tập luyện, việc giúp đỡ ân cần động viên của kĩ thuật viên và người nhà sẽ giúp bệnh nhân tự tin tập luyện nhằm đạt hiệu quả cao và an toàn hơn.

Các khiếm khuyết và thường tật thường gặp

– Các khiếm khuyết vận động: yếu hoặc liệt nửa người, có cứng, tăng cường trương lực, hiện tượng đồng động, rối loạn ngoại tháp..

– Các khiếm khuyết giao tiếp, lời nói: thất ngôn, loạn vận ngôn, không thể diễn đạt bằng lời nói, nói khó, không hiểu lời nói….

– Các khiếm khuyết về nhận thức như: mất khả năng định hướng, giảm sự chú ý, trí nhớ, tư duy….

– Các rối loạn cảm giác

– Khiếm khuyết về thị trường, thị giác, lãng quên không gian bên liệt….

– Các rối loạn về tâm lý, cảm xúc, trầm cảm…

Châu Anh

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *