Những điều bạn cần biết về căn bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục có thể “ăn t.hịt n.gười”này

Gần đây, không ít các nhà nghiên cứu đưa ra cảnh báo về một căn bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục có khả năng “ăn t.hịt n.gười” dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm.

Donovanosis được coi là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục có khả năng “ăn t.hịt n.gười”. Trên thực tế, hầu hết chị em phụ nữ đều chưa bao giờ biết đến vấn đề sức khỏe này lẫn cách bảo vệ bản thân khỏi chúng. Donovanosis đã từng trở thành một chủ đề nóng vào năm ngoái sau khi một phụ nữ ở Anh được chẩn đoán mắc bệnh này.

Donovanosis là gì?

Sherry Ross, chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm tác giả của cuốn She-Ology cho biết, đây là lý do chúng có biệt danh là “ bệnh ăn t.hịt n.gười”.

Bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục Donovanosis lây lan thế nào?

Donovanosis lây qua tiếp xúc da kề da nhưng không qua chất lỏng. Do đó, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), bất kỳ loại tiếp xúc thân mật nào cũng đều có thể truyền bệnh, ngay cả khi không thông qua quá trình quan hệ t.ình d.ục.

Dù vậy, làm chuyện chăn gối là con đường lây truyền Donovanosis phổ biến nhất. Ngoài quan hệ bằng đường â.m đ.ạo hoặc h.ậu m.ôn, theo bác sĩ Ross, bạn cũng có thể mắc bệnh này khi tiếp xúc thân mật bằng miệng.

Mức độ phổ biến?

Dù nguy cơ mắc không cao, hầu hết chị em phụ nữ lại chưa bao giờ nghe hay biết đến Donovanosis.

Rất may, Donovanosis khá hiếm gặp. Chúng có xu hướng xuất hiện ở các nước có khí hậu ấm như đông nam Ấn Độ, Guyana và New Guinea. Theo NIH, có khoảng 100 trường hợp mắc bệnh này mỗi năm ở Hoa Kỳ.

Dù nguy cơ mắc không cao, hầu hết chị em phụ nữ lại chưa bao giờ nghe hay biết đến Donovanosis.

Bệnh này có thực sự ăn t.hịt n.gười?

Dù các vết loét do Donovanosis gây nên có thể phát triển và lan rộng, chúng thực sự không thể “ăn t.hịt n.gười” được. Về cơ bản, căn bệnh này không liên quan đến các vấn đề sức khỏe gây viêm mô hoại tử hay còn gọi là bệnh vi khuẩn ăn t.hịt n.gười.

Viêm mô hoại tử bắt nguồn từ một loại vi khuẩn có khả năng “ăn t.hịt n.gười”. Trong khi đó, Donovanosis lại do một loại vi khuẩn hoàn toàn khác gây nên. Điểm khác biệt lớn nhất là các mô thường tự phục hồi sau khi điều trị bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục này.

Vi khuẩn ăn thịt thực sự thường phá hủy da vĩnh viễn và khó thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Các triệu chứng của Donovanosis?

Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này là sự xuất hiện của những vết loét không đau, thường nằm ở vùng háng. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chúng dần phát triển thành vết loét hở lớn hơn nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, các vết loét cũng thường xuất hiện ở những nếp gấp trên da, phổ biến nhất là ở cửa â.m h.ộ, xung quanh h.ậu m.ôn. Chúng có thể tiết dịch lỏng và dễ c.hảy m.áu.

Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này là sự xuất hiện của những vết loét không đau, thường nằm ở vùng háng.

Nếu vết loét bị n.hiễm t.rùng do chủ quan không điều trị kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng thứ phát bao gồm sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và hôi vùng kín.

Cách điều trị?

Đây không phải là vấn đề sức khỏe có thể tự khỏi. Như đã đề cập, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn cần tới gặp bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.

CDC khuyến cáo, thuốc kháng sinh azithromycin có hiệu quả nhưng bệnh cũng rất dễ tái phát. Do đó, bạn sẽ cần để mắt đến những vết loét mới trong khu vực vùng kín. Điều trị bệnh sớm thường có kết quả nhanh và ít để lại di chứng như sẹo hay tổn thương vĩnh viễn trên da.

Bạn cần tới gặp bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.

Do Donovanosis khá hiếm gặp, chẩn đoán sai là điều khó thể tránh khỏi. Nếu vẫn nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh này dù đã tới bác sĩ kiểm tra, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của nhiều chuyên gia khác.

Làm sao thế nào để tự bảo vệ mình?

B.ao c.ao s.u không đủ để bảo vệ bạn khỏi Donovanosis. Cách duy nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh này là không quan hệ t.ình d.ục với người đã nhiễm bệnh. Đồng thời, thường xuyên để tâm tới sức khỏe vùng kín cũng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm hơn. Các chị em cần kiểm tra mọi thứ nếu có gì đó làm “cô bé” khó chịu.

(Nguồn: Womenshealthmag)

Theo Helino

Nghiên cứu mới cho thấy môi trường sinh sống tác động không nhỏ tới nguy cơ mắc bệnh cúm

Đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cúm.

Nhìn chung, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh cúm ngay cả khi đã tiêm phòng trước đó. Dù vậy, một nghiên cứu mới đây lại cho thấy, sinh sống ở một số khu vực cụ thể sẽ có nguy cơ nhiễm căn bệnh cúm khó chịu này cao hơn.

Phát hiện mới

Nghiên cứu mới đây được công bố trên kho lưu trữ bioRxiv, đã tìm hiểu sự khác biệt giữa những khu vực có người mắc cúm trên cơ sở dịch tễ học và dữ liệu điều tra dân số. Các chuyên gia tới từ Đại học Georgia, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học California tại San Diego và Đại học de Guadalajara đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu nhập viện hàng tuần từ đại dịch cúm năm 2009 cho đến nay.

Kết quả cho thấy, những người sống gần trung tâm thương mại hoặc nơi dân cư đông đúc phải đối mặt với nguy cơ mắc cúm cao nhất. Theo Noel Brizuela, người đứng đầu nghiên cứu tại Đại học California, San Diego, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu chỉ đi làm qua những khu vực này.

Nhìn chung, rất nhiều người làm việc tại các khu vực thương mại và trung tâm kinh tế trong thành phố mỗi ngày. Do đó, virus có thể dễ dàng phát tán và gây bệnh. Trong khi những người đi làm rời đi vào cuối ngày, người sống ở những khu vực đó vẫn thường xuyên ngang qua các cửa hàng, nhà hàng và khu vực công cộng chứa virus cúm. Đây là nguyên nhân chính khiến họ có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất.

Chuyên gia Brizuela cho biết: “Tôi có ý tưởng về nghiên cứu này sau khi đi một chiếc xe bus gần bệnh viện. Tôi nhận thấy rằng tất cả những người ngồi trên xe buýt đều xuống nơi này. Điều đó có nghĩa họ đều có thể đang mắc cúm. Ngồi trên xe 30 phút chẳng khác gì bị nhốt trong một hộp chiếc hộp kim loại với một đám người bệnh”. Do đó, nếu sống trong khu vực trung tâm, dù nhiều hay ít, bạn cũng có thể gặp phải những người mắc cúm.

Kết quả cho thấy, những người sống gần trung tâm thương mại hoặc nơi dân cư đông đúc phải đối mặt với nguy cơ mắc cúm cao nhất.

Phòng ngừa bệnh cúm

Amesh A. Adalja, chuyên gia y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins cho biết, bất kể bạn sống ở đâu, điều quan trọng nhất là biết cách giảm nguy cơ mắc cúm. Không phải ngẫu nhiên nhiều chuyên gia đều khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm và vệ sinh tay chân thường xuyên.

Trong nghiên cứu của chuyên gia Brizuela cũng cho thấy, những người sống tại khu vực đông đúc có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần đến những nơi đông người cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Hơn nữa, trên thực tế, càng tiếp xúc nhiều người thì bạn càng có nguy cơ cao phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm. Mọi người nên thực hiện các phương pháp phòng chống cúm, đặc biệt là ở khu vực đông dân cư nơi cơ thể có khả năng phơi nhiễm cao với virus cúm.

Trong nghiên cứu của chuyên gia Brizuela cũng cho thấy, những người sống tại khu vực đông đúc có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất.

Sống và làm việc ở vùng ngoại ô có dịch vụ y tế đầy đủ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cúm đáng kể. Tuy nhiên điều này không thực tế và phù hợp với thời điểm hiện tại. Clare Morrison, bác sĩ đa khoa kiêm nhà tư vấn sức khỏe tại Trung tâm MedExpress cho biết, phát hiện mới đây có thể giúp các cơ quan y tế phát triển chiến lược ngăn ngừa dịch bệnh hoặc giảm thiểu số ca nhiễm cúm mỗi năm.

Cuối cùng, chuyên gia Brizuela đề nghị, các quan chức thành phố nên coi trọng phát triển đan xen những trung tâm thương mại, nhà dân và khu công sở để tránh bệnh lan rộng ra các vùng khác. Từ đó, mọi người sẽ không phải tập trung cùng một nơi trong một ngày.

Tuy nhiên, khi đi du lịch đến các khu vực đông người, chuyên gia Adalja khuyên, bạn nên cố gắng vệ sinh tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bệnh. Tất nhiên, tiêm phòng cúm cũng là việc làm cần thiết để giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm và những biến chứng nguy hiểm do bệnh này gây nên.

(Nguồn: Health)

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *